• Về đầu trang
Spock
Spock

Không có chăn ấm nệm êm, các loài động vật trong tự nhiên phải ngủ như thế nào?

Thiên nhiên

1. Cá heo

Cá heo luôn được biết đến với trí thông minh phi thường hay cảm xúc đa dạng trong chuyện sinh hoạt tình dục. Một đặc điểm khác không thể không nhắc đến, đó là thói quen ngủ kì lạ của loài động vật này.

Khi ngủ sâu, cá heo sẽ ngửa bụng trên bề mặt nước, thay vì chìm dưới nước. Bên cạnh đó, cá heo cũng sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ chỉ nhờ việc ngừng hoạt động một bên bán cầu não.

giphy 10

Ngủ cùng tớ đi, tớ canh cho

Bán cầu não còn lại vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, để con vật vẫn có thể nắm được tình hình xung quanh. Sau mỗi hai giờ, cá heo sẽ đổi bên não, để cả hai bên đều được nghỉ. Tập quán kì lạ này không chỉ là đặc điểm của riêng cá heo, mà nhiều loài vật khác, như dơi ăn quả, cá heo chuột, cự đà, hải cẩu, chim và vịt.

2. Cá nhà táng

Trong năm 2008, người ta phát hiện ra một đàn cá nhà táng đang bơi dọc theo đường bờ biển ở ngoài khơi Chile. Cảnh tượng nhìn qua thì rất tuyệt vời, nhưng rồi nó trở nên kì lạ trong chốc lát. Giống người anh em cá heo của mình, chúng cũng cho một bên bán cầu não nghỉ, bên còn lại thì vẫn hoạt động. Nhưng bên não còn thức này lại không thể phát hiện ra các vật thể trôi ngay bên cạnh chúng.

giphy 12

Chào chị em, cái gì đã xảy ra trong lúc tớ ngủ vậy?

Chỉ đến khi một con cá kình vô tình va chạm phải đàn cá trên, thì chúng mới biết được tình hình. Từ sự kiện trên, người ta phát hiện ra cá nhà táng không hề thở, hay di chuyển trong khi ngủ, và thời gian ngủ của chúng cũng là thấp nhất trong số các loài thú có vú.

3. Hươu cao cổ

giphy 11

Cổ tớ dài nhưng không tốn chỗ ngủ đâu các cậu

Hươu cao cổ cũng không ngủ nhiều hơn các con cá nhà táng là bao. Chúng chỉ ngủ 20 phút mỗi ngày để tránh ánh mắt của những loài thú săn mồi khác. Bất chấp ngoại hình khổng lồ có thể khiến chúng rất khó để nghỉ ngơi, không ít người vẫn sẽ thấy đó là một khoảnh khắc dễ thương vô cùng.

4. Rái cá biển

giphy 6

Nắm tay nhau thật chặt, giữ tay nhau thật lâu

Khi rái cá biển chìm vào giấc ngủ, cả đàn rái cá sẽ ngủ chồng lên nhau, giống như dạng bát úp. Thói quen ngủ này sẽ giúp đàn của chúng không bị trôi dạt theo dòng nước, và đôi khi, những con vật cũng nắm tay nhau để không bị trôi đi.

5. Chim hải âu

giphy 16

Lần này là tại vì tớ ngủ quên thôi á

Hải âu là một loài chim biển dành phần lớn thời gian của mình để săn mồi. Chim hải âu thường không ngủ dài, mà chỉ có các giấc ngủ ngắn, nên không ít người tin rằng loài chim trên còn có thể ngủ trong khi bay. Chim yến Alps hay chim di cư Swainson cũng có tập tính ngủ như trên, điều đó giúp chúng có thể di cư đến một địa điểm mới trong một thời gian ngắn.

6. Vịt

giphy 3

Mình vừa thấy cái quái gì bằng bên mắt phải vậy

Ta sớm biết rằng, gia cầm chỉ nhắm một mắt khi ngủ nhưng thực chất, vịt là loài gia cầm kì lạ hơn thế. Chúng xếp thành hàng khi đang ngủ và con đứng cuối sẽ nhận công việc trông coi giấc ngủ cho cả hàng. Những con trong hàng thì sẽ nhắm cả hai mắt nhưng thực chất là bên trong não của chúng, một bên bán cầu vẫn hoạt động.

7. Chồn đất châu Phi

giphy 8

Giật bắn cả mình! Có ngủ cũng không yên nữa

Loài vật này chủ yếu ngủ trong những hệ thống hang động phức tạp mà đàn đã tự đào trước đó. Mỗi đàn chồn đất đều có khoảng 30, 40 con, gồm cả đực lẫn cái. Khi ngủ, cả đàn cũng sẽ ngủ chồng lên nhau, để giữ ấm cho cơ thể bằng nhiệt độ tỏa ra từ con khác, đồng thời bảo vệ con đầu đàn, luôn nằm cuối cùng. Không chỉ riêng chồn đất châu Phi, dơi, sóc hay nhiều loài vật khác cũng có tập tính như trên.

8. Ngựa, ngựa vằn và voi

giphy 13

Cuối tuần nằm ngủ cho sướng, cả tuần ngủ đứng rồi

Điều khiến cho thói quen ngủ của ba loài trên khác biệt, đó là tập ngủ đứng. Làm như thế, chúng vừa có thể nghỉ ngơi, đồng thời vẫn giữ được cảnh giác trước các mối nguy hiểm khác. Nhưng đôi khi, ngựa, hay bò cũng nằm ngủ nếu chúng bước vào trạng thái REM trong giấc ngủ. Hồng hạc cũng ngủ đứng vì việc ngủ theo tư thế thông thường là rất bất tiện trong môi trường sống đầy nước và đầm lầy.

9. Dơi nâu

2007 asiatic greater yellow house bat 1 697x1024

Không giống như những loài thú có vú khác, dơi nâu lại ngủ tới 19 giờ một ngày. Các sinh vật sống về đêm như dơi, hay có thói quen ngủ theo tư thế chồng cây chuối, vừa tiện hơn cho việc săn mồi, đồng thời để cho đôi cánh yếu không bị tổn thương. Ngoài dơi, những loài vật có thói quen ngủ nướng khác là tatu, chồn túi Úc, con lười, hổ và không thể thiếu “hoàng thượng” mèo trong các gia đình.

giphy 9

Gì vậy sen, một ngày trẫm ngủ 19 tiếng mà

10. Cá mập

Hầu hết cá mập phải thường xuyên di chuyển để có đủ lượng oxy cần thiết trong phổi của chúng. Một số khác thuộc họ này lại có hệ thống lỗ thoát trên da rất mạnh, để chúng có thể hấp thụ một lượng oxy tối đa.

giphy 5

Ơ cái gì thế, tớ có đang ngủ đâu

Với cá mập, giấc ngủ chỉ như một cách để chúng nghỉ ngơi cho lại sức, chứ không phải là bất động hoàn toàn như các con vật khác. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cũng khám phá ra rằng, tủy sống mới là thứ điều khiển các cơ chuyển động của cá mập. Vì vậy, ngay cả khi chúng hoàn toàn chìm vào giấc ngủ, loài vật này vẫn có thể tiếp tục di chuyển dưới nước.

11. Hải mã

Hải mã cũng có khả năng vừa di chuyển vừa ngủ, giống loài cá mập. Con vật đồ sộ này có thể ngủ ở bất kì đâu, nếu là dưới nước, chúng sẽ ngoi lên thở để lấy oxy, hoặc ngủ trong các vịnh nước sâu suốt 19 tiếng đồng hồ.

giphy 7

Mình ngủ nhiều là để lấy sức, chứ không phải là mình lười đâu

Nhưng khó có thể nói đây là loài vật lười biếng hay ham ngủ được, bởi mỗi một lần bơi của chúng có thể kéo dài đến 84 giờ. Để giữ cho oxy liên tục được luân chuyển khắp các cơ quan trong cơ thể khi ngủ dưới nước, hải mã sẽ mở rộng hết mức các túi khí quản của mình, và nạp thật nhiều không khí vào đó.

12. Sên sa mạc

Khác với hình dung của nhiều người về một loài vật thân mềm thường xuyên phải chạy đi tìm thức ăn, thì ốc sên có thể ngủ trong một thời gian rất dài. Một vụ việc hi hữu chứng minh cho khả năng này của chúng, đó là khi một nhân viên đại sứ quán Anh ở Ai Cập đã vô tình dính một con ốc sên sa mạc lên tấm thẻ tùy thân của mình khi nghĩ là con vật đã chết.

giphy 14

Bye các bạn, hẹn gặp sau 4 năm nữa

Bốn năm sau, nhân viên này tìm cách bỏ tấm thẻ ra khỏi con ốc sên thì thật bất ngờ, con vật đã tự mình di chuyển, để lại một lớp nhớp dày suốt thời gian dài bị đính trên đó.

13. Ếch

e lynx tabikaeru nekoatsume anim00

Mưa gió bão bùng cũng không thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mị

Loài vật lưỡng cư này cũng phải sinh sống qua mùa đông bằng việc ngủ đông, như gấu hay các người bạn khác trong thế giới động vật. Khi ngủ đông, cơ thể chúng tự tiết ra một loại dịch có tác dụng chống đông, giúp cho lượng glucose vẫn được giữ ở mức ổn định, đồng thời giúp các cơ quan nội tạng quan trọng không bị hư hại. Tim ếch cũng ở trạng thái ngưng đập trong mùa đông, nhưng khi nhiệt độ tăng trở lại, chính trái tim sẽ kích hoạt các cơ quan khác hoạt động.

14. Gấu

giphy 4

Ngủ 3 tháng, giảm 3 ký mỡ. Tội gì không ngủ.

Hầu như cả năm, gấu cái đều có thói quen ngủ rất bình thường, chỉ riêng thời gian sinh nở trong năm của chúng. Ở giai đoạn ngủ đông, nhịp tim của gấu thường chậm lại, và con vật cũng sẽ dừng mọi hành động khác như, ăn, uống hay ngay cả bài tiết. Chỉ duy nhất việc sinh con là không đi theo quy luật này. Các con gấu con sau khi chào đời trong kì ngủ đông không chỉ phải tự chăm sóc cho bản thân chúng mà còn chăm sóc cho mẹ của mình, trước khi nó thức dậy vào mùa xuân năm sau.

15. Khỉ

giphy 15

Đi ngủ trên lưng mẹ còn thích hơn ngủ trên giường nữa

Việc tìm hiểu về thói quen ngủ của khỉ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm rất nhiều về các giấc ngủ của chính chúng ta. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều loài linh trưởng như vượn vàng, tinh tinh đều nằm ngủ trên một mặt phẳng an toàn, dễ chịu, giống như con người. Duy trì một giấc ngủ sâu sẽ khiến cho quá trình tiến hóa giữa các loài cùng họ này diễn ra nhanh hơn, đồng thời khiến não bộ phát triển hơn rất nhiều.

Theo: Mentalfloss.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.