• Về đầu trang
Spock
Spock

Sự thật bất ngờ về cơ thể con người: Chúng ta và các ngôi sao là họ hàng

Khám phá

“Cơ thể chúng ta làm từ những vầng sao mờ” - nghe thì có vẻ văn thơ, nhưng đó lại chính là sự thực. Tiến sĩ, nhà nghiên cứu thiên văn học Ashley King của Anh nhận định: “Điều này chuẩn đến 100%, khi gần như toàn bộ nguyên tố hóa học hình thành nên cơ thể con người đều có trong các ngôi sao và đều được hình thành từ các vụ nổ tân tinh”.

Tuyên bố này cũng đồng thời khẳng định, phần lớn các nguyên tố hóa học của Trái đất đều được hình thành từ bên trong lõi một ngôi sao.

stardust infographic two column

Các nguyên tố như Carbon, Oxygen, Nito đều là thành phần quan trọng trong cơ thể con người và các vì sao

Để hiểu thêm về điều này, chúng ta cần lần tìm lại lịch sử vũ trụ từ thuở sơ khai nhất. Sau Vụ nổ lớn (Big Bang), các hạt nhỏ liên kết với nhau tạo thành hydro và heli. Theo thời gian, những ngôi sao trẻ được hình thành. Dưới tác động của trọng lực, các đám mây khí và bụi tích tụ lại và trở nên đặc hơn khi nhiệt độ tăng.

Bên trong các lõi sao, nơi nhiệt độ đạt ngưỡng hơn 10 triệu độ C, hydro và hạt nhân helium hợp nhất, tạo thành các nguyên tố nặng hơn. Phản ứng trên được gọi là tổng hợp hạt nhân.

cluster of young stars two column

Bức ảnh chụp từ Kính thiên văn Spitzer của NASA, chụp lại các dải phổ quang và các dải sao mờ từ bầu trời Bắc Mỹ

Phản ứng này vẫn tiếp diễn trong lòng các ngôi sao đến tận ngày nay, kết quả là các nguyên tố nặng hơn ra đời thông qua sự biến đổi từ nguyên tố nặng. Ví dụ như Mặt trời, một ngôi sao tương đối trẻ biến đổi hydro để tạo ra helium.

Tùy vào kích thước của từng ngôi sao, các nguyên tố khác nhau cũng sẽ được tạo ra từ oxygen đến sắt. Ngôi sao càng lớn, nhiên liệu bị đốt cháy càng nhanh và năng lượng sản sinh càng nhiều. Sau khi sao trở thành các siêu tân tinh (supernova), ngôi sao trẻ ban đầu tạo ra những nguyên tố còn nặng hơn ban đầu và chúng là "hạt mầm" của ngôi sao trẻ hơn.

glow of nebula rcw 120 in scorpius gas and dust ring two column

Bức ảnh này chụp lại vòng ga và bụi bao quanh tinh vân, trong khi hai ngôi sao khổng lồ giữa vòng sản sinh ra bức xạ tử ngoại. Tong vũ trụ, dạng tinh vân có vòng sao bao quanh thế này khá phổ biến.

Những ngôi sao trẻ hơn tiếp tục tạo ra các nguyên tố tiếp theo, theo thứ tự từ trên xuống dưới của bảng tuần hoàn, như carbon hay magie. Trong cơ thể con người tồn tại cả những nguyên tố nặng hơn cả sắt và chúng còn đi qua ít nhất một siêu tân tinh trong quãng đời của mình.

Vào cuối cuộc đời, cái chết của một ngôi sao là không tránh khỏi. Từ vụ nổ hình thành trong lòng ngôi sao, một nguồn năng lượng lớn sẽ được giải phóng ra ngoài, đi kèm với đó là nhiều nguyên tố kim loại, bao gồm cả sắt và niken. Các nguyên tố này đi khắp nơi trong vũ trụ, hình thành nên các bụi sao, bao gồm cả Trái Đất.

doradus star forming region two column

Trong hình là 30 Doradus, một vùng hình thành sao ở Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà láng giềng cùa Ngân Hà. Trong lòng 30 Doradus, có đến 2,400 ngôi sao lớn, hay còn được gọi là Tinh vân Tarantula, sản sinh ra nhiều bức xạ cượng độ mạnh và các cơn gió mạnh, có thể thổi bay mọi vật chất.

Vì vậy, trong lần ngắm sao tới của bạn, hãy nhìn lên bầu trời và dành một phút để suy nghĩ về những gì thực sự xảy ra trên đó, nơi các ngôi sao ngự trị.

Đó có thể chẳng là thứ lấp lánh nào, mà chỉ có những quả bóng nóng rực, tự bốc cháy đến khi chết. Nhưng ở mặt lãng mạn hơn, cái chết của chúng lại là bắt đầu của những thứ khác, của chính chúng ta. Hay nói một cách lãng mạn hơn, mỗi người trong chúng ta, dù là người bình thường nhất, đều có họ hàng với các ngôi sao.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.