• Về đầu trang
Spock
Spock

Kiếm 70 triệu một tháng từ chạy Grab, cử nhân Singapore rủ nhau cất bằng làm tài xế

Cuộc sống

Với những ai lần đầu đi taxi ở Singapore, luôn tồn tại một luật bất thành văn như sau: các tài xế luôn được gọi là “bác tài”, bất kể độ tuổi thực tế của họ là bao nhiêu.

humans of uber and grab 4

Hình ảnh thường thấy của giới tài xế Singapore, các ông chú trung niên lớn tuổi

Quy tắc này đến từ thực tế, những người chủ yếu hành nghề này đa phần là những đàn ông trung niên từ thế hệ trước, trong khi rất hiếm người bắt gặp thanh niên làm tài xế toàn thời gian. Đây là kết quả của quy định Bộ vận tải Singapore, khi yêu cầu công dân phải ít nhất 30 tuổi để được cấp bằng lái xe taxi.

Thế nhưng, nếu bạn chọn đi xe của Grab, một trong các hãng chia sẻ xe lớn nhất Đông Nam Á, người đằng sau vô lăng rất có thể sẽ trẻ tuổi hơn các “bác tài” bạn từng gặp nhiều. Tất cả đến từ những ưu thế mà Grab đem đến cho đối tác của họ, nếu đặt lên bàn cân với các loại hình việc làm truyền thống.

Không khó để trở thành một tài xế Grab

Ở Singapore, không có gì đơn giản hơn việc trở thành một tài xế cho Grab. Chỉ cần anh có trong tay giấy phép lái xe ô tô cá nhân (yêu cầu duy nhất là hai năm có kinh nghiệm cầm lái) và một chiếc xe hơi (nếu không có, đi thuê cũng không phải vấn đề).

Với những điều kiện dễ dàng như vậy, càng ngày càng có nhiều người trẻ ở Singapore chọn đi làm tài xế cho Grab. Vào năm 2017, Grab tuyên bố là 20-30% đối tác làm việc cho họ trẻ hơn 30 tuổi.

rsz gc driver dscf8439

Tuy nhiên, cũng đang dần có nhiều người trẻ tham gia vào công việc này

Con số này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, tại sao lại có nhiều người trẻ, với bằng cấp ở trình độ Đại học hay cao hơn thế lại chọn làm các công việc phổ thông có yêu cầu thấp, thậm chí là không liên quan đến ngành học của mình. Và dưới đây là một số lí do.

Thu nhập lí tưởng, thậm chí còn cao hơn nhiều công việc tri thức khác

Thật dễ hiểu tại sao một số người trẻ lại thích lái xe cho Grab sau khi tốt nghiệp hơn là nghiến răng làm lại từ đầu ở một công việc bàn giấy khác.

Theo tính toán, một tài xế của Grab nếu làm việc trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều trong các ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu sẽ kiếm được khoảng 1.015 SGD (17,4 triệu đồng) mỗi tuần, có nghĩa là 4.060 SGD (69,5 triệu đồng) mỗi tháng.

np 20170703 hbconfess03 1582252

Thu nhập kiếm được từ việc chạy xe cho Grab còn cao hơn nhiều ngành nghề khác trong xã hội

Trong khi đó, mức lương trung bình của một sinh viên mới ra trường là 2.235 SGD (38,2 triệu) mỗi tháng. Nếu tính riêng theo phương diện tài chính, không lí do nào ta lại không chọn công việc có lương cao hơn hết.

Làm việc tự do giúp người ta có thêm thời gian để tìm ra định hướng của mình

Thực tế luôn tồn tại một sự thật là, trải nghiệm không tốt từ công việc đầu tiên mà họ nhận được sau khi ra trường không chỉ làm cho họ cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng, mà đồng thời còn để lại ấn tượng xấu trong hồ sơ xin việc.

istock 000008487775xsmall

Các sinh viên mới tốt nghiệp dễ bị sốc khi bước vào môi trượng làm việc cạnh tranh và đầy áp lực

Trong khi đó, anh có thể chọn các công việc hợp đồng, làm theo thời vụ để có thể tìm ra thứ mà anh thực sự muốn làm. Theo lời giáo sư Morten Hansen của Đại học Berkeley, California, có sự khác nhau giữa mục đích và đam mê trong việc lựa chọn ngành nghề. Và thực tế, mục đích mới chính là thứ quyết định hiệu suất làm việc của người ta.

Theo định nghĩa của giáo sư Hansen, mục đích công việc là "cảm giác mình đang được cống hiến cho tập thể, đóng góp công sức cho xã hội", trong khi niềm đam mê "là cảm giác phấn khích mà ta có được khi làm việc ".

45633671251 89656a194b o

Người ta chỉ yêu công việc của mình nếu được tôn trọng và có cảm giác được cống hiến cho tập thể

Điều này không có nghĩa là ai cũng nên bỏ công việc hiện tại của mình để chuyển sang làm các công việc thời vụ khi họ không tìm thấy mục đích trong cái mà mình đang làm. Nếu anh xem công việc của mình là một cách để kiếm tiền nhằm phục vụ đam mê trong tương lai, đó cũng là một động lực.

Còn nếu như anh mới chưa tìm ra động lực nghề nghiệp thực sự của mình kể cả khi đã tốt nghiệp, có rất nhiều trợ giúp ngoài kia cho anh. Chúng không thể chỉ ra thứ mà anh muốn nhất, nhưng ít ra cũng giới hạn được các ngành nghề mà anh nên thử sức.

Áp lực trong công việc càng trở nên nặng nề hơn

Với không ít sinh viên mới chân ướt chân ráo ra trường, môi trường làm việc khắc nghiệt có thể khiến cho họ bị sốc nghiêm trọng. Nó không chỉ đơn giản xuất hiện trong ngày một ngày hai mà là một phần trong đời sống công sở.

Dữ liệu của Bộ Nhân lực Singapore tính đến tháng 9 năm ngoái, mỗi người Singapore làm việc 44,9 giờ mỗi tuần, tương đương với 2.100 giờ mỗi năm. Như vậy là còn nhiều hơn cả các quốc gia có truyền thống “làm việc đến chết” như Nhật Bản (1.710 giờ) và Hàn Quốc (2.024 giờ).

workstress 02

Ở quốc gia phát triển như Singapore, những người đi làm luôn phải chịu áp lực rất lớn từ cấp trên, từ môi trường

Trong môi trường công sở, áp lực đến từ những việc nhỏ nhất như cố gắng trả lời tin nhắn từ cấp trên ngoài giờ làm việc, hoặc rời khỏi văn phòng muộn hơn sếp của mình. Với nhiều người đi làm, hạnh phúc trong cuộc sống bị chi phổi rất nhiều từ tình hình công việc hiện tại của họ.

Chắc chắn với lí do này, sẽ chẳng ai muốn trách các sinh viên từ bỏ công việc cố định để đến với những cơ hội việc làm linh hoạt, nhẹ nhàng hơn ngoài kia.

Sự lạc hậu trong tư duy lãnh đạo

Tại các công ty, năng suất lao động vẫn chỉ được tính theo lợi nhuận mà họ mang lại cho công ty hàng năm. Cách tính toán khô khan này làm cho không ít người trẻ năng động, có nhiều hoài bão muốn từ bỏ chỗ làm hiện tại của mình

20180718201324 gettyimages 862201574 crop

Lối tư duy lãnh đạo lạc hậu của những cấp quản lí là lí do khiến người trẻ không mặn mà với việc làm một công việc cố định

Theo một nghiên cứu từ công ty tư vấn nghề nghiệp O C Tanner, có đến 63% người trẻ thuộc thế hệ Z (ra đời sau năm 2000) và 54% thuộc thế hệ Y (sinh ra trong khoảng 1990 đến 2000) thường xuyên nghĩ về sự đóng góp của bản thân trong công việc.

Điều này chứng tỏ, sự công nhận với những gì mà họ đóng góp cho công ty là rất quan trọng, và nó phải đến từ chính bộ phận quản lí.

Vậy có gì sai nếu như trở thành một “tài xế cử nhân” của Grab?

Nền kinh tế chia sẻ đã đem đến nhiều thay đổi trên thị trường nói chung. Khắp nơi trên thế giới, ai cũng có thể cảm nhận được các cơ hội đến với mình nhiều như thế nào, nhờ có luồng gió mới này.

Riêng tại một quốc gia phát triển như Singapore, nó lại mang đến nhiều lựa chọn cho không ít người trong xã hội. Đó có thể là một kế sinh nhai, hay chỉ đơn giản là thứ giúp anh có thêm thu nhập trên con đường tìm kiếm đam mê đích thực.

st 20160424 altaxi24 2240284

Grab tạo ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp, nhưng cũng là cái bẫy doanh nghiệp với những người trẻ

Nhưng mặt trái của nó là khiến con người ta chệch hướng khỏi sự nghiệp lâu dài khi bị cám dỗ bởi lợi ích trước mắt của nó. Anh có thể dễ dàng kiếm được nhiều tiền trong thời gian trước mắt, nhưng về lâu dài, anh sẽ chẳng học được thêm chút nào cho bản thân từ đó hết.

Tất nhiên, với một bộ phận sinh viên vẫn đang kiếm sống từ Grab, hay GoViet thì việc thay đổi trong một hai ngày là không hề đơn giản. Tuy nhiên, họ cần phải xác định rằng điều mình đang làm chỉ được coi là công việc tạm thời và phải nhanh chóng tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp khác, thứ giúp họ sử dụng được chính kĩ năng mà mình học được từ công việc trước.

goviet zing

Ở Việt Nam, tình hình 'cử nhân chạy Grab" là không phải chuyện hiếm

Quan trọng nhất, hãy suy nghĩ thật thấu đáo trước khi chuyển nghề. Bởi sẽ chẳng ai muốn phải mặc lại chiếc áo tài xế của Grab sau bao nỗ lực từ bỏ nó hết, phải không nào?

Theo: Channel News Asia
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.