• Về đầu trang
Trứng chim
Trứng chim

YouTube khẳng định không nhận được bằng chứng nào về việc Thử thách Momo xuất hiện trên trang web này

Tin tức

Thử thách Momo hiện đã xuất hiện trên các video dành cho trẻ em trên YouTube sau nhiều tháng lan truyền bằng WhatsApp. Nhưng phía YouTube lại cho biết họ không nhận được bất cứ chứng cứ nào gần đây về các video này cả.

momo2

Momo là thử thách gắn liền với hình ảnh của một người phụ nữ có tạo hình kì lạ. Đây là tác phẩm của nghệ nhân búp bê Nhật Bản, Midori Hayashi.

Sự lan truyền nhanh chóng của thử thách này làm dấy lên mối lo ngại đây sẽ là một phiên bản khác của Thử thách Cá voi xanh vào năm 2017, nguyên nhân dẫn đến hàng chục thiếu niên Nga tự tử.

Thử thách Momo tuân theo một quy trình nhất định: đầu tiên, người chơi sẽ được thách để liên lạc với Momo bằng cách gửi một tin nhắn tới một số điện thoại ẩn danh – sau đó, họ sẽ bị đe dọa bằng những hình ảnh và tin nhắn bạo lực.

Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo xong vẫn rất khó để khống chế sự lan rộng của thử thách đáng sợ này.

momo1

YouTube đã trả lời các báo cáo vào ngày 27/02 sau thái độ giữ im lặng ban đầu.

Một phát ngôn viên của YouTube cho biết: “Trái ngược với các bài báo, chúng tôi không nhận được bất kỳ bằng chứng nào gần đây cho thấy sự trình chiếu hay quảng bá của thử thách Momo trên YouTube. Những nội dung của thử thách trên vi phạm chính sách của chúng tôi và sẽ được gỡ bỏ ngay lập tức.”

Trong khi đó, chính quyền và trường học đã đưa ra những cảnh báo thông qua mạng xã hội cho các bậc phụ huynh để cảnh giác với nội dung có thể liên quan đến thử thách này.

Trong bài đăng gần đây trên Facebook, một bà mẹ đã chia sẻ việc đứa con gái sáu tuổi của mình đã bị Thử thách Momo tiếp cận trong khi đang xem Peppa Pig trên YouTube Kids.

momo

Bé Bre-Andria Roussell và mẹ

Bre-Andria Roussell, 6 tuổi kể cho mẹ mình rằng “Momo như một ứng dụng, mẹ có thể gọi và nhắn tin cho cô ấy. Cô ấy có thể xuất hiện trong giấc mơ và giết người”.

Một câu chuyện kinh hoàng khác cũng vừa được chia sẻ bởi một tiệm cắt tóc dành cho trẻ em ở Gloucestershire: một cô bé 5 tuổi đã tự cắt tóc của mình vì bị kích động bởi Thử thách Momo.

momo4

Cũng vào tuần này, Trường tiểu học Haslingden ở Anh đã đăng trên Facebook rằng ngày càng có nhiều học sinh của trường xem những video có nội dung không phù hợp được chia sẻ rộng rãi trên mạng, trong đó bao gồm cả thử thách Momo.

momo3

“Những video này đã xuất hiện tràn lan trên các trang truyền thông xã hội và YouTube (đặc biệt bao gồm cả YouTube Kids).

Các video sẽ bắt đầu một cách vô cùng bình thường nhưng sau đó sẽ nhanh chóng được thay bằng những cảnh bạo lực cùng ngôn từ nhạy cảm.

Trong đó, một video tên là ‘MoMo’ đã sử dụng một chiếc mặt nạ trắng bị vênh để khuyến khích những đứa trẻ giấu bố mẹ làm những việc nguy hiểm bao gồm cả bật ga và uống thuốc.”

National Online Safety (tạm dịch: An toàn Trực tuyến Quốc gia) cho biết họ đã nhận được rất nhiều báo cáo từ “hàng trăm phụ huynh và trường học về Thử thách kinh hoàng này.”

Dư luận lần đầu chú ý đến Momo là khi thử thách này được cho là có liên quan đến một vụ tự tử của bé gái 12 tuổi ở Argentina vào tháng 7 năm ngoái.

Hiện chưa rõ mục đích đằng sau trò chơi này là gì nhưng theo tờ BBC, các nhà chức trách đã đưa ra những cảnh báo về việc người gửi ẩn danh có thể sẽ dùng thử thách này như một công cụ để đánh cắp thông tin hoặc khuyến khích bạo lực và tự tử.

Tới thời điểm này, thách thức độc ác trên đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, bao gồm Argentina, Mỹ, Mexico, Pháp, Đức và phổ biến nhất ở các nước Mỹ Latinh.

Mặc dù các đầu số ẩn danh được sử dụng trong thử thách đến từ Nhật Bản và một vài quốc gia Mỹ Latinh nhưng không ai có thể xác định chính xác Momo bắt nguồn từ đâu hay ai là người đứng sau nó.

Theo Đơn vị Điều tra Tội phạm Máy tính bang Tabasco, Mexico:

“Thử thách Momo bắt nguồn từ một nhóm trên Facebook, khi các thành viên của nhóm này được thách phải liên lạc với một số ẩn danh. Một số người dùng cho biết rằng nếu họ không gửi tin nhắn đến Momo bằng điện thoại của họ, họ sẽ nhận được những hình ảnh bạo lực, thậm chí là cả những lời đe dọa”.

Người dùng WhatsApp hiện được khuyên không nên liên hệ với các số ẩn danh hay tham gia vào các tin nhắn dạng chuỗi.

Theo Chuyên gia An toàn Trực tuyến, Rodrigo Nejm,Truyền thuyết thành thị luôn tồn tại ngay cả khi Internet xuất hiện. Tội phạm đã lợi dụng chính điều đó”.

Theo: Dailymail
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.