• Về đầu trang
Cá Hồi Nuôi
Cá Hồi Nuôi

'Thử thách 10 năm' là trào lưu chơi cho vui hay Facebook có 'âm mưu' cả?

Khám phá

Mới đây, “Thử thách 10 năm” (10 Year Challenge) đang là trào lưu càn quét khắp các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram.

Từ người bình thường đến người nổi tiếng, ai cũng hào hứng đăng tải hình ảnh so sánh bản thân mình 10 năm trước (cụ thể khoảng năm 2008, 2009) so với năm nay, đa phần đều muốn khoe sự thay đổi tích cực rằng tôi đã xinh đẹp hơn, trưởng thành hơn, hoặc vẫn mãi trẻ, đồng thời cùng cười khúc khích nhìn lại một "tôi" 10 năm trước trông ngây ngô như thế nào.

lost bird trao luu 10 nam 20

Một ví dụ về "chị Heo" Minh Hằng, cách ăn mặc và kiểu tóc đậm chất những năm 2000

Thế nhưng, thuyết âm mưu được đăng tải gần đây của Kate O’Neil – tác giả các đầu sách công nghệ như Tech Humanist phần nào khiến những người đã hoặc có ý định đu theo trend suy xét lại, khi cho rằng những hình ảnh so sánh song song kia là nguồn dữ liệu quý giá cho thuật toán nhận diện khuôn mặt liên quan đến thay đổi vì tuổi tác.

kate o conell

Giả thiết của cô chia sẻ trên Twitter nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm, từ đồng tình lo ngại cho đến phản bác. Lý luận bác bỏ cho rằng, những tấm hình đó đã dù sao cũng đã được đăng tải từ trước rồi, và vốn từ lâu các mạng xã hội lớn như Facebook đã thâu tóm được những dữ liệu đó theo trình tự thời gian.

Dự đoán được phản biện đó, Kate tiếp tục chia sẻ giả thuyết của mình.

“Hãy thử hình dung thế này nhé.

Hãy tưởng tượng bạn muốn huấn luyện một thuật toán nhận dạng khuôn mặt, về các đặc điểm liên quan đến tuổi tác và cụ thể hơn là về sự thay đổi của gương mặt theo năm tháng. Lý tưởng nhất vẫn là có một kho dữ liệu rộng lớn, tỉ mỉ của rất nhiều người. Và điều đó có thể xảy ra nếu một loạt người đăng tải hình ảnh về thay đổi của họ trong một số năm nhất định - cụ thể là 10 năm.

Tất nhiên bạn có thể khai thác dữ liệu Facebook với những hình đại diện, ảnh chụp hoặc dữ liệu EXIF (định dạng file ảnh có thể chuyển đổi, chứa thông tin như thời gian chụp). Nhưng đôi khi những dữ liệu thu về được hoàn toàn vô dụng vì có những người chẳng đăng tải gì lên ngoài một ảnh đại diện mọc rêu, một số khác đăng ảnh chó cưng, hoạt hình, ảnh chữ, trừu tượng, và nhiều nhiều nữa.

Nói cách khác, trào lưu này giúp cung cấp một kho ảnh sạch sẽ, tiện lợi, sắp xếp sẵn theo thứ tự ngày ấy-bây giờ.

Còn nữa, hình ảnh đăng tải trên Facebook sẽ không hoàn toàn khớp với ngày bức ảnh được chụp. Thậm chí dữ liệu EXIF cũng không đáng tin cậy. Vì sao? Vì có thể đó là ảnh được scan từ ảnh giấy, ảnh được đăng đi đăng lại nhiều lần, một số là ảnh chụp màn hình, và dữ liệu EXIF có thể bị xóa bằng một số phần mềm đơn giản.

Tóm lại, nhờ vào trào lưu này, một lượng lớn ảnh được người dùng chọn lựa kỹ càng, sắp xếp lại, và đăng lên theo thứ tự lý tưởng.

Còn đối với những người nói rằng đa số dữ liệu từ trend này là rác thì xin thưa, nhà khoa học và nghiên cứu dữ liệu biết cách xử lý với tình huống mắc phải. Ví như bạn nào đăng hình một con mèo làm ảnh 10 năm trước, và ảnh 10 năm sau là mặt của họ, thì thuật toán đủ thông minh để nhận ra và loại bỏ."

Đối mặt với thuyết âm mưu đang được người dùng chia sẻ rình rang này, Facebook cũng đã đáp lại tác giả trên Twitter về sự vô can của mình.

facebook twitter

Kate O’Nell cho rằng, tỷ như Facebook không sử dụng trend này để thu thập thông tin, thì còn rất nhiều ứng dụng, game trên Facebook (vi dụ những trò yêu cầu đăng nhập “Bạn trông giống người nổi tiếng nào?”) có thể trích xuất được dữ liệu khổng lồ này.

Kate cũng đề cập đến việc khai thác dữ liệu tốt hay xấu còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nó, sẽ là tốt nếu thuật toán được ứng dụng vào việc tìm người mất tích lâu năm, nhất là trẻ em. Năm ngoái, cảnh sát New Delhi đã tìm được 3000 trẻ em mất tích chỉ trong 4 ngày nhờ vào công nghệ nhận diện gương mặt. Nếu đứa trẻ bị mất tích trong thời gian dài, thì mất chút thời gian của họ để so sánh với tấm hình gần nhất được cung cấp. Về mặt này, công nghệ nhận biết thay đổi khuôn mặt theo thời gian rất có ích.

new delhi kids

Còn về mặt không tốt lắm của công nghệ này? Có thể nó chỉ được ứng dụng để hỗ trợ Facebook hay các mạng xã hội nhắm mục tiêu, nhóm tuổi quảng cáo hiệu quả hơn. Đáng sợ hơn dữ liệu có thể bị bán hoặc khai thác bởi chính phủ, như năm 2016 Amazon đã làm. Họ bán dịch vụ nhân diện khuôn mặt theo thời gian thực cho các sở cảnh sát ở Orlando, Hạt Washington và Oregon. Có điều những cơ quan hành luật này dùng nó để theo dõi những đối tượng tình nghi, những người vô tội, hay thành viên các cuộc biểu tình mà cảnh sát cho là phiền phức.

reko14

Minh họa cho công nghệ của Amazon

Liên minh Tự do Dân sự Mỹ đã yêu cầu Amazon ngừng bán dịch vụ này. Một phần của các cổ đông và nhân viên của Amazon cũng yêu cầu tạm dừng dịch vụ với lý do lo ngại về định giá và uy tín của công ty.

Cuối cùng, Kate kết luận rằng, cô không muốn làm mọi người lo sợ hay phá hỏng cuộc vui của ai cả. Thế nhưng chúng ta cũng nên sẵn sàng yêu cầu những dữ liệu ấy được đối xử tôn trọng, đồng thời tự bản thân bảo vệ thông tin cá nhân của chính mình.

Theo: Wired
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.