• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Bắt được tín hiệu lạ truyền đến Trái Đất từ khoảng cách 1,5 tỷ năm ánh sáng: Sự sống ngoài hành tinh là có thật?

Tin tức

Những nhà nghiên cứu thiên văn học và vật lý vũ trụ cho biết nếu có thể tìm ra được nguồn gốc của tín hiệu này thì đây sẽ là một thành công mang tính đột phá, hé mở nhiều điều mới lạ trong việc khám phá vũ trụ rộng lớn.

Từ trước đến nay, các giả thuyết về tín hiệu lạ luôn rất đáng sợ, chúng có thể phát ra từ vụ nổ lớn khi một ngôi sao sinh ra hoặc chết đi, thậm chí có thể là tín hiệu của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đã có nhiều dữ kiện để đưa ra những phỏng đoán hợp lý hơn.

sat fb 828x435

Những tín hiệu lạ được được truyền đến Trái Đất từ một địa điểm bí ẩn cách xa Thái Dương Hệ đến 1,5 tỷ năm ánh sáng.

Lần gần đây nhất trong tháng 1 năm 2019, các nhà khoa học thu được một tín hiệu radio lặp lại 6 lần theo chu kỳ từ cùng một nguồn phát, khiến các nhà khoa học vừa mừng vừa lo. Nếu chúng được phát đi bởi một hiện tượng tự nhiên thì không có gì để nói.

Ngược lại, nếu tín hiệu lặp lại nhiều lần theo quy luật nhất định thì rất có thể được phát đi theo chủ đích của một nền văn minh nào đó. Những tín hiệu này được gọi là FSB (Fast Radio Burst).

Mỗi lần lặp lại, FSB chỉ kéo dài 1 phần nghìn giây tuy nhiên được truyền đi xuyên qua vũ trụ bởi nguồn năng lượng mạnh tương đương tổng số năng lượng Mặt Trời có thể tạo ra trong 1 năm, chứng tỏ nguồn phát phải là một thực thể chứa năng lượng cực kỳ khủng khiếp.

supernova

Một đám tinh vân dày đặc, tàn dư của một ngôi sao nổ tung có thể là nguồn phát ra sóng FSB.

Ingrid Stairs, nhà vật lý thiên văn ở đại học British Columbia giải thích:

Từ trước đến nay chỉ ghi nhận một trường hợp duy nhất sóng FSB lặp lại từ cùng một nguồn phát. Bây giờ, chúng ta đã chứng kiến được lần thứ hai, tạo điều kiện để nghiên cứu làm rõ nguồn gốc, mục đích của bí ẩn lớn này.

Việc xác định được vị trí của các nguồn phát lặp lại sẽ giúp chúng ta khoanh vùng và thu được nhiều tín hiệu hơn nữa.

Nhà thiên văn học Cherry Ng ở Đại học Toronto nói:

Tín hiệu có thể được phát ra từ những đám mây bụi dày đặc là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh, hoặc từ trung tâm của một lỗ đen. Tuy nhiên dù là gì thì nó cũng phải ở một vị trí đặc biệt thuận lợi mới có thể tán xạ tốt như vậy tới Trái Đất.

vat ly thien van

Phác đồ thể thiện 13 vị trí của nguồn phát FSB từng được ghi nhận.

Trong khoảng 3 tuần trở lại đây, chúng ta thu thập được đến 13 sóng FSB, chúng cung cấp nhiều dữ kiện hơn bao giờ hết. Tiến sĩ Arun Naidu ở đại học McGill chia sẻ:

Bất kể nguồn phát là thứ gì thì cũng thật thú vị khi nghiên cứu được phạm vi lan tỏa của tín hiệu FSB rộng lớn như thế nào. Vả lại, trước đây có những lý thuyết cho rằng không thể phát ra sóng radio với tần số cực thấp dưới một mức nhất định nào đó.

Những FSB nói trên vốn được phát hiện bởi Phòng thí nghiệm phác đồ cường độ Hydro ở Canada, nơi ghi nhận và vẽ lại những biểu đồ thể hiện các tín hiệu lạ từ vũ trụ.

7 trong số 13 tín hiệu FSB thu nhận được có tần số dưới 400 Mhz, trên lý thuyết chúng không thể tồn tại vì chưa bao giờ được ghi nhận. Điều này cho thấy chúng ta đã bỏ lỡ khá nhiều tín hiệu trong quá khứ bởi vì tần số của chúng quá thấp.

canadian lab

Lòng chảo khổng lồ dùng để thu nhận sóng radio ngoài không gian của Phòng nghiên cứu phác đồ cường độ Hydro ở Canada.

Ông Tom Landecker, thành viên Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada, hiện làm việc ở Phòng thí nghiệm phác đồ cường độ Hydro cho biết:

Cho đến bây giờ thì chúng ta biết được nguồn phát FSB kể trên còn có thể tạo ra sóng tần số cực thấp. Loại sóng này có thể xuyên qua các môi trường và lan đi rất xa, lại rất khó bị phát hiện khi đến Trái Đất. Chi tiết này lý giải được nhiều điều nhưng lại mở ra những câu hỏi hóc búa hơn.

Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ ghi nhận được nhiều tín hiệu nữa để giải đáp bí ẩn vũ trụ này.

Theo: The Independent & Nat Geo

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.