• Về đầu trang
Milu
Milu

Bí mật ẩn chứa đằng sau những tấm huy chương tại Thế vận hội Tokyo 2020

Tin tức

Bạn nghĩ điều gì sẽ làm nên một tấm huy chương Olympic? Là vàng, bạc hay đồng? Hơn cả thế nữa, đó là nỗ lực không ngừng để vươn tới đỉnh cao, là mồ hôi, là nước mắt và là thành công của những vận động viên tham gia thế vận hội.

Tuy nhiên, bạn có biết rằng đối với các nhà vô đich Olympic và Paralympics tại Tokyo vào năm 2020 tới đây, tấm huy chương không chỉ là kí ức của riêng họ nữa mà còn mang tầm ý nghĩa hơn thế nhiều!

dldfhvgu0aafcvb 3757 1535095022 ldvz

Thiết kế dự kiến của tấm huy chương Thế vận hội 2020

Theo đó, kim loại được sử dụng để chế tác huy chương sẽ được lấy từ những chiếc điện thoại di động đã từng được sử dụng bởi hàng triệu người dân Nhật Bản. Đây là một phần trong chiến dịch sử dụng vật liệu tái chế trong quá trình đúc của nước chủ nhà. Ban tổ chức Tokyo đặt mục tiêu sản xuất 5000 huy chương bằng vàng, bạc, đồng được lấy từ rác thải điện tử.

Chất thải điện tử là một trong những thứ liên tục bị thải ra môi trường nhanh nhất trong dòng chảy chất thải sinh hoạt trên thế giới. Dù ẩn chứa nhiều độc tính cao, tuy nhiên nó vẫn được xem là một “mỏ vàng của đô thị” bởi nhiều đặc tính chưa được khám phá hết, đặc biệt là phần kim loại ẩn chứa bên trong.

Ban tổ chức Thế vận hội Tokyo đã nắm bắt cơ hội này và kêu gọi người dân ủng hộ điện thoại cũng như các linh kiện điện tử đã cũ khác. Bằng cách này, hộ gia đình có thể vứt bỏ các thiết bị điện tử đã lỗi thời hoặc không dùng nữa một cách an toàn hơn đồng thời nhà sản xuất huy chương sẽ có một nguồn cung vật liệu ổn định.

p06sc22x

Chỉ trong hơn một năm kể từ khi dự án khởi động từ tháng 4 năm ngoái, ban tổ chức đã thu được 16,5kg vàng, chiếm 54,5% mục tiêu được đề ra là 30,3kg vàng; 1800 kg bạc, chiếm 43,9% mục tiêu là 4100 kg. Ngoài ra, ban tổ chức cũng đã thu được số lượng đồng cần có là 2700kg. Trong một phát biểu với BBC Future, ông Masa Takaya, phát ngôn viên của Thế vận hội Tokyo nói:

“ Ý tưởng này tạo điều kiện cho tất cả người dân trên mọi miền đất nước có thể tham gia đóng góp cho Thế vận hội.”

Dự án cũng cũng được cho là tạo nên hy vọng để giải quyết cuộc đấu tranh cam go với chất thải điện tử. Dữ liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy thế giới đã tạo ra 44,7% triệu tấn chất thải điện tử vào năm 2016, và con số này đều tăng dần từ 3-4% qua mỗi năm. Số chất thải này có thể được sử dụng để xây dựng một con đường có 2 làn xe nối Paris và Singapore. Đến năm 2021, con số chất thải được dự đoán là 52 triệu tấn.

Tuy nhiên, cho dù là ở Nhật Bản hay ở bất kì quốc gia nào, hầu hết số chất thải này không đến được nơi thu gom và xử lý chúng. Một báo cáo khác của Liên Hợp Quốc cũng cho biết chỉ có 20% thiết bị điện tử bị loại bỏ được đem đi tái chế, số còn lại đem đến các bãi chôn lấp hoặc chuyển sang các nước kém phát triển hơn để tái sử dụng, hoặc là bị lãng quên ở một xó xỉnh nào đó trong căn nhà của bạn.

p06sc2b3

Từ quan điểm về sinh thái, điều này không chỉ gây hại cho môi trường bởi các chất độc hại có trong thiết bị điện tử sẽ gây ô nhiễm nguồn đất và nước nếu chúng không đươc xử lý đúng cách. Ngoài ra, về phía lợi ích kinh tế, việc vứt bỏ thiết bị không đúng cách sẽ là một sự bỏ lỡ về cơ hội tận dụng nguồn kim loại sẵn có đối với các quốc gia có ít mỏ,

“Nhật Bản là quốc gia nghèo khoáng sản và họ không có cơ hội nào khác để có được nguồn tài nguyên quý giá và khan hiếm bằng cách tận dụng rác thải điện tử của chính quốc gia họ.”

  • Ruediger Kuehr, một chuyên gia về chất thải điện tử tại Đại học Liên Hợp Quốc và là đồng tác giả của báo cáo .Liên Hợp Quốc

“Trong một số trường hợp, giá trị của một tấn nguyên liệu được khai thác từ “mỏ vàng đô thị” này còn có giá trị hơn một trăm lần so với cùng số nguyên liệu được khai thác từ quặng truyền thống”

  • Maria Holuszko, trợ lý giáo sư tại Đại học British Columbia (UBC) cho biết.

Từ mỗi tấn quặng được khai thác từ mỏ, bạn chỉ có thể nhận được từ 3-4gram vàng, tuy nhiên một tấn điện thoại di động có thể cung cấp tới 350g! Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết vấn nạn chất thải điện tử mà còn giúp bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản từ các mỏ đang dần cạn kiệt trên thế giới. Holuszko ước tính rằng việc tái chế từ nguồn thải này có thể đáp ứng từ 25-30% nhu cầu vàng trên toàn cầu.

Đây không phải là lần đầu tiên huy chương Olympic chứa đựng vật liệu tái chế. 30% bạc được sử dụng để làm huy chương cho Thế vận hội Rio 2016 đến từ những chiếc gương bị vứt bỏ, tấm tia X. Ngoài ra, 40% trong tổng số vật liệu để làm huy chương đồng đến từ các xưởng đúc tiền. Thế vận hội mùa Đông Vancouver 2010 cũng đã sử dụng một cách tượng trưng khoảng 1,5% kim loại tái chế, mặc dù chúng có nguồn gốc từ một mỏ đô thị ở Bỉ.

p06sc2k4

Tuy nhiên, Nhật Bản đã thực hiện một bước tiến xa hơn. Đối với tấm huy chương ở thế vận hội Tokyo 2020, không chỉ là phần trăm ít ỏi nguyên liệu tái chế mà ban tổ chức quyết tâm sử dụng 100% từ nguồn quặng này và chỉ chấp nhận chất thải điện tử từ các hộ gia đình Nhật Bản. Kết quả thu nhận được vô cùng khả quan, đến tháng 6/2018, các cửa hàng viễn thông thu nhận được khoảng 4,32 triệu điện thoại di động đã qua sử dụng trong khi chính quyền thành phố nhận được khoảng 34000 tấn thiết bị điện tử nhỏ.

Chiến dịch đặc biệt này đã nhận được rất nhiều sự chú ý và quan tâm trên toàn thế giới. Cựu bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông Vladimir Johnson, đã tham gia quyên góp khi ông đến thăm Tokyo vào năm 2017.

Mặc dù vậy, thành công của dự án này vẫn chỉ có thể mang tính biểu tượng bởi nó chỉ giải quyết một phần trong thách thức giải quyết rác thải điện tử. Các thiết bị điện tử được thu hồi lần này chỉ chiếm 3% số lượng bị thải ra hàng năm ở Nhật Bản.

Một vấn đề nữa cần được đề cập đến đó chính là “số phận” của các phần phi kim loại bởi khi chúng ta chỉ nhận phần kim loại và đổ phần còn lại vào bãi rác thì chúng cũng sẽ gây ra ô nhiễm như thường. Ban tổ chức Tokyo 2020 chỉ nhận phần vàng, bạc và đồng từ các đối tác tái chế của mình.

Do đó, phần còn lại của thiết bị được xử lý như thế nào họ thậm chí không thể biết rõ, người phát ngôn nói rằng họ nghe các công ty tái chế đang xử lý các phần còn lại theo phương thức thông thường, tuy nhiên điều này không thể đảm bảo.

p06sc332

Tương lai của chúng ta sẽ như thế nào trong một xã hội ngày càng được điện khí hóa? Kuehr ước tính rẳng lượng chất thải điện tử toàn cầu có thể tăng gấp đôi lên 80 triệu tấn một cách dễ dàng chỉ trong vòng vài thập kỷ.

“Tại sao chúng ta không thay đổi cách chúng ta hiểu và sử dụng điện tử. Một cách hay là hãy tạm ngừng mua và sở hữu các thiết bị. Thay vì mua điện thoại, sao chúng ta không xem xét đến việc mua dịch vụ mà họ cung cấp? Các nhà sản xuất sẽ cung cấp các dịch vụ di động tại nhà và khách hàng sẽ trả tiền cho điều đó”

Có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua để giải quyết núi chất thải điện tử đang ngày một cao lên. Có lẽ sự thay đổi đang bắt đầu ở Nhật Bản – quê hương của hàng loạt hãng điện tử khổng lồ như Hitachi, Mitsubishi, Panasonic và Sony.

Tuy nhiên, tham vọng giải quyết vấn đề này cần phải vượt ra ngoài phạm vi của dự án làm huy chương Thế vận hội. Nhưng ta có thể thấy rằng, 5000 huy chương được làm từ kim loại tái chế có vẻ như là một sự khởi đầu thuận lợi cho tất cả mọi thứ.

“Nhật Bản rất vui khi chứng tỏ được rằng việc khai thác các “mỏ vàng ở đô thị” là điều hoàn toàn khả thi”

Theo: BBC
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.