• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Loạt ảnh đầy kỷ niệm về một thời huy hoàng của chương trình tàu con thoi

Nhiếp ảnh

Ngày 28 tháng 1 năm 1986, chỉ 73 giây sau khi tàu con thoi Challenger được phóng lên không trung, một vụ nổ kinh hoàng đã xé toạc mọi cảm xúc của những người chứng kiến và làm toàn bộ 7 phi hành gia có mặt trên tàu lúc đó tử nạn.

Nhiếp ảnh gia John A. Chakeres, người đã có 4 năm kinh nghiệm trong việc chụp các buổi phóng tàu con thoi trước sự cố Challenger, đã vô cùng sốc trước những gì mình được tận mắt quan sát. Khi bình tĩnh lại, ông đã cất máy ảnh và tự nhủ sẽ không làm công việc này trong ít nhất là vài năm tới.

Tàu con thoi Discovery đang nổ động cơ để cất cánh tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida. Đây là sứ mệnh 51A được thực hiện vào năm 1984. Một cơn bão đang tiến đến từ phía xa tạo nên một tấm nền xám xịt, đối lập hoàn toàn với tiền cảnh đang sáng rực những đám khói trắng.

Tàu con thoi Discovery đang nổ động cơ để cất cánh tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Mũi Canaveral, Florida. Đây là sứ mệnh 51A được thực hiện vào năm 1984. Một cơn bão đang tiến đến từ phía xa tạo nên một tấm nền xám xịt, đối lập hoàn toàn với tiền cảnh đang sáng rực những đám khói trắng.

“Sự kiện đó như là một công tắc, tắt đi cuộc sống của tôi. Tôi đã trốn tránh công việc này vì những kỷ niệm đau buồn năm cũ,” Chakeres chia sẻ. Mãi đến năm 2011 khi NASA quyết định ngừng chương trình tàu con thoi, Chakeres mới lục lại máy ảnh và những cuộn phim cũ.

Những hình ảnh quý giá mà Chakeres chụp được giới thiệu trong cuốn sách “First Fleet: NASA’s Space Shuttle Program 1981-1986” (Đội tàu đầu tiên: Chương trình Tàu con thoi của NASA từ 1981 đến 1986). “Mãi về sau này tôi mới nhận ra, mình đã ghi lại những khoảnh khắc quý giá và có một không hai trong lịch sử. Giá mà tôi đã lạc quan hơn,” ông Chakeres tiếc nuối.

Cột khói dày đặc được phóng ra sau khi tàu con thoi Discovery thuộc sứ mệnh 51A đã cất cánh lên cao. Chia sẻ về bức ảnh này, ông Chakeres cho biết: “Tôi chụp bức ảnh này vào buổi sáng sớm, khi Mặt Trời còn mới mọc lên từ hướng đông, nó chiếu ánh sáng màu vàng nhạt khiến ánh sáng của cột khói trở nên ấn tượng trước nền trời xanh sẫm.”

Cột khói dày đặc được phóng ra sau khi tàu con thoi Discovery thuộc sứ mệnh 51A đã cất cánh lên cao. Chia sẻ về bức ảnh này, ông Chakeres cho biết: “Tôi chụp bức ảnh này vào buổi sáng sớm, khi Mặt Trời còn mới mọc lên từ hướng đông, nó chiếu ánh sáng màu vàng nhạt khiến ánh sáng của cột khói trở nên ấn tượng trước nền trời xanh sẫm.”

Sứ mệnh 41G năm 1985 cũng sử dụng tàu con thoi Discovery để thực hiện. Để có được bức ảnh vào chính xác khoảnh khắc cần chụp, nhiếp ảnh gia Chakeres đã tự thiết đặt hệ thống nhận diện âm thanh cho máy ảnh. Lúc con tàu cất cánh, âm thanh ồn như xé tai sẽ tự kích hoạt máy ảnh làm việc.

Sứ mệnh 41G năm 1985 cũng sử dụng tàu con thoi Discovery để thực hiện. Để có được bức ảnh vào chính xác khoảnh khắc cần chụp, nhiếp ảnh gia Chakeres đã tự thiết đặt hệ thống nhận diện âm thanh cho máy ảnh. Lúc con tàu cất cánh, âm thanh ồn như xé tai sẽ tự kích hoạt máy ảnh làm việc.

Tổng thống Nixon giới thiệu chương trình tàu con thoi vào năm 1972 trong một nỗ lực nhằm hiện thực hóa tuyên bố “biến không gian thành lãnh thổ” của ông vào năm 1970. Nhưng mãi đến ngày 12 tháng 4 năm 1981, chuyến bay đầu tiên mới được thực hiện.

Đây là tàu vũ trụ có thể tái sử dụng đầu tiên trên thế giới, một ‘phép màu’ của công nghệ và khiến việc du hành vũ trụ trở nên dễ dàng và ổn định hơn. Sau chuyến bay đầu tiên của tàu Colombia là một chuỗi thành công liên tiếp của các tàu Challenger, Discovery, Atlantis và Endeavour.

Tàu con thoi Challenger cất cánh trong một sứ mệnh được thực hiện vào năm 1984 được Chakeres chụp từ phía Hồ nước Mosquito. Đây cũng là một buổi phóng tàu vào sáng sớm, ánh sáng nhẹ dịu của bầu trời tạo nên sự tương phản mạnh với con tàu và đám khói.

Tàu con thoi Challenger cất cánh trong một sứ mệnh được thực hiện vào năm 1984 được Chakeres chụp từ phía Hồ nước Mosquito. Đây cũng là một buổi phóng tàu vào sáng sớm, ánh sáng nhẹ dịu của bầu trời tạo nên sự tương phản mạnh với con tàu và đám khói.

Chuỗi ảnh ghi lại quá trình cất cánh của tàu con thoi Discovery thuộc sứ mệnh 41D vào năm 1984. “Loạt ảnh này giúp người xem cảm nhận được rõ hơn sức mạnh của động cơ phóng tàu, đối với giới nhiếp ảnh thì nó như một buổi thử máy với vô số những mảng màu khác nhau liên tục xuất hiện,” Chakeres cho biết.

Chuỗi ảnh ghi lại quá trình cất cánh của tàu con thoi Discovery thuộc sứ mệnh 41D vào năm 1984. “Loạt ảnh này giúp người xem cảm nhận được rõ hơn sức mạnh của động cơ phóng tàu, đối với giới nhiếp ảnh thì nó như một buổi thử máy với vô số những mảng màu khác nhau liên tục xuất hiện,” Chakeres cho biết.

Trong ảnh là Mate-Demate, giàn trục khổng lồ có nhiệm vụ nhấc bổng tàu con thoi để đặt lên lưng của máy bay Boeing 747. Tàu con thoi được đóng ở xưởng tại California rồi được máy bay chở đến Florida để phóng. Giàn trục Mate-Demate cũng có nhiệm vụ tách tàu con thoi khỏi lưng máy bay khi hoàn thành một phi vụ.

Trong ảnh là Mate-Demate, giàn trục khổng lồ có nhiệm vụ nhấc bổng tàu con thoi để đặt lên lưng của máy bay Boeing 747. Tàu con thoi được đóng ở xưởng tại California rồi được máy bay chở đến Florida để phóng. Giàn trục Mate-Demate cũng có nhiệm vụ tách tàu con thoi khỏi lưng máy bay khi hoàn thành một phi vụ.

Trong suốt chương trình, đã có 135 sứ mệnh được thực hiện, chở 833 phi hành gia vào không gian. Những sứ mệnh không gian đã giúp xây dựng Trạm Không gian Quốc tế (ISS), Kính Thiên văn Không gian Hubble.

Mặc dù Thảm họa Challenger đã diễn ra và để lại ấn tượng xấu trong tâm trí của rất nhiều người, nhưng chương trình tàu con thoi đã là nền tảng công nghệ giúp những phi vụ không gian ngày nay phát triển tân tiến hơn. “Dù nói gì đi nữa, đây vẫn là chương trình không gian được chính phủ đầu tư đáng tiền nhất,” Chakeres cho biết.

Đèn xenon siêu sáng chiếu rực rỡ tàu con thoi trong đêm vào năm 1985. “Tàu vũ trụ vốn dĩ đã rất to lớn, thế mà khi tôi chứng kiến cảnh tượng nó được vô số bóng đèn nexon chiếu vào, tôi cảm thấy con tàu trước mình còn khổng lồ hơn nữa. Ánh sáng tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng, giúp ta cảm nhận sự đặc biệt của sự kiện sắp diễn ra. Hình ảnh này đã in sâu trong tâm trí của tôi đến tận bây giờ,” Chakeres sẻ chia.

Đèn xenon siêu sáng chiếu rực rỡ tàu con thoi trong đêm vào năm 1985. “Tàu vũ trụ vốn dĩ đã rất to lớn, thế mà khi tôi chứng kiến cảnh tượng nó được vô số bóng đèn nexon chiếu vào, tôi cảm thấy con tàu trước mình còn khổng lồ hơn nữa. Ánh sáng tạo nên khung cảnh vô cùng ấn tượng, giúp ta cảm nhận sự đặc biệt của sự kiện sắp diễn ra. Hình ảnh này đã in sâu trong tâm trí của tôi đến tận bây giờ,” Chakeres sẻ chia.

Một trong những dấu mốc sự nghiệp của Chakeres là khi ông được cho phép đứng trên nóc của tòa nhà văn phòng NASA tại Florida, lúc này ông chụp sứ mệnh 41G năm 1984. Chakeres nhớ lại, “Mặc dù được danh chính ngôn thuận có góc ảnh tốt, nhưng phải công nhận là tôi đã rất may mắn khi bắt được khoảnh khắc rõ nét như thế này.”

Một trong những dấu mốc sự nghiệp của Chakeres là khi ông được cho phép đứng trên nóc của tòa nhà văn phòng NASA tại Florida, lúc này ông chụp sứ mệnh 41G năm 1984. Chakeres nhớ lại, “Mặc dù được danh chính ngôn thuận có góc ảnh tốt, nhưng phải công nhận là tôi đã rất may mắn khi bắt được khoảnh khắc rõ nét như thế này.”

Năm 1961, Chakeres là một cậu học sinh lớp 3 sống tại Columbus, Ohio; đây cũng là năm mà Alan Shepard cưỡi con tàu Freedom 7 lần đầu tiên chạm đến tầng bình lưu Trái Đất. Chakeres cũng như bao đứa trẻ khác của thời đại, ấp ủ giấc mơ được trở thành phi hành gia để được rời khỏi địa cầu.

Nhưng để làm được điều đó, Chakeres cần đạt nhiều điều kiện khắt khe về thể chất, thế là ông chọn con đường nhiếp ảnh và chụp những chuyến tàu bay. Chakeres ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi có mặt tại buổi phóng tàu, không phải với tư cách là một nhà báo mà là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, tôi muốn ghi lại bức chân dung hùng tráng của những sứ mệnh vĩ đại.”

Đây là góc ảnh quen thuộc được thực hiện tại khu vực dành cho báo giới. Là một thợ ảnh riêng của NASA, ông Chakeres có thể đến những nơi khác có góc ảnh tốt hơn, nhưng lần này ông muốn trải nghiệm cảm giác đứng tại góc ảnh của báo chí. Những đám mây dông đang kéo tới tạo nên cảnh tượng thú vị khi con tàu Discovery sứ mệnh 51A năm 1984 bay xuyên qua từng tầng mây.

Đây là góc ảnh quen thuộc được thực hiện tại khu vực dành cho báo giới. Là một thợ ảnh riêng của NASA, ông Chakeres có thể đến những nơi khác có góc ảnh tốt hơn, nhưng lần này ông muốn trải nghiệm cảm giác đứng tại góc ảnh của báo chí. Những đám mây dông đang kéo tới tạo nên cảnh tượng thú vị khi con tàu Discovery sứ mệnh 51A năm 1984 bay xuyên qua từng tầng mây.

Bạn sẽ không tìm thấy con tàu nào trong tấm hình này đâu, bởi vì nó được chụp sau khi con tàu đã cất cánh bay lên không trung. Đây là hình ảnh ghi lại những gì còn sót lại sau một buổi phóng tàu, những đám khói dày đặc đủ thứ màu sắc đang trộn lẫn vào nhau: màu trắng là hơi nước, màu vàng và đỏ là khói được thải ra từ động cơ.

Bạn sẽ không tìm thấy con tàu nào trong tấm hình này đâu, bởi vì nó được chụp sau khi con tàu đã cất cánh bay lên không trung. Đây là hình ảnh ghi lại những gì còn sót lại sau một buổi phóng tàu, những đám khói dày đặc đủ thứ màu sắc đang trộn lẫn vào nhau: màu trắng là hơi nước, màu vàng và đỏ là khói được thải ra từ động cơ.

Bên trong xưởng đóng tàu con thoi là môi trường đòi hỏi sự tiệt trùng tuyệt đối. Bất kể ai khi đi vào đây, dù là nhân viên đóng tàu hay nhiếp ảnh gia, đều phải mặc quần áo bảo hộ kín đáo và được khử trùng ở cổng ra vào.

Bên trong xưởng đóng tàu con thoi là môi trường đòi hỏi sự tiệt trùng tuyệt đối. Bất kể ai khi đi vào đây, dù là nhân viên đóng tàu hay nhiếp ảnh gia, đều phải mặc quần áo bảo hộ kín đáo và được khử trùng ở cổng ra vào.

Nhớ lại một thời đã qua, ông lão nhiếp ảnh gia kể lại những chuyến tác nghiệp, ông mang theo hàng tá trang thiết bị nặng trĩu và ngồi trên chiếc xe tải chuyên dụng cỡ nhỏ và đi xe suốt đêm để đến được Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

NASA cho phép máy ảnh được đặt ở khoảng cách 300 mét so với bệ phóng tàu, nhưng chủ nhân của chúng phải đứng xa hơn thế rất nhiều để đảm bảo an toàn. Thế là, Chakeres đã đến địa điểm trước vài ngày rồi cắm cọc sẵn máy ảnh của mình để giữ chỗ.

Tàu con thoi Discovery sứ mệnh 51G năm 1985 đang bay vút lên trời cao. “Tôi được biết thời gian phóng tàu diễn ra không lâu sau khi Mặt Trời mọc, nên tôi đã chủ động tìm kiếm địa điểm nhằm ghi lại được trọn vẹn buổi phóng tàu lẫn cảnh bình minh rực rỡ,” ông Chakeres kể.

Tàu con thoi Discovery sứ mệnh 51G năm 1985 đang bay vút lên trời cao. “Tôi được biết thời gian phóng tàu diễn ra không lâu sau khi Mặt Trời mọc, nên tôi đã chủ động tìm kiếm địa điểm nhằm ghi lại được trọn vẹn buổi phóng tàu lẫn cảnh bình minh rực rỡ,” ông Chakeres kể.

Năm 1985, tàu con thoi Atlantis lần đầu tiên được phóng vào buổi chiều tối. Trong bức ảnh này, Chakeres đã chụp lại được cảnh tượng nền trời tím sẫm đặc trưng của hoàng hôn trong khi con tàu được chiếu sáng bởi những bóng đèn nexon siêu sáng, tạo nên hình ảnh tương phản rõ rệt giữa hậu cảnh và tiền cảnh.

Năm 1985, tàu con thoi Atlantis lần đầu tiên được phóng vào buổi chiều tối. Trong bức ảnh này, Chakeres đã chụp lại được cảnh tượng nền trời tím sẫm đặc trưng của hoàng hôn trong khi con tàu được chiếu sáng bởi những bóng đèn nexon siêu sáng, tạo nên hình ảnh tương phản rõ rệt giữa hậu cảnh và tiền cảnh.

“Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng nhất và đáng nhớ nhất mà tôi đã từng chụp về một con tàu con thoi. Hình ảnh này được tôi chọn làm bìa cho cuốn sách “First Fleet: NASA’s Space Shuttle Program 1981-1986”. Có thể bạn không biết, nhưng trong ảnh là tàu con thoi Challenger được đặt tại bãi phóng phức hợp 39A. Buổi sáng trong lành, không khí có chút se lạnh tưởng chừng báo hiệu cho một ngày làm việc thành công, nhưng hình ảnh này đã trở thành một tấm tưởng niệm cho các phi hành gia xấu số trong chuyến bay định mệnh đó,” John A. Chakeres bồi hồi chia sẻ.

“Đây là hình ảnh mang tính biểu tượng nhất và đáng nhớ nhất mà tôi đã từng chụp về một con tàu con thoi. Hình ảnh này được tôi chọn làm bìa cho cuốn sách “First Fleet: NASA’s Space Shuttle Program 1981-1986”. Có thể bạn không biết, nhưng trong ảnh là tàu con thoi Challenger được đặt tại bãi phóng phức hợp 39A. Buổi sáng trong lành, không khí có chút se lạnh tưởng chừng báo hiệu cho một ngày làm việc thành công, nhưng hình ảnh này đã trở thành một tấm tưởng niệm cho các phi hành gia xấu số trong chuyến bay định mệnh đó,” John A. Chakeres bồi hồi kể lại.

Để có được những bức ảnh không chỉ ghi lại sự kiện mà còn đong đầy tính nghệ thuật, Chakeres đã tự đầu tư rất nhiều cho công nghệ chụp ảnh. Và như bạn cũng thấy trong loạt ảnh bên trên, chúng ta thấy được sự cống hiến của ông để tôn vinh một thời huy hoàng của kỷ nguyên chinh phục vũ trụ.

“Dù tuổi đã cao và có chút tiếc nuối khi không tiếp tục công việc sau thảm họa vào 30 năm trước, tôi vẫn cảm thấy rất tự hào vì đã trở thành người lưu giữ những ký ức của một thời vàng son nhớ mãi,” ông lão nhiếp ảnh Chakeres cười mãn nguyện và chia sẻ.

Theo: Wired
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.