• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Những loài thú siêu phàm sở hữu 'giác quan thứ sáu' mà Batman và Spider-man cũng phải 'copy'

Thiên nhiên

Chúng ta đều biết mỗi loài vật có 5 giác quan cơ bản là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Một số loài có giác quan tốt hơn các loài khác, ví dụ như chó mèo có thị giác và khứu giác vượt trội hơn con người rất nhiều.

Thế nhưng, có những trường hợp đặc biệt hơn nữa, chúng sở hữu thêm một giác quan thứ sáu cực kỳ lợi hại và trở thành chủ đề muôn thuở khiến các nhà khoa học tốn biết bao nhiêu giấy mực để nghiên cứu.

1. Nhện - Khả năng cảm thụ rung động

Dẫn đầu danh sách tất nhiên là loài sinh vật đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của một trong những siêu anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - Spider-man.

2

Nhện sở hữu một cơ quan gọi là ''Slit Sensilla'' hay ''cơ quan cảm thụ rung động dạng khe'' giúp chúng có thể nhận biết được chuyển động xung quanh dù là nhỏ nhất. Điều này cũng lý giải vì sao Spider-man luôn đoán trước được đòn tấn công lén lút của đối thủ và nhanh chóng tránh được.

11

Spider-sense, khả năng cảm thụ tương tự ở loài nhện đã giúp Spider-man trở thành một trong những siêu anh hùng có khả năng né tránh tốt nhất vũ trụ Marvel.

Không chỉ nhận biết, nhện còn có thể tính toán được cân nặng, kích cỡ của những con mồi chạm vào mạng lưới của chúng. Loài sinh vật 8 chân này thực sự là một kẻ săn mồi đáng gờm, chúng có thể đoán biết hướng gió, thậm chí một làn gió nhẹ làm đung đưa cọng cỏ cũng không thoát được giác quan của chúng.

solifugid setae

Các sợi lông và lỗ chân lông trên 8 chân của loài nhện là một phần trong hệ thống cảm thụ rung động của chúng. Các sợi lông sẽ thu được những rung động và truyền về hạch thần kinh ở các đốt chân.

2. Rắn lục - Cơ quan cảm ứng nhiệt

Loài rắn săn mồi nguy hiểm này có hai cơ quan cảm ứng nhiệt bên cạnh mũi và mắt giúp chúng cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ thân nhiệt của con mồi. Tầm nhìn đặc biệt này được gọi là ''heat vision'' hoặc ''infrared vision''.

1

Trong đêm tối, rắn lục có thể nhìn thấy và tính toán được khoảng cách lẫn kích thước chính xác của con mồi. Một năng lực không thể hoàn hảo hơn đối với động vật săn đêm.

4 5

So sánh tầm nhìn của người và rắn trong đêm. Rắn lục có thể ''cảm nhận'' nhiệt lượng phát ra từ con mồi và tái tạo lại dưới dạng hình ảnh.

Được biết, con người đã mô phỏng thành công năng lực này của loài rắn để tạo nên ''kính hồng ngoại'' giúp nhìn xuyên đêm hoặc ''tên lửa tầm nhiệt'' có thể đuổi theo mục tiêu phát ra sức nóng.

22

Kính hồng ngoại, một thiết bị mô phỏng khả năng cảm ứng nhiệt của rắn giúp loài người nhìn trong bóng đêm.

3. Bồ câu - Cơ quan cảm biến từ tính

Bạn có biết lý do vì sao người ta huấn luyện bồ câu đưa thư? Chính là vì chúng không bao giờ bay lạc đường. Khả năng kỳ diệu này đến từ một cơ quan ẩn sâu trong chiếc mỏ của bồ câu, chẳng những giúp chúng xác định được bốn phương tám hướng như một cái la bàn mà còn vẽ được bản đồ đường bay trong đầu loài chim này.

3

Đáng kinh ngạc hơn, nghiên cứu cho thấy chúng còn mô phỏng và dựng lại hình ảnh 3D trong đầu ở những nơi chúng đã bay qua, từ đó giúp chúng hoàn toàn nhận thức được vị trí địa lý của mình.

pigeoneto

Năng lực này có khiến bạn liên tưởng đến nhân vật Magneto trong bộ phim X-men không?

4. Cá heo - Năng lực định vị sóng âm

Cá heo nổi tiếng là loài vật thông minh, có thể hiểu và giao tiếp với con người. Trong quân sự, cá heo được huấn luyện để giúp Hải Quân Mỹ tuần tra bờ biển và phát hiện kẻ địch. Chúng còn có thể trở thành những hoa tiêu cừ khôi, hộ tống và dẫn đường cho tàu chiến. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn ở bài viết này.

dolphin

Vì sóng âm truyền đi trong nước tốt hơn trong không khí, cá heo đã phát triển một cơ quan cảm nhận sóng âm, giúp chúng định vị và phát hiện con mồi từ xa. Tần số sóng âm mà cá heo nghe được có thể cao gấp 10 lần con người.

dlphfishecho1

Mô tả cách cá heo xác định con mồi bằng sóng âm.

Có thể nói, cá heo sở hữu một năng lực hiệu quả hơn cả những radar hiện đại nhất, chúng hoàn toàn có khả năng hình dung được một bản đồ 3 chiều của môi trường xung quanh dựa trên việc thu nhận sóng âm.

dauphin commun noaa nmfs wikimedia

Khác biệt với những loài sinh vật sở hữu giác quan thứ sáu khác thường có thị giác khá tầm thường, cá heo lại phát triển nhãn lực rất tinh tường.

Tuy nhiên, giải phẫu học cá heo cho thấy chúng không có dây thần kinh cảm thụ mùi, nói đúng hơn, cá heo không có ''khứu giác''.

5. Cá mập - Khả năng cảm nhận xung điện

Mỗi loài sinh vật đều tạo ra những tín hiệu điện riêng biệt khi cơ thể hoạt động. Ví dụ, trong não bộ của con người cũng có tín hiệu điện. Và loài cá mập có thể cảm nhận được xung động của dòng điện đó. Chúng tiến hóa để sở hữu năng lực kỳ lạ này phục vụ cho mục đích săn mồi.

squalo e1452433144677 810x388

Môi trường nước biển có nhiều muối vốn dẫn điện rất tốt, mặc dù con người không thể cảm nhận được nhưng những tế bào nhạy cảm ở mũi cá mập có thể thu nhận tín hiệu điện trong làn nước dù là nhỏ nhất.

shark and diver 1754880i

Cá mập trắng lớn có thể dài hơn 7 mét và nặng 3 tấn. Nó có thể cắn đứt đôi bạn chỉ với một cú táp.

Thực tế cho thấy, cá mập là một trong những sát thủ săn mồi đáng sợ nhất thế giới động vật. Cho đến năm 2017, thống kê cho thấy có 2785 vụ cá mập tấn công người, trong đó có 493 vụ dẫn đến chết người. Vùng biển có nhiều vụ tấn công chết người nhất các vùng biển thuộc Châu Phi với 94 vụ và Úc với 72 vụ.

lorenzini pores on snout of tiger shark

Những lỗ nhỏ trên mũi cá mập là cơ quan giúp chúng cảm nhận được xung điện.

Tuy nhiên, cái mõm ''nhạy cảm'' chứa đầy các cơ quan cảm thụ này cũng là điểm yếu của cá mập. Rất nhiều người bị cá mập tấn công đã may mắn sống sót khi họ đấm thật mạnh vào mõm chúng. Vì quá nhạy cảm, chấn động mạnh ở bộ phận này sẽ khiến cá mập đau đớn cùng cực.

6. Dơi - Định vị bằng sóng siêu âm

Có bao giờ bạn để ý rằng loài dơi bay rất nhanh và có thể chuyển hướng vô cùng chính xác? Đó là do trước đó chúng đã ''quét'' toàn bộ khu vực xung quanh bằng một loại sóng siêu âm mà con người không nghe thấy được.

big eared townsend fledermaus

Dơi sở hữu đôi tai to ''quá cỡ'' để thu nhận sóng âm một cách thuận tiện hơn.

Thị lực của dơi khá yếu, mặc dù cũng là một loài săn mồi ban đêm nhưng dơi đã chọn cách tiến hóa khác với cú hoặc rắn. Chúng phát triển một bộ phận đặc biệt trong thanh quản có thể phát ra sóng siêu âm ở một tần số mà chỉ có chúng nghe được. Sóng âm đấy dội lại sẽ được đôi tai to thu nhận và chuyển tải thành tín hiệu hình ảnh.

antrozous pallidus pallid bat

Dơi có đôi tai to như thế này là để thu nhận sóng âm một cách dễ dàng. Chúng có thể ''nhìn'' thấy một con muỗi trong đêm đen chính là nhờ sóng siêu âm dội lại.

Trong phần phim Batman: The Dark Night năm 2008 của đạo diễn Christopher Nolan, Batman do Christian Bale thủ vai đã sử dụng một công nghệ mô phỏng năng lực của loài dơi đó là dùng mỗi điện thoại trong thành phố Gotham làm một bộ phát sóng âm ra môi trường xung quanh.

Với cách này, Batman có thể kiểm soát được hoạt động của tội phạm ở mọi nơi, phác thảo hình ảnh 3D mọi không gian sống mà anh muốn và quan sát được lũ tội phạm đang làm gì.

Mặc dù bản thân Batman không hề muốn sử dụng năng lực này bởi vì nó xâm phạm và kiểm soát toàn bộ đời tư của người khác. Năng lực tối thượng mà Lucius Fox từ gọi là: "quyền năng của Chúa''.

Tuy nhiên, đây là cách duy nhất để có thể tìm ra Joker đang ẩn nấp trong thành phố Gotham và Batman không có lựa chọn nào khác.

Theo: Mother Nature Network
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.