• Về đầu trang
MMim
MMim

Những bí mật chưa từng hé lộ về thảm hoạ tàu con thoi Challenger

Độc lạ

Dù biết có rất nhiều rủi ro, nhưng các phi hành gia đã luôn tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống của mình bằng việc “theo đuổi” các vì sao. Challenger không phải là thảm hoạ đầu tiên mà cũng không phải cuối cùng xảy ra với NASA. Tất cả tổ chức đã không quên sự hy sinh của 7 thủy thủ đoàn vào ngày 28 tháng 1 năm 1986, bao gồm: Francis "Dick" Scobee, Mike Smith, Judy Resnik, Ellison Onizuka, Ron McNair, Greg Jarvis, và Christa McAuliffe.

Cùng với số phận bi thảm của tàu con thoi Columbia và phi hành đoàn tàu Apollo 1, bi kịch Challenger lại một lần nữa trở thành một lời nhắc nhở về sự nguy hiểm của việc khám phá vũ trụ và cảnh báo giới hạn những tham vọng của con người.

1. Âm thanh cuối cùng ghi được từ phi hành đoàn là “Uh-Oh”

Nhiệm vụ có tên gọi là STS-51L của Challenger đã đánh dấu chuyến bay đầu tiên vào không gian của Mike Smith. Trước khi NASA mất liên lạc với con tàu, máy ghi âm của phi hành đoàn đã ghi lại được âm thanh của Smith nói "Uh-oh”. Điều này chứng minh rằng có ít nhất một thành viên trong đoàn biết rằng có chuyện gì đó đã xảy ra với con tàu trước khi vụ nổ xảy ra.

2. Các phi hành gia có ý thức trước khi họ chết

Gần như ngay lập tức, phản ứng đầu tiên của mọi người là cả phi hành đoàn 7 người đều đã chết. Nhưng lại có nhiều bằng chứng  cho thấy một câu chuyện khác, rằng NASA đã che giấu mọi việc sau khi thảm hoạ xảy ra. Sau một cuộc điều tra, tạp chí Tropic Miami Herald đã đưa tin rằng cabin không hoạt động. Trên thực tế, dù áp suất ngay lập tức đã giảm, phi hành đoàn gần như chắc chắn còn sống và họ có khả năng ý thức.

3. Một kỹ sư đã dự đoán “Nó sẽ nổ mất” trước khi con tàu được phóng

Vào đêm trước khi Challenger được phóng, 5 kỹ sư từ Morton Thiokol - nhà thầu của NASA, đã yêu cầu các nhà quản lý của họ và NASA hoãn nhiệm vụ. Trong một cuộc họp, các kỹ sư cảnh báo rằng các vòng đệm cao su O-ring là vô cùng quan trọng, nó thường không thể kín hết trong điều kiện thời tiết lạnh và thời gian phóng tàu Challenger đã được lên kế hoạch trong thời tiết lạnh nhất so với bất kỳ chuyến đi nào. Sau khi các nhà quản lý và NASA bác bỏ lời cảnh báo của họ, kỹ sư Bob Eberling nói với vợ mình: "Nó sẽ nổ tung mất".

Sau 30 năm, Eberling đã giải thích: "NASA đã quyết định việc phóng con tàu. Họ đã có ý định làm điều đó để chứng minh với thế giới rằng họ đã đúng và họ biết những gì họ đang làm, nhưng họ lại không như thế"

4. Đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của các phi hành gia

73 giây sau khi phóng, con tàu đã nổ tung. Các mảnh vụn nằm rải rác trên một dải rộng lớn của Đại Tây Dương, phía đông Florida. Phải mất vài tuần để đội cứu hộ có thể tìm lại tất cả các mảnh vỡ. Gần 6 tuần sau vụ nổ, thợ lặn hải quân mới phát hiện được các mảnh vỡ của cabin và thi thể của các phi hành gia nằm khoảng 15 dặm về phía đông của Cape Canaveral và khoảng 100 feet nước dưới đáy đại dương. Thi thể của các phi hành gia đã được chuyển về cho gia đình họ.

5. Vụ nổ diễn ra ngay khi các em học sinh xem phát sóng trực tiếp

Christa McAuliffe, 37 tuổi, là một giáo viên khoa học xã hội tại trường trung học Concord ở New Hampshire. Cô được chọn là người giảng dạy đầu tiên của NASA trong không gian thông qua “Dự án Giáo viên Không gian” - một dự án được xây dựng để tuyên truyền và gợi cảm hứng cho trẻ em tiếp cận với các vì sao. Cô thậm chí còn lên kế hoạch dạy một vài tiết học trong khi ở ngoài vũ trụ. Trong khi CNN cho mọi người xem buổi dạy “trực tiếp” của cô, thì NASA đã cung cấp cho nhiều trường học nguồn cấp dữ liệu trực tiếp từ vệ tinh. Do đó các học sinh đang theo dõi bài giảng của McAuliffe khi đó cũng đồng thời chứng kiến thảm kịch xảy ra.

6. “Quả bóng đặc biệt” trong vụ nổ đã quay lại vũ trụ sau 31 năm

Phi hành gia Ellison Onizuka đã mang theo một quả bóng mà con gái ông từng chơi ở đội bóng của trường trung học Houston đi cùng nhiệm vụ của mình. Nhưng thật khó tin, quả bóng này vẫn còn nguyên vẹn từ đống đổ nát của con tàu và lại trở về với Janelle Onizuka - con gái của Ellison Onizuka. Sau đó, cô đặt nó trong khu trưng bày tại Trường Trung học Clear Lake để tưởng niệm cha mình. Quả bóng vô cùng đặc biệt này đã tồn tại ở đó trong 3 thập kỷ. Cho đến khi Shane Kimbrough - một phi hành gia khác có con gái là sinh viên thuộc trường Clear Lake, đã hỏi trường học có bất kỳ món đồ đặc biệt nào để ông có thể mang đi lên Trạm Không gian Quốc tế không và trường đưa cho ông quả bóng.

Đến tháng 2 năm 2017, Kimbrough đã tweet một bức ảnh từ không gian và cuối cùng quả bóng này cũng được “thả mình” trong không vũ trụ

7. Một sai sót dẫn đến thảm hoạ

Một chiếc vòng được gọi là O-ring trên bộ tăng tốc tên lửa bên phải của tàu con thoi đã bị hỏng trong thời gian cất cánh. Vì nó không kín nên đã làm cho khí nóng thoát ra khỏi tên lửa đẩy, kết quả làm bốc hơi vật liệu kết nối bộ tăng áp với thùng chứa màu cam của con tàu. Sự kết hợp của khí hydro và oxy lỏng đã biến thùng nhiên liệu của tàu con thoi thành “quả cầu lửa” ở độ cao 46.000 feet so với mực nước biển.

https://youtu.be/oaQbfMQCHZM

8. Big Bird đã ở gần một thành viên của phi hành đoàn tàu Challenger

Các lãnh đạo của NASA đã thảo luận nghiêm túc về “chú chim khổng lồ” trên tàu Challenger, đến nỗi đã liên lạc với Sesame Street và Caroll Spinney - diễn viên ở phía sau chú chim màu vàng khổng lồ, về việc có thể đưa Spinney vào không gian như một hành khách không. Trên thực tế, nam diễn viên và chú chim giả tưởng này đã để vuột mất vận mệnh của mình vì nỗ lực thu hút sự chú ý từ công chúng là trẻ em của NASA. Và điều đó cũng đã dẫn đến sự tham gia của giáo viên Christa McAuliffe. Spinney đã công khai thảo luận về vụ án trong nhiều thập kỷ.

Vào năm 2015, NASA đã công bố một tuyên bố chính thức về vấn đề này, khẳng định, "Một đánh giá về các tài liệu trước đây cho thấy, những cuộc trò chuyện ban đầu với Sesame Street về khả năng tham gia của họ vào một chuyến bay Challenger có tồn tại, nhưng kế hoạch đó chưa bao giờ được thông qua"

9. Thời tiết lạnh là nguyên nhân chính

Các cuộc điều tra chính thức kết luận rằng chiếc vòng O-ring bị hỏng do thời tiết lạnh giá vào ngày phóng tàu. Trên thực tế, nhiệt độ tại khu vực phóng đã xuống dưới mức đóng băng. Một số người tại NASA đã nói lên nỗi lo lắng của mình về ảnh hưởng tiềm ẩn đối với sự an toàn của tàu con thoi do thời tiết lạnh, nhưng điều đó không đủ để trì hoãn việc phóng.

10. Vụ nổ đã làm đình trệ các chương trình tàu vũ trụ trong 3 năm

Kể từ sau thảm hoạ Challenger, ngay lập tức đã có lệnh đình chỉ các chương trình tàu con thoi. Trong 3 năm tiếp theo, NASA đã làm việc để thực hiện các đề xuất của Ủy ban Rogers nhằm tránh bất kỳ sự cố tương tự trong tương lai. Những nỗ lực không gây ra sự cố của họ đã dừng lại vào năm 2003, khi tàu Columbia bị cháy trong khi quay trở lại trái đất. Tuy nhiên, đáng lưu ý là bi kịch của tàu Columbia xảy ra vì những lý do rất khác nhau, có nghĩa là các biện pháp phòng ngừa an toàn NASA được áp dụng sau vụ Challenger đã làm việc.

11. Neil Armstrong là người điều tra sau vụ việc

Vụ nổ Challenger đã tạo nên sự chú ý về những nguy hiểm tiềm tàng của việc du hành vũ trụ với một mức độ lớn hơn so với thảm kịch Apollo 1 năm 1967. Đó được coi là thảm hoạ truyền hình trực tiếp đầu tiên trong lịch sử thăm dò không gian. Vì vậy, sau sự việc, Ronald Reagan đã thành lập Ủy ban Rogers để xác định nguyên nhân chính xác. Tư lệnh Apollo 11 và người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng - Neil Armstrong đóng vai trò phó chủ tịch của ủy ban điều tra, trong đó cũng có Sally Ride, phụ nữ người Mỹ đầu tiên đặt chân lên không gian.

12. NASA có kế hoạch đưa một người bình thường vào không gian

Christa McAuliffe đã được đưa vào Challenger như một phần chủ kiến của NASA đưa người dân bình thường trong các nhiệm vụ. Với kết quả trực tiếp, tổ chức đã đặt toàn bộ các kế hoạch vào đó. Khi Barbara Morgan gia nhập Endeavour cho một nhiệm vụ năm 2007 thì thời gian đã trôi qua 22 năm. Morgan chính là bản sao của McAuliffe cho nhiệm vụ Challenger. Giống như McAuliffe, Morgan là một giáo viên chuyên về Anh văn và Khoa học Xã hội.

13. Các mảnh vỡ đã được niêm phong trong hầm chứa tên lửa

Có khoảng 120 tấn mảnh vỡ, trong đó khoảng 30% là cấu trúc tổng thể của Challenger được vớt lên từ đáy đại dương. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, xác tàu đã được niêm phong trong các hầm tên lửa Minuteman tại Cape Canaveral, nơi lưu giữ ICBMS cho đến năm 1970. Các hầm chứa tên lửa hay còn gọi là Tổ hợp 31 và 32 vẫn còn niêm phong, nhưng được dự định để làm nơi chứa, chứ không phải các đài tưởng niệm.

14. Các phi hành gia của Challenger là những nạn nhân đầu tiên trong chuyến bay của NASA

Bất chấp những nguy hiểm rõ ràng của việc du hành vũ trụ, 7 phi hành gia trên chiếc tàu Challenger là những người Mỹ đầu tiên tử vong trong chuyến bay vào vũ trụ kể từ khi thành lập NASA năm 1958. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ là những người tử vong đầu tiên trong lịch sử NASA. Hai thập niên trước đó, ngày 27 tháng 1 năm 1967, phi hành gia của tàu Apollo 1 Roger Chaffee, Virgil "Gus" Grissom và Edward White đã chết vì hỏa hoạn trong lúc diễn tập.

15. Tàu con thoi Challenger đã thành công hoàn thành 9 sứ mệnh trước thảm hoạ

Tàu Challenger được chế tạo vào năm 1975 như một con tàu thử nghiệm cho chương trình đưa du hành vào không gian. Ban đầu được gọi là STA-099, tàu con thoi này đã trải qua gần 1 năm thử nghiệm độ rung trong một giàn khoan thủy lực. Cuối cùng vào năm 1979, NASA đã yêu cầu chuyển đổi từ một con tàu thử nghiệm sang một tàu vũ trụ thực tế. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 1983, Challenger mang sứ mệnh là chuyến đi vào không gian đầu tiên của toàn bộ chương trình Tàu con thoi. Nó cũng là con tàu vận chuyển phi hành gia người Mỹ đầu tiên - Sally Ride và phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên - Guion Bluford vào vũ trụ.

Theo: ranker
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.