• Về đầu trang
Caroline
Caroline

Đại dương - góc nhìn từ những con số

Thiên nhiên

2.5 nghìn tỷ đô la là giá trị kinh tế thu được từ hàng hóa và dịch vụ mà đại dương cung cấp hằng năm. Điều này khiến đại dương trở thành nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới (tính theo GDP danh nghĩa) sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Ấn Độ, Anh và Pháp.

2/3 tổng sản phẩm biển toàn cầu đến từ đại dương. Bên cạnh việc là một nguồn cung hải sản khổng lồ, đại dương còn chứa nhiên liệu cho duy trì hoạt động của nhiều ngành công nghiệp như hóa dầu, khí đốt, điện thủy triều,...

30% lượng khí thải CO2 do con người tạo ra được hấp thụ bởi đại dương. Cơ chế hấp thụ CO2 của đại dương được lý giải là nhờ vào khả năng quang hợp của các vi sinh vật và thực vật phù du sống trong nước biển. Sau khi vi sinh vật chết đi, chúng sẽ di chuyển sâu xuống đáy đại dương và mang theo carbon. Bên cạnh đó, những loài sinh vật khác sống ở đại dương, như tảo biển cũng có khả năng hấp thụ CO2, trong khi một con cá voi có thể hấp thụ 33 tấn carbon trong suốt vòng đời của mình, tương đương với 1.000 cây xanh.

500 triệu người phụ thuộc vào tài nguyên ven biển như kế sinh nhai. Nhờ vào nguồn tài nguyên khổng lồ của mình, đại dương nuôi sống hàng triệu người nhờ các hoạt động từ đánh bắt cá, làm muối, khai thác nhiên liệu đến du lịch và bảo vệ bờ biển.

Đồng muối Cà Ná, Việt Nam. Nguồn: goninhthuan.vn

90% thủy sản trên thế giới đến từ nghề cá quy mô nhỏ. Không thể phủ nhận rằng công nghệ hiện đại đã giúp các quốc gia phát triển việc khai thác thủy sản ở quy mô lớn nhưng sản lượng hiện nay chủ yếu đến từ tàu đánh bắt tư nhân của ngư dân.

Tác phẩm "Mùa cá cơm" của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện tại triển lãm Siena.

Đa dạng sinh học, nguồn lợi khổng lồ, giá trị tinh thần mà đại dương đem lại là vô giá. Vì vậy triển khai các kế hoạch quản lý và phát triển đại dương bền vững là điều vô cũng cấp thiết.

Theo: WWF
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.