• Về đầu trang
Nguyễn Minh
Nguyễn Minh

Những nhân vật có thật trong các kiệt tác nổi tiếng nhất lịch sử hội họa thế giới

Nghệ thuật

Bất kể đề tài sáng tác yêu thích là gì, hầu hết các họa sĩ trên thế giới đều đã tôi luyện qua thể loại vẽ chân dung truyền thống trong hội họa, với đối tượng được miêu tả là con người. Đây là thể loại tranh được các danh họa thực hành nhiều nhất, tạo nên một bộ sưu tập khổng lồ các bức chân dung nổi tiếng khắp thế giới.

Và trong khi tác giả của những bức chân dung này đã được biết đến khắp nơi thì thông tin về nhân vật trong tranh lại khá mờ nhạt và ít rõ ràng. Việc tìm hiểu thêm lai lịch của họ sẽ mang đến cho chúng ta những góc nhìn mới mẻ về các tác phẩm vốn dĩ đã quá quen thuộc.

1. Mona Lisa

Chỉ một cái tên đã gợi chúng ta nhớ đến nhà sáng chế, nhà văn và trên hết là thiên tài hội họa có một không hai trong lịch sử nghệ thuật thời Phục Hưng người Ý - Leonardo da Vinci. Được vẽ vào năm 1506, đây là bức chân dung miêu tả hình ảnh một người phụ nữ ngồi trong loggia (căn phòng có ít nhất một mặt không gian mở, hiểu như hành lang) mở ra khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, mờ ảo. Còn ánh mắt của thiếu phụ xoáy thẳng vào người xem và mỉm cười nhẹ nhàng.

leonardo da vinci mona lisa 1503 1516

Mona Lisa 1503 - 1516 (Ảnh:Wikipedia)

Vậy Mona Lisa là ai? Trong nhiều thế kỷ trôi qua, với cái tên cả thế giới biết đến thì lai lịch của nàng lại là ẩn số lớn với giới nghiên cứu hội họa. Mãi đến năm 2005, các học giả người Đức cuối cùng đã tìm ra một bản thảo chép tay tại lâu đài Heidelberg chỉ ra danh tính của nàng là Lisa del Giocondo (nhũ danh Gherardini), một phụ nữ quý tộc ở Florence. Bức chân dung do chồng nàng – Francesco Giocondo – một thương gia ủy quyền cho Leonardo vẽ.

Bức chân dung nổi tiếng nhất Mona Lisa hiện tại được trưng bày tại bảo tàng Louvre – Paris, nhưng nó không phải là bức duy nhất. Trong nhiều thế kỷ có rất nhiều họa sĩ đã vẽ lại bức tranh này – như trường hợp bản sao tại bảo tàng Prado, lấy cảm hứng về bức tranh này, các học trò của Leonardo da Vinci đã tự tạo nên những tác phẩm của riêng họ mang tên Lisa del Giocondo.

workshop of leonardo da vinci mona lisa prado copy ca 1503 1516 photo museo del prado via wikimedia commons public domain

Tại lớp học của Leonardo da Vinci, “Mona Lisa (Prado Copy),” ca. 1503-1516 (Ảnh: Museo del Prado)

2. Girl with a Pearl Earring – Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai

famous portraits 4

Johannes Vermeer - “Girl with a Pearl Earring” 1665 (Hình: Mauritshuits tại Wiki Art)

Bức họa Girl with a Pearl Earring được danh họa người Hà Lan Johannes Vermeer thực hiện năm 1665 và trở thành bức tranh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử hội họa đã đặt nghi vấn về danh tính thực sự của cô gái trẻ trong tranh. Giả thiết được nhắc đến nhiều nhất cho rằng cô gái này chính là Maria Vermeer, con gái út của họa sĩ. Tuy nhiên vẫn có một vài học giả còn nghi ngờ điều này.

Girl with a Pearl Earring thực tế là một bức tranh tronie – trong tiếng Hà Lan ám chỉ những người vô danh. Tronie đã phổ biến thành trào lưu trong thời kỳ hoàng kim của hội họa Hà Lan, khi các nghệ sĩ như Vermeer và Reambrandt bắt đầu sử dụng những đối tượng vô danh cho các tác phẩm “chân dung”. Thông thường, những nhân vật này sẽ phục sức sang trọng và đặt vào bối cảnh đơn giản, làm tăng thêm tính bí ẩn trong danh tính của họ.

Girl with a Pearl Earring là một ví dụ điển hình cho truyền thống này, khi nó tái hiện lại dung mạo của một cô gái vô danh ăn vận sang trọng. “Như một cái nhìn rực sáng ánh lên từ trong bóng tối, nàng không thuộc về bất cứ một nơi hay một thời điểm đặc biệt nào”, chuyên gia lịch sử hội họa Arthur K. Wheelock và Ben Broos đã ghi lại trong một cuốn catalogue. "Chiếc khăn xếp kì lạ quấn quanh đầu cô ấy trong sắc xanh pha lê, nổi bật trên nền vải màu vàng rơi xuống phía sau bờ vai, tạo cho bức tranh một bầu không khí huyền ảo.

tronies by rembrandt at the metropolitan museum of art

Tronies vẽ bởi Rembrandt tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Ảnh: Regan Vercruysse)

3. Portrait of Adele Bloch-Bauer – Chân dung của Adele Bloch-Bauer

gustav klimt adele bloch bauer i 1907 photo neue galerie via wikimedia commons public domain

Gustav Klimt- “Adele Bloch-Bauer I-” 1907 (Ảnh: Neue Galerie)

Trong giai đoạn hoàng kim của mình, họa sĩ Gustav Klimt đã bắt đầu dùng vàng lá để tô điểm cho các tác phẩm. Quyết định lạ thường này thể hiện rõ rệt trong hai tác phẩm hội họa đắt giá nhất của ông: Nụ hôn (The Kiss)Chân dung của Adele Bloch-Bauer I (Portrait of Adele Bloch-Bauer I).

Chân dung của Adele Bloch-Bauer I vẽ lại Adele Bloch-Bauer – một người phụ nữ Do Thái giàu có đến từ Vienna. Người phụ nữ này là một nhà bảo trợ nghệ thuật, cũng được tin là một người bạn hoặc tình nhân của họa sĩ. Adele và chồng – ông Ferdinand Bloch-Bauer - đã tích lũy một bộ sưu tập với hơn 400 tác phẩm nghệ thuật, trong đó bao gồm cả tác phẩm Chân dung của Adele Bloch-Bauer – bức tranh được đặt mua theo yêu cầu của Ferdinand như một món quà kỷ niệm cho người bạn đời của ông.

adele bloch bauer

Adele Bloch-Bauer chụp vào khoảng 1910 (Ảnh: Sưu tầm)

Adele Bauer đến từ một gia đình người Do Thái giàu có tại Vienna. Cha bà là giám đốc ngân hàng Wiener Bankverein, ngân hàng lớn thứ 7 tại Áo – Hung, đồng thời là tổng giám đốc của công ty đường sắt Oriental Railroads. Vào cuối thế kỷ 19, Adele đã gặp Klimt, và có thể họ đã có mối quan hệ tình cảm. Quan điểm được đưa ra rằng không biết Adele đã từng có một đoạn tình cảm với Klimt – người nổi tiếng trăng hoa. Một vài người cho rằng Adele là người phụ nữ xã hội duy nhất được Klimt vẽ - được xác định là người tình của Klimt, nhưng cũng như những giả thuyết khác, không có bằng chứng nào xác nhận ý kiến này là chính xác.

Cha mẹ của Adele đã gả bà cho Ferdinand Bloch, một chủ ngân hàng và nhà sản xuất đường; trong khi chị gái của Adele kết hôn với anh trai của Ferdinand trước đó. Ferdinand lớn hơn vị hôn thê của mình nhiều tuổi và khi cuộc hôn nhân diễn ra vào tháng 12 năm 1899, ông 35 tuổi và nàng mới 18. Cặp đôi không có con đều thống nhất đổi họ thành Bloch-Bauer. Với khả năng kết nối xã hội tốt, Adele thường xuyên mời các nhà văn, chính trị gia, tại nhà mình.

Bên cạnh việc thể hiện thành công vẻ đẹp thanh khiết của bà Bloch-Bauer, bức tranh cũng trở nên nổi tiếng về lịch sử gây tranh cãi của nó. Trong khi Adele mạnh mẽ tuyên bố rằng bức tranh nên được trưng bày tại phòng trưng bày Áo quốc tại Vienna thì người anh rể của bà lại coi đây chỉ là một “yêu cầu” và quyết định lưu giữ nó trong gia đình. Nó thường được các bảo tàng và gallery mượn trưng bày trong các triển lãm trước khi bị Đức quốc xã đánh cắp vào năm 1941.

Sau thế chiến thứ II, bức tranh được treo tại bảo tàng Österreichische Galerie Belvedere tại Vienna và được lưu giữ tại đây cho đến khi trở về với gia đình Bloch-Bauer vào năm 2006. Sau đó một vài tháng, họ đã bán bức tranh với giá 135 triệu USD.

Adele Bloch-Bauer là người duy nhất được Gustav Klimt vẽ liền hai tác phẩm toàn thân.

gustav klimt 047

Gustav Klimt - Portrait of Adele Bloch-Bauer II (Ảnh: wikipedia)

4. Arrangement in Grey and Black No.1

arrangement in grey and black

James Abbott McNeill Whistler, “Arrangement in Grey and Black No. 1” 1871 (Ảnh: Bảo tàng d'Orsay)

Họa sĩ người Mỹ James Abbott McNeill Whistler đã vẽ bức tranh Arrangement in Grey and Black No.1 – một bức chân dung mẹ của mình – bà Anna McNeill Whistler vào năm 1871.

Sinh ra và lớn lên tại Nam Carolina, Anna McNeill Whistler cùng chồng là George Washington Whistler chuyển đến sống tại Nga vào những năm 1830. Sau cái chết của chồng vài năm, bà chuyển đến Anh, và sống cùng con trai là James. Bức tranh nổi tiếng này được James vẽ tại ngôi nhà ở Luân Đôn của họ, tái hiện lại hình ảnh người phụ nữ 67 tuổi ngồi trước một bức tường màu xám.

anna matilda whistle photo via wikimedia commons public domain

Anna Matilda Whistle (Ảnh: Wikimedia)

Mặc dù thường xuyên được nhắc đến với cái tên “Mẹ của Whistler”, họa sĩ vẫn đặt tên cho bức tranh là Arrangement in Grey and Black No.1 (tạm gọi Bố cục đen và xám số 1) như một lời chào của ông tới niềm đam mê hội họa. Whistler cho hay “Giống như âm nhạc là bài thơ của âm thanh, hội họa là nghệ thuật của ánh sáng, và chủ đề không phải làm gì cả, với một bản hòa âm của âm thanh và màu sắc… đó là lý do tại sao tôi luôn đặt tên cho các tác phẩm của mình là bố cục và hòa âm,”.

Bức tranh đã trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của Whistler, là một biểu tượng, với phong cách đặc trưng và không ngừng được nhắc đến. Tên tuổi của Whistler càng được khẳng định khi chính phủ Pháp đã mua lại bức tranh cho vị trí cuối cùng trong bảo tàng Louvre vào năm 1891(nay là ở bảo tàng D’Orsay). Mặc dù những bình luận về bức tranh thường tập trung vào chân dung của người mẹ, đôi khi tác phẩm cũng nhận lại nhiều chỉ trích là thiếu tình cảm, thiếu sự ấm áp – những phẩm chất thường thấy trong một bức tranh chân dung chủ đề Người Mẹ. Tuy nhiên, đây không phải là quan điểm của Whistler khi ông được hỏi về bức tranh cho tờ The World vào ngày 22/5/1878.

5. Portrait of Gertrude Stein
pablo picasso portrait of gertrude stein 1905 1906 photo via wikimedia commons public domain

Pablo Picasso, “Portrait of Gertrude Stein” 1905 - 1906 (Ảnh: Wikimedia)

Vào khoảng thời gian đầu của thế kỷ 20, nhà văn nổi tiếng đồng thời là nhà sưu tầm nghệ thuật Gertrude Stein là người đi tiên phong trong trào lưu avant-garde* của Paris. Sau khi rời Oakland, California đến Pháp vào 1903, bà làm việc chặt chẽ với những nhân vật then chốt của trào lưu hiện đại, từ những nhà văn đột phá như F.Scott Fitzgerald và Ernest Hemingway đến các nghệ sĩ avant-garde như Henri Matisse và Pablo Picasso.

Sự bảo trợ của Stein là một phần quan trọng cho Picasso, người đã ghi nhận sự bảo trợ của bà như một chất xúc tác cho những thành công đầu tiên của ông. Vào năm 1905, ông thực hiện bức chân dung của Stein theo phong cách điển hình trong thời kỳ Rose của ông – một giai đoạn đặc trưng bởi bảng màu ấm áp và gợi lên những ảnh hưởng “nguyên sơ”, tương tự như mặt nạ Châu Phi và điêu khắc Iberia.

carl van vetchen portrait of gertrude stein with american flag as backdrop 1935 photo library of congress via wikimedia commons public domain

Gertrude Stein (Ảnh: Carl Van Vetchen chụp năm 1935)

Đứng đầu những tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ quan trọng này, Chân dung của Gertrude Stein cũng nắm bắt được thần thái tự tin của người mẫu và và tình huống của bức tranh – đã khiến Stein cảm thấy rất hài lòng. “Tôi đã và vẫn rất thỏa mãn với bức chân dung của tôi, dành cho tôi, là chính tôi và nó là bản sao duy nhất của tôi mà luôn luôn là tôi, và dành cho tôi,” bà viết trong cuốn sách của mình mang tên Picasso.

6. Women With A Hat

henri matisse woman with a hat 1905 photo sfmoma via wikimedia commons public domain

Henri Matisse- “Woman with a Hat” 1905 (Ảnh: SFMOMA)

Woman with a Hat – bức tranh đa sắc được họa sĩ Henri Matisse vẽ vào năm 1905 tái hiện lại chân dung người vợ của họa sĩ – bà Amélie. Ngoài việc thể hiện cách tiếp cận đầy biểu cảm của họa sĩ và những đường nét theo chủ nghĩa Dã thú, một cách tinh nghịch bức họa này đã chỉ ra nghề nghiệp thật của Amélie: bà là chủ của một cửa hiệu bán mũ.

Mặc dù Amelie đã làm việc như một người quản lý của chồng trong nhiều năm trời, nỗi ám ảnh của Matisse dành cho công việc đã đẩy họ ra xa khỏi nhau, như câu nói nổi tiếng của họa sĩ nói với vợ: “Anh yêu em biết bao, quý cô xinh đẹp, nhưng anh còn yêu hội họa nhiều hơn.”

amelie matisse

Amelie Matisse (Ảnh: Pinterest)

Cuộc hôn nhân của họa sĩ và Amelie kết thúc vào năm 1939 sau hơn 40 năm hôn nhân, nhưng mối quan hệ công việc và tình cảm lãng mạn của họ đã trở nên bất tử với tác phẩm Woman with a Hat và nhiều bức họa khác khắc họa Madame Matisse.

7. American Gothic

grant wood american gothic 1930 photo google arts culture via wikimedia commons public domain

Grant Wood, “American Gothic” 1930 (Ảnh: wikimedia)

Là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của hội họa hiện đại nước Mỹ, bức tranh được họa sĩ Grant Wood hoàn thành vào năm 1930. Trong khi nhiều người hiểu lầm về hình ảnh đầy mơ mộng của người đàn ông và người phụ nữ trong tranh là một người nông dân và vợ của ông, bức tranh đầy tính biểu tượng này thực ra lại khắc họa chân dung của một bộ đôi kỳ lạ: em gái của họa sĩ – Nan Wood Graham và người nha sĩ của gia đình – Dr. Byron McKeeby.

Cảm hứng sáng tạo nên bức tranh của Wood có được khi ông nhìn thấy ngôi nhà của Dibble (chủ sở hữu đầu tiên của căn nhà), một ngôi nhà đầy tính hội họa theo kiểu Tân Gothic tại Eldon, Iowa. Để sắp đặt khung cảnh, ông đã chọn vài kiểu người thích hợp để sống trong căn nhà đó. Thay vì thuê người làm mẫu cho bức tranh, ông đã nhờ đến Graham và McKeeby.

american gothic

Nan Wood Graham và bác sĩ Byron McKeeby (Ảnh: Sưu tầm)

Không giống với nhiều họa sĩ khác thường tìm những cô gái khêu gợi để làm mẫu hoặc gia tăng cảm xúc sáng tạo, Grant rất yêu quý em gái và thường vẽ cô. Sau khi bức tranh trở nên nổi tiếng, những hiểu lầm về mối quan hệ của nhân vật trong tranh, và những chê bai nhan sắc của người phụ nữ khiến cho Nan cảm thấy rất buồn lòng. Để bù đắp những tổn thương cho em gái, Grant đã vẽ tặng Nan thêm một bức chân dung khác đặt tên là “Chân dung của Nan” (Portrait of Nan) và bức tranh này cũng trở nên nổi tiếng không kém.

portrait of nan

Bức tranh bù đắp tổn thương "Portrait of Nan (Ảnh: sưu tầm)

Nói về những gương mặt gây tranh cãi trong tranh, Grant đã viết trong một bức thư vào năm 1941: “Những đặc điểm này, tất nhiên, không thực sự quan trọng. Vấn đề là những gương mặt này có đúng với cuộc sống của người Mỹ hay không và những gì mà gương mặt họ phản ánh.”

Theo: mymodernmet.com
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.