• Về đầu trang
Quang Niên 光年
Quang Niên 光年

Những câu chuyện vừa kinh hoàng vừa xúc động đằng sau loạt ảnh thắng Giải Ảnh báo chí 2019

Nhiếp ảnh

Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới là một giải thưởng thường niên được bắt đầu từ năm 1995 nhằm vinh danh những phóng viên ảnh góp phần vào công cuộc đưa tin ra thế giới bằng những khung hình ấn tượng.

Trong năm 2019, giải thưởng được mở rộng thêm với các hạng mục: Câu chuyện bằng ảnh của năm, Phóng sự ảnh tương tác của năm và Video phóng sự của năm để đón nhận xu hướng đa phương tiện trong ngành báo chí truyền thông thời đại mới.

Những bức ảnh thắng giải sẽ được tập hợp và trưng bày ở chuỗi các triển lãm tại 45 quốc gia, dự kiến sẽ có hơn 4 triệu người chiêm ngưỡng tại phòng tranh và hàng triệu người nhìn thấy qua các phương tiện truyền thông. Mỗi người đạt giải sẽ nhận được giải thưởng 10.000 euro (khoảng 263 triệu VNĐ).

Cô bé Yanela Sanchez người Honduras chỉ mới tập tễnh biết đi, đang khóc rất lớn vì đã bị lạc mẹ. Mẹ của em là Sandra Sanchez đã bị các quan chức giám sát biên giới Hoa Kỳ ở McAllen, Texas bắt giữ vào 12/06/2018. Ảnh: John Moore.

Cô bé Yanela Sanchez người Honduras chỉ mới tập tễnh biết đi, đang khóc rất lớn vì bị lạc mẹ. Mẹ của em là Sandra Sanchez đã bị các quan chức giám sát biên giới Hoa Kỳ ở McAllen, Texas bắt giữ vào 12/06/2018. Ảnh: John Moore.

Những gia đình dân nhập cư như gia đình của cô bé đã băng qua con sông Rio Grande từ phía Mexico rồi bị chính quyền Mỹ bắt giữ. Sandra Sanchez chia sẻ mình và con gái đã đi suốt một tháng dọc theo Trung Mỹ và vượt qua cả đất nước Mexico trước khi đến được Mỹ để xin tị nạn.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố chính sách ‘không khoan nhượng’ đối với người nhập cư bất hợp pháp, những người này sẽ bị giam giữ và bị truy tố hình sự. Dù vậy, dòng người nhập cư vẫn chảy về Mỹ, dẫn đến hậu quả nhiều gia đình bị li tán do cha mẹ và con cái được gửi đến những trại giam giữ khác nhau.

Bức ảnh này đã từng được lan truyền rộng rãi trên internet và các phương tiện truyền thông. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ xác nhận Yanela và mẹ của em không nằm trong số hàng ngàn gia đình bị các quan chức Mỹ chia cắt. Nhưng hình ảnh tạo nên làn sóng phản đối lớn khiến Tổng thống Donald Trump phải giảm nhẹ chính sách của mình vào 20/06/2018.

Các tác phẩm khác được đề cử trong hạng mục Hình ảnh của năm
Yorladis đang mang thai lần thứ sáu sau khi năm lần trước cô bị ép phải phá thai bởi Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia. Lần mang thai thứ năm cô đã giấu được đứa con của mình đến tháng thứ sáu bằng cách mặc quần áo rộng, nhưng sau đó bị phát hiện và bị buộc phải phá thai. Ảnh: Catalina Martin-Chico.

Yorladis đang mang thai lần thứ sáu sau khi năm lần trước cô bị ép phải phá thai bởi Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia. Lần mang thai thứ năm cô đã giấu được đứa con của mình đến tháng thứ sáu bằng cách mặc quần áo rộng, nhưng sau đó bị phát hiện và bị buộc phải phá thai. Ảnh: Catalina Martin-Chico.

Kể từ khi thỏa thuận hòa bình được ký kết giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) vào năm 2016, phụ nữ và trẻ em ở đất nước này đã lâm vào cảnh khốn cùng. FARC muốn gây dựng lại quân ngũ, nhưng việc mang thai là không phù hợp với lối sống du kích quân. Trẻ em không được mang ra chiến trường, phải gửi lại nhà của người thân hoặc bị ép phá thai nếu phụ nữ lỡ mang thai.

Một người đàn ông đang cố giữ không cho báo giới tiến vào bên trong khuôn viên của Lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nhà điều tra người Arab bước vào đây. Hình ảnh này được chụp vào giữa lúc phản ứng quốc tế ngày càng tăng cao lên sự kiện vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Chris McGrath.

Một người đàn ông đang cố giữ không cho báo giới tiến vào bên trong khuôn viên của Lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nhà điều tra người Arab bước vào đây. Hình ảnh này được chụp vào giữa lúc phản ứng quốc tế ngày càng tăng cao lên sự kiện vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: Chris McGrath.

Nhà báo Jamal Khashoggi là một người bất đồng chính kiến với chính quyền Arab Saudi đã mất tích sau khi vào lãnh sự quán ngày 02/10/2018 để lấy tài liệu. Sau nhiều tuần với vô số những tin đồn và tin tức sai lệch, chính quyền Riyadh tuyên bố rằng Khashoggi đã vô tình bị giết chết trong một cuộc ẩu đả. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ và CIA thì cho rằng ông bị giết chết bởi tình báo Arab Saudi.

Petronella Chigumbura (30 tuổi), thành viên của đơn vị kiểm lâm hoàn toàn là phụ nữ đang tham gia khóa huấn luyện hóa trang và ẩn thân tại Công viên Quốc gia Phundundu, Zimbabwe. Ảnh: Brent Stirton.

Petronella Chigumbura (30 tuổi), thành viên của đơn vị kiểm lâm hoàn toàn là phụ nữ đang tham gia khóa huấn luyện hóa trang và ẩn thân tại Công viên Quốc gia Phundundu, Zimbabwe. Ảnh: Brent Stirton.

Akashinga (Những kẻ gan dạ) là lực lượng kiểm lâm được thành lập để bảo vệ những khu vực bảo tồn tự nhiên khỏi sự đe dọa từ những kẻ săn bắn thú rừng. Akashinga là nhóm những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, nhận công việc này với niềm say mê tự nhiên và được hưởng mức thu nhập hậu hĩnh. Vì là người trong vùng nên những cô gái biết cách bảo vệ rừng theo cách truyền thống, vừa hài hòa mà không kém hiệu quả.

Một cậu bé mồ côi đi ngang qua bức tường vẽ cảnh súng bắn lựu đạn và tên lửa chiến tranh ở Bol, Chad. Ảnh: Marco Gualazzini.

Một cậu bé mồ côi đi ngang qua bức tường vẽ cảnh súng bắn lựu đạn và tên lửa chiến tranh ở Bol, Chad. Ảnh: Marco Gualazzini.

Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đã và đang xảy ra ở vùng Hồ Chad bởi những phe phái xung đột chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên. Hồ Chad từng là hồ nước lớn nhất Châu Phi và là nguồn nước chính cho 40 triệu người sống trong vùng sa mạc rộng lớn xung quanh nó.

Do việc tưới tiêu không có kế hoạch, hạn hán kéo dài, sự sa mạc hóa diễn ra nhanh chóng, nạn phá rừng và nỗ lực quản lý tài nguyên thất bại, hồ nước đã thu hẹp 90% lượng nước trong 60 năm qua. Những làng nghề truyền thống gắn bó với hồ đã bị xóa sổ, tình trạng thiếu nước dẫn đến xung đột vũ trang.

Từ những mâu thuẫn nhỏ lẻ giữa những người nông dân và những người chăn nuôi gia súc, giờ đây đã có hai phe trang bị vũ lực chiêu mộ thanh thiếu niên trong vùng, đẩy tình trạng căng thẳng trở nên cao hơn khiến 2,5 triệu người thiệt mạng và làm nghiêm trọng hóa vấn đề mất an ninh lương thực.

Một người đàn ông và một đứa trẻ đang thở bằng máy và được điều trị sau cuộc tấn công bằng khí độc sinh học ở al-Shifunieh, Đông Ghouta, Syria. Ảnh: Mohammed Badra.

Một người đàn ông và một đứa trẻ đang thở bằng máy và được điều trị sau cuộc tấn công bằng khí độc sinh học ở al-Shifunieh, Đông Ghouta, Syria. Ảnh: Mohammed Badra.

Tháng 2 năm 2018, người dân ở Đông Ghouta, một quận ngoại ô ở Damascus và là khu vực cuối cùng nổi dậy trong cuộc xung đột Syria đang diễn ra cao điểm. Trong đợt tấn công cuối cùng, Đông Ghouta đã bị tấn công bằng tên lửa và những cuộc oanh tạc trên không, trong đó có ít nhất một vụ tấn công bằng khí độc vào làng al-Shifunieh vào 25/02/2018.

Số liệu vẫn chưa được thống kê chính xác nhưng theo Médecins Sans Frontiѐres (MSF), đã có 4.829 người bị thương và 1.005 người tử vong trong thời gian từ 18/02 đến 03/03 do hít phải khí độc hoặc ngạt thở. MSF cũng cho biết có 13 bệnh viện bị tấn công và bị phá hủy chỉ trong ba ngày.

UNICEF cho biết cuộc tấn công đã kết thúc vào cuối tháng 3, quân đội của chính phủ Syria đã tái chiếm được phần lớn lãnh thổ, nhưng khả năng tiếp cận và cứu trợ nhân đạo là rất hạn chế.

Hạng mục Câu chuyện hình ảnh của năm
Dòng người di cư. Ảnh: Pieter Ten Hoopen.

Dòng người di cư. Ảnh: Pieter Ten Hoopen.

Trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua, hàng ngàn người ở Trung Mỹ đã cùng tham gia vào đoàn người lữ thứ để đến được biên giới Hoa Kỳ. Đoàn người này được tập hợp từ các chiến dịch truyền thông ở địa phương rồi bắt đầu lên đường từ San Pedro Sula, Honduras vào 12/10.

Họ là mọi thành phần trong xã hội chịu sự đàn áp về chính trị hay bạo lực, luôn phải chạy trốn khỏi những điều kiện sống khắc nghiệt và mang trong mình hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt hơn trong tương lai. Nhưng cuộc đời không phải màu hồng, cũng như con đường họ đi không phải trải thảm đỏ.

Dòng người di cư không được bảo đảm an toàn, họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc dọc đường rồi bị bán vào những nơi buôn bán người. Đoàn người di cư đến Mỹ rất thường xuyên vào từng thời gian trong năm, nhưng đây là đợt di dân lớn nhất với khoảng 7.000 người gồm ít nhất 2.300 trẻ em. Họ phải đi bộ 30km mỗi ngày trong điều kiện nhiệt độ luôn trên 30°C, họ bắt đầu đi từ 4 giờ sáng để tránh nắng nóng.

Khủng hoảng Yemen. Ảnh: Lorenzo Tugnoli.

Khủng hoảng Yemen. Ảnh: Lorenzo Tugnoli.

Sau gần bốn năm xung đột diễn ra ở Yemen, ít nhất 8,4 triệu người có nguy cơ chết đói và 22 triệu người – chiếm 75% dân số – cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Năm 2014, phiến quân Hồi Giáo Houthi Shia đã chiếm giữ các khu vực phía bắc của đất nước này buộc Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi phải sống lưu vong.

Cuộc xung đột leo thang và lan rộng hơn khi Arab Saudi cùng liên minh với 8 quốc gia Ả Rập Sunni khác bắt đầu các cuộc không kích nhằm vào người Houthis. Đến năm 2018, cuộc chiến đã chạm đến mức khiến Liên Hiệp Quốc phải gọi là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.

Yemen giờ đây bị phong tỏa bởi liên minh do Saudi đẫn dầu. Đất nước này bị áp đặt rất nhiều hạn chế để bị giảm khả năng nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các nhu yếu phẩm. Người đói chỉ có thể nằm yên chờ chết, giá cả hàng hóa trở nên cao ngút, sản xuất đình trệ, chi phí vận chuyển tăng cao do khan hiếm nhiên liệu, hệ thống tiền tệ sụp đổ.

Khủng hoảng Hồ Chad. Ảnh: Marco Gualazzini.

Khủng hoảng Hồ Chad. Ảnh: Marco Gualazzini.

Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đã và đang xảy ra ở vùng Hồ Chad bởi những phe phái xung đột chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên. Hồ Chad từng là hồ nước lớn nhất Châu Phi và là nguồn nước chính cho 40 triệu người sống trong vùng sa mạc rộng lớn xung quanh nó.

Từ những mâu thuẫn nhỏ lẻ giữa những người nông dân và những người chăn nuôi gia súc, giờ đây đã có hai phe trang bị vũ lực chiêu mộ thanh thiếu niên trong vùng, đẩy tình trạng căng thẳng trở nên cao hơn khiến 2,5 triệu người thiệt mạng và làm nghiêm trọng hóa vấn đề mất an ninh lương thực.

Hạng mục Môi trường
Những con ngựa đứng cạnh một cây cột neo giữ chúng, trong khi lửa đang bừng cháy ở phía xa ở bãi biển Zuma, Malibu, California vào 10/09/2018. Vụ cháy rừng năm 2018 ở California là vụ cháy tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, sự việc đã thiêu rụi hơn 676.000 ha rừng. Ảnh: Wally Skalij.

Những con ngựa đứng cạnh một cây cột neo giữ chúng, trong khi lửa đang bừng cháy ở phía xa ở bãi biển Zuma, Malibu, California vào 10/09/2018. Vụ cháy rừng năm 2018 ở California là vụ cháy tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, sự việc đã thiêu rụi hơn 676.000 ha rừng. Ảnh: Wally Skalij.

Một cậu bé hành nghề thu gom phế liệu đang ngủ trên một tấm nệm bỏ đi quanh bãi rác nổi trên sông Pasig ở Manila, Philippines. Con sông này đã chết về mặt sinh học từ những năm 1990 vì lượng chất thải lớn được đổ trực tiếp vào đây từ các nhà máy lẫn những hộ dân cư mà không qua xử lý. Sông Pasig ‘đón nhận’ 63.700 tấn rác thải nhựa mỗi năm, chất thải dày đến mức có thể đi bộ trên mặt sông, rác tạo thành những hòn đảo nhân tạo nổi lềnh bềnh. Ảnh: Mário Cruz.

Một cậu bé hành nghề thu gom phế liệu đang ngủ trên một tấm nệm bỏ đi quanh bãi rác nổi trên sông Pasig ở Manila, Philippines. Con sông này đã chết về mặt sinh học từ những năm 1990 vì lượng chất thải lớn được đổ trực tiếp vào đây từ các nhà máy lẫn những hộ dân cư mà không qua xử lý. Sông Pasig ‘đón nhận’ 63.700 tấn rác thải nhựa mỗi năm, chất thải dày đến mức có thể đi bộ trên mặt sông, rác tạo thành những hòn đảo nhân tạo nổi lềnh bềnh. Ảnh: Mário Cruz.

Hạng mục Tự nhiên
Những con ếch bị cắt đứt chân rồi bị ném trở lại tự nhiên ở Covasna, Đông Carpathians, Romania. Chân ếch được người dân tại đây lấy để làm thức ăn vào mùa xuân khi con đực và con cái gặp nhau để giao phối. Do nhu cầu quá cao, chân ếch được thu hoạch khi ếch còn sống. Chân ếch đem lại lợi nhuận khoảng 40 triệu USD mỗi năm cho người dân trong vùng. Ảnh: Bence Máté.r12

Những con ếch bị cắt đứt chân rồi bị ném trở lại tự nhiên ở Covasna, Đông Carpathians, Romania. Chân ếch được người dân tại đây lấy để làm thức ăn vào mùa xuân khi con đực và con cái gặp nhau để giao phối. Do nhu cầu quá cao, chân ếch được thu hoạch khi ếch còn sống. Chân ếch đem lại lợi nhuận khoảng 40 triệu USD mỗi năm cho người dân trong vùng. Ảnh: Bence Máté.

Leucothea multicornis, loài sứa có cánh đang mở rộng đôi cánh và bơi ở vùng biển ngoài khơi Alicante, Tây Ban Nha. Leucothea multicornis cũng có tập tính sống và săn mồi như những loài sứa khác, nhưng ít ai biết đến và nghiên cứu khoa học về nó vì đây là sinh vật nhỏ, mỏng manh và rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, chỉ một rung động nhỏ cũng đủ khiến nó bơi đi trốn. Ảnh: Angel Fitor.

Leucothea multicornis, loài sứa có cánh đang mở rộng đôi cánh và bơi ở vùng biển ngoài khơi Alicante, Tây Ban Nha. Leucothea multicornis cũng có tập tính sống và săn mồi như những loài sứa khác, nhưng ít ai biết đến và nghiên cứu khoa học về nó vì đây là sinh vật nhỏ, mỏng manh và rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, chỉ một rung động nhỏ cũng đủ khiến nó bơi đi trốn. Ảnh: Angel Fitor.

Hạng mục Chân dung
Diarra Ndiaye, Ndeye Fatou Mbaye và Mariza Sakho đang mặc những bộ trang phục của nhà thiết kế Adama Paris trong khu phố cổ Medina ở thủ đô Dakar của Senar trước sự tò mò của những người xung quanh. Dakar là trung tâm phát triển của dòng thời trang Pháp-Phi và là nơi đặt kênh Fashion TV Châu Phi, kênh truyền hình về thời trang đầu tiên ở châu lục này. Ảnh: Finbarr O'Reilly.

Diarra Ndiaye, Ndeye Fatou Mbaye và Mariza Sakho đang mặc những bộ trang phục của nhà thiết kế Adama Paris trong khu phố cổ Medina ở thủ đô Dakar của Senar trước sự tò mò của những người xung quanh. Dakar là trung tâm phát triển của dòng thời trang Pháp-Phi và là nơi đặt kênh Fashion TV Châu Phi, kênh truyền hình về thời trang đầu tiên ở châu lục này. Ảnh: Finbarr O'Reilly.

Jochen (71 tuổi) và Mohamed (21 tuổi) (tên nhân vật đã được thay đổi), đang ngồi âu yếm nhau tại Tiergarten, Berlin. Jochen đã yêu cô gái Mohamed ngay sau khi họ gặp mặt, họ làm tình với nhau và Mohamed giờ là một cô gái hành nghề mại dâm. Hoạt động mại dâm ở Đức được cho phép, nhưng quốc gia này đang chứng kiến sự tăng nhanh của các người trẻ hành nghề này. Những người tị nạn tại Đức không được phép đi làm trước khi được công nhận tị nạn hợp pháp, điều này dẫn đến tỷ lệ rất lớn những người tị nạn trẻ tuổi bước vào con đường ‘bán hoa’. Ảnh: Heba Khamis.

Jochen (71 tuổi) và Mohamed (21 tuổi) (tên nhân vật đã được thay đổi), đang ngồi âu yếm nhau tại Tiergarten, Berlin. Jochen đã yêu cô gái Mohamed ngay sau khi họ gặp mặt, họ làm tình với nhau và Mohamed giờ là một cô gái hành nghề mại dâm. Hoạt động mại dâm ở Đức được cho phép, nhưng quốc gia này đang chứng kiến sự tăng nhanh của các người trẻ hành nghề này. Những người tị nạn tại Đức không được phép đi làm trước khi được công nhận tị nạn hợp pháp, điều này dẫn đến tỷ lệ rất lớn những người tị nạn trẻ tuổi bước vào con đường ‘bán hoa’. Ảnh: Heba Khamis.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.