• Về đầu trang
Cá Hồi Nuôi
Cá Hồi Nuôi

Vệ tinh NASA khám phá 2 hành tinh mới giống Trái Đất chỉ cách 49 năm ánh sáng

Tin tức

Chỉ mới được phóng đi vào tháng 4/2018, vệ tinh TESS (The Transiting Exoplanet Survey Satellite) trị giá 337 triệu USD của trạm không gian NASA vừa đạt dấu mốc "đáng đồng tiền bát gạo" đầu tiên khi khám phá được 2 hành tinh gần giống Trái Đất trong hệ mặt trời.

180415 tess 630x375

Trước khi bắt đầu công việc, TESS thực hiện các cuộc thăm dò đầu tiên vào ngày 25 tháng 7 (và còn gửi về hình ảnh tuyệt vời của một sao chổi đi qua), còn các quan sát khoa học chính thức của nó bắt đầu vào ngày 7/8/2018.

tess comet 1024

Ảnh sao chổi TESS gửi về

Hai hành tinh tìm được là Pi Mensae c (quay quanh ngôi sao lùn vàng Pi Mensae), cách Trái Đất không tới 60 năm ánh sáng; và LHS 3844 b (quay quanh ngôi sao lùn đỏ LHS 3844) chỉ cách chúng ta 49 năm ánh sáng.

TESS sẽ cần phải thu thập thêm một số dữ liệu và chờ xác nhận, nếu kết quả nó mang về vượt qua kiểm duyệt của NASA, đây sẽ là thành tích đầu tiên của TESS trong sứ mệnh 2 năm đi tìm sự sống ngoài Trái Đất.

Pi Mensae c là một siêu Trái Đất (hành tinh có kích thước gấp 10 lần Trái Đất), và có thêm một chị em là Pi Mensae b cũng xoay quanh sao lùn Pi Mensae, hành tinh này lớn gấp 10 lần sao Mộc và có quỹ đạo 2,083 ngày.

LHS 3844 b thì nhỏ hơn một chút, được phân loại là "hot-Earth" (hành tinh quá nóng để có thể sống), chỉ gấp 1,3 lần kích thước của Trái Đất, và xoay quanh quỹ đạo sao lùn chỉ trong 11 giờ. Vì quỹ đạo quá nhỏ như vậy nên bề mặt LHS 3844 b bị bức xạ ngôi sao ảnh hưởng, không thể giữ được bầu khí quyển.

5ace49cc146e711a008b4586 750 546

Mô hình vệ tinh TESS

TESS được thiết kế theo vệ tinh tiền nhiệm Kepler và cùng sử dụng phương pháp trắc quang chuyển tiếp để tìm kiếm dấu hiệu của một hành tinh.

TESS còn một quãng đường dài để đi, khảo sát 85% vùng trời mà NASA ước tính sứ mệnh này có thể giám sát được nửa triệu ngôi sao. Những dữ liệu mà nó mang lại có thể giúp các nhà khoa học đào sâu hơn nữa, tiết lộ nhiều hơn nữa về những hành tinh ngoại vi.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.