• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Loài chim điên liệu có thật trên đời?

Dễ thương

Chim điên có tên tiếng Pháp là fou (kẻ điên) hay nó còn được gọi là ó biển, thuộc họ Chim điên (Sulidae), một nhóm chim biển khá lớn. Trong tiếng Anh, chim điên được chia thành 2 loại: 6 loài được gọi là booby, 3 loài còn lại gọi là gannet (ó biển).

Không phải khơi khơi mà chim điên có tên gọi là booby như vậy, nó có nguồn gốc từ một từ lóng là bubi trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là kẻ ngớ ngẩn. Nguyên nhân có tên này là do các con chim hiền lành này có sở thích đậu trên boong, mạn tàu thuyền nên rất dễ bị bắt ăn thịt, đúng là đồ điên mà!

Chim điên còn có nhiều anh em họ hàng với nhiều màu sắc khác nhau như: chim điên mặt xanh, chim điên bụng trắng, chim điên chân xanh, chim điên chân đỏ, chim điên Nazca, chim điên Peru. Tuy nhiên một số loài chim điên nay đã bị tuyệt chủng.

Đặc biệt hơn cả là loài chim điên chân xanh sở hữu một điệu nhảy "chết người". Chim điên chân xanh thường xuất hiện ở Tây thuộc Trung và Nam Mỹ. Đôi chân có màng không chỉ giúp chim điên che chắn cho con tốt hơn, giữ ấm cơ thể vào mùa đông mà còn được dùng như một "vũ khí lợi hại" để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản.

Để cạnh tranh với tình địch của mình, chim trống sẽ xòe rộng bàn chân, giơ lên cao rồi hạ xuống tạo thành điệu múa nhịp nhàng hài hước, hành động này giúp chim trống chứng tỏ với chim mái rằng đôi chân của chúng đủ to rộng để che chở cho nàng và các con. Nếu con chim điên nào có đôi chân màu xanh càng đậm thì càng hấp dẫn và ăn điểm trong mắt chim mái.

Sau khi lấy điểm được nàng ở bước đầu, chim trống tiếp tục giang đôi cánh của mình ra thật rộng chứng tỏ mình đủ khỏe mạnh để có thể lo gia đình nhỏ những bữa ăn thịnh soạn. Tiếp đến là chim trống gắp một cọng rơm để tặng cho chim mái (thay cho chiếc nhẫn cỏ trao tay).

Và rồi nếu chim mái hài lòng với màn trình diễn ấn tượng và thích đôi bàn chân xanh ấy thì cô nàng sẽ tham gia điệu nhảy, cả hai bắt đầu khiêu vũ với nhau trông khá ấn tượng.

Đây là đoạn clip full HD về điệu nhảy quyến rũ bạn tình rất bài bản của một chú chim điên:

Đừng đánh giá thấp chim điên mà tưởng chúng không biết gì ngoài việc đứng trên boong tàu để bị săn bắt đấy nhé. Người ta có câu: "Khùng biết giăng mùng trải chiếu!" Câu này rất hợp với chim điên nhà ta đó nha!

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.