• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Hồi tưởng lại một Hà Nội bình dị thập niên 80 – 90 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Mỹ

Cuộc sống

Khi William E.Crawford đến Hà Nội cùng nhóm làm phim và cựu chiến binh vào năm 1985, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc được một thập kỉ nhưng quan hệ Việt – Mỹ vẫn còn căng thẳng. Lệnh cấm vận thương mại của Việt Nam chưa chấm dứt, số phận của những người lính Mỹ bị mất tích vẫn còn là một dấu hỏi lớn, chưa kể còn quan hệ ngoại giao phức tạp giữa Việt Nam và Campuchia.

Vào cuối những năm 1960, khi còn là một sinh viên, Crawford đã phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Ông tâm sự với tờ thời báo New York Times rằng chính sự tò mò của một nhiếp ảnh gia đã thôi thúc ông lên đường đến Việt Nam và ở lại trong ba tuần. Đó cũng là sự khởi đầu cho mối quan hệ thân thiết với Việt Nam sau này.

Tôi không quan tâm đến việc nghe “những bài học về Việt Nam”. Tôi nghĩ chúng chỉ khiến tôi cảm giác rằng mọi chuyện đơn giản hơn bản chất của nó theo một chiều hướng nguy hiểm.

Crawford, giờ đã 69 tuổi, viết như vậy trong cuốn Hanoi Streets 1985-2015 (Đường phố Hà Nội giai đoạn 1985 – 2015). Cuốn sách này của Crawford sẽ được nhà xuất bản Images gửi đến độc giả vào tháng 6 năm nay.

anh chup ha noi

Một cụ ông nâng tạ. Ảnh chụp vào tháng 11/1987.

Trái ngược với những cuốn sách ảnh về những chiến binh bi thương và những người mẹ đau buồn, sách của Crawford chủ yếu mô tả sự thay đổi về kiến trúc thành phố, văn hóa và kinh tế của Hà Nội trong vòng ba thập kỉ.

Sau lời giới thiệu về Chính sách Đổi Mới vào năm 1986, Crawford đã viết về những thay đổi ở Hà Nội, ví dụ ô tô và xe máy thay thế cho xe đạp, đèn neon thay cho đèn dầu, các tòa nhà cao hơn, đường phố rộng rãi hơn và nhiều du khách đến đây tham quan hơn.

Crawford bày tỏ: “Kinh tế Hà Nội hiện giờ phát triển đáng kể, cuộc sống của người dân cũng tốt đẹp hơn so với lần đầu tôi đặt chân tới đây, nhưng Hà Nội cũng đã mất đi nét duyên dáng vốn có của nó.”

anh chup ha noi

Bàn thờ Gia Tiên chụp trên phố Hàng Gai năm 1994.

Crawford lớn lên tại Chicago. Ông và cha của Crawford đều là nhiếp ảnh gia nghiệp dư yêu nghề. Tiếp nối truyền thống gia đình, Crawford cũng bắt đầu tập tành chụp ảnh khi còn đi học. Chín năm sau khi tốt nghiệp đại học Yale, Crawford xuất bản cuốn The Keepers of Light về lịch sử và hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu nhiếp ảnh.

Crawford tâm sự: “Đến với nhiếp ảnh, tôi học được cách tương tác với đồ vật khi mà chúng tôi không có chung ngôn ngữ. Tôi cũng học được cách chịu đựng những hoàn cảnh có nhiệt độ cực cao và thử thách thể chất.”

anh chup ha noi

Căn nhà xây dựng bất hợp pháp bị yêu cầu phá dỡ vào năm 1995.

Khi còn ở Việt Nam, Crawford hay vác máy ảnh lang thang trên những con phố đông đúc ở Hà Nội. Vì không biết tiếng Việt, Crawford thường nhờ cậy hai phiên dịch viên của Trung tâm Báo chí Nước ngoài là Nguyễn Quang Dy và Vũ Bình. Ông và họ đã cùng đồng hành từ lần đầu ông đến Việt Nam.

Crawford bày tỏ ông hứng thú với mọi thứ và đã chụp ảnh rất nhiều nhân vật, từ những người biểu diễn xiếc, chủ doanh nghiệp, đến những người đi xe đạp trên phố, những vị bác sĩ.

“Tôi muốn chụp mọi thứ thật tự nhiên.” Crawford chia sẻ.

Mỗi khi có dịp quay lại Việt Nam, Crawford thường ghé thăm những nơi mà ông đã chụp ảnh trước đấy để ghi lại sự thay đổi, đặc biệt là phố cổ Hà Nội. Ông cũng đến thăm những người mà ông đã từng chụp, ví dụ như một người phụ nữ được ông chụp vào năm 1986 và năm 2005.

anh chup ha noi

Tiệm may trên phố Hàng Trống được chụp vào tháng 4/1995.

Trong cuộc sống, Crawford theo đuổi nhiều công việc khác nhau. Ông nhận được giấy phép phi công vào những năm 1980 và có một số giấy chứng nhận khác. Trong những năm 1990, ông mở một trung tâm thể dục thẩm mĩ ở Plymouth.

“Hàng không rất thú vị và nó như là một thứ gì đó dẫn đến nhiếp ảnh. Tôi muốn di sản của mình sẽ được chụp hình lại.” Crawford giãi bày tình yêu của ông dành cho nhiếp ảnh.

Không còn nghi ngờ gì nữa, những bức hình chụp Hà Nội thực sự là kiệt tác của Crawford trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Trước khi cuốn sách của ông được xuất bản, Crawford chỉ có duy nhất một buổi triển lãm ảnh từ năm 1995.

Cha của Crawford ví ông với những nhiếp ảnh gia xuất chúng như Vivian Maier hay Ralph Eugene Meatyard, những người đến với nhiếp ảnh vì đam mê chứ không phải vì tìm kiếm danh vọng hay những phần thưởng bộn tiền.

Các bạn hãy xem tiếp những tấm ảnh tuyệt đẹp về Hà Nội của William E.Crawford và chia sẻ cảm nhận với Lost Bird nhé!

anh chup ha noi

Ảnh chụp một vị tướng vào năm 1988.

anh chup ha noi

Một chàng trai trên phố vào năm 2009.

anh chup ha noi

Người biểu diễn xiếc năm 1988.

anh chup ha noi

Hai người đàn ông trẻ đang trò chuyện với nhau. Ảnh chụp vào năm 1988.

anh chup ha noi

Những căn nhà xưa cũ được chụp từ phố Đinh Liệt năm 1986.

anh chup ha noi

Cụ bà ngồi chơi dương cầm, năm 1994.

anh chup ha noi

Tập thể những năm 1988.

anh chup ha noi

Một góc phố nhộn nhịp ở Hà Nội.

anh chup ha noi

Bên bờ cánh đồng năm 1988.

Theo: nytimes
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.