• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Từ thời kỳ đồ đá đến thời đại 4.0, ngoại hình lý tưởng của đàn ông đã thay đổi thế nào?

Anh em

Ngoại hình của đàn ông tiết lộ rất nhiều điều về họ. Đó là người mạnh mẽ và dẻo dai, ôn hòa và dịu dàng, hay thậm chí chỉ cần nhìn thôi cũng thấy họ toát lên phong thái của một người có địa vị. Hãy quay ngược lại lịch sử để xem ngoại hình lý tưởng của đàn ông “thay da đổi thịt” như thế nào nhé các bạn!

12000 đến 8000 năm trước Công nguyên: Mẫu đàn ông phốp pháp

Khoảng từ 12000 đến 8000 năm trước Công nguyên là thời kỳ đồ đá mới (Neolithic Era), hình thức săn bắt hái lượm được thay thế bằng chăn nuôi trồng trọt. Không còn phải mạo hiểm săn động vật hoang dã và thu nhặt hoa quả trong rừng thiêng nước độc, gieo trồng và chăn nuôi gia súc gia cầm giúp con người đảm bảo nguồn thức ăn sẵn có và định cư lâu dài. Cuộc sống dễ dàng hơn so với trước đây khiến đàn ông bắt đầu phát tướng và trở thành... hình mẫu lý tưởng. Bởi một người đàn ông phốp pháp được xem là người sở hữu nhiều đất đai và có quyền lực.

800 đến 146 năm trước Công nguyên: Thời đại của các nam thần

ngoai hinh dan ong

Nhắc đến nam thần, nhiều cô gái hẳn đang nghĩ đến hình ảnh này (nguồn: Pinterest)

ngoai hinh dan ong

Hoặc hình ảnh này (nguồn: Weibo).

ngoai hinh dan ong

Thực ra, nam thần mà tôi đang nhắc đến là đây cơ (Nguồn: Thelist).

800 đến 146 năm trước Công nguyên là giai đoạn rực rỡ của Hy Lạp cổ đại. Vẻ đẹp của những nam thần như Zeus, Apollo hay Poseidon không chỉ khiến chúng ta trầm trồ qua những bức kiệt tác mà còn là hình mẫu lý tưởng của nam giới thế kỉ 21. Không thể phủ nhận sức hút của cơ bụng chữ V (hay còn gọi là cơ bụng Apollo) khiến nhiều chị em không khỏi xao xuyến và là chuẩn đẹp để các chàng trai lao đi tập gym hùng hục. Tuy nhiên, theo tạp chí The Guardian, tỉ lệ chuẩn của vẻ đẹp Hi Lạp cổ đại chỉ là... hư cấu, nên các anh tập gym ròng rã cả năm cũng không thể đạt chuẩn.

Tỉ lệ này là chuẩn rồi. Ngưng đòi hỏi (nguồn: Pinterest).

800 đến 1000 năm sau Công nguyên: Thời kỳ của những đàn ông cao kều

Không hề ngạc nhiên khi chúng ta có suy nghĩ thế hệ sau sở hữu nguồn gen đẹp và chất lượng hơn thế hệ trước. Tuy nhiên, dựa vào những nghiên cứu những bộ xương còn lưu lại, vào thời kỳ 800 đến 1000 năm sau Công nguyên, chiều cao của đàn ông xấp xỉ đàn ông thế kỷ 21. Lý do bởi khí hậu ấm áp giúp mùa màng bội thu, cung cấp nhiều loại thức ăn phong phú, hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng lây lan dịch bệnh rất thấp do các thành phố cách nhau tương đối xa. Vì vậy, một người đàn ông cao lớn chứng tỏ anh ta rất khỏe mạnh và dễ gây thầm thương trộm nhớ cho các cô gái.

ngoai hinh dan ong

Đàn ông thời xưa cũng cao to đẹp trai lắm chứ đùa (Nguồn: Rutab).

Giai đoạn từ năm 1450 đến 1600: Cơ thể hoàn hảo và kết nối vạn vật

Thời kỳ Phục Hưng, với bức họa Vitruvian Man, Leonardo Da Vinci đã mô tả cơ thể lý tưởng của một người đàn ông. Đó là cơ thể với tỉ lệ hoàn hảo, không béo hay gầy, không nhỏ con hay đô con. Ngoài ra, hình tròn và hình vuông bao xung quanh người đàn ông mang một ý nghĩa sâu sắc. Toby Lester, tác giả cuốn Da Vince’s Ghost, viết rằng từ thời cổ đại, hình tròn tượng trưng cho vũ trụ và những điều thiêng liêng, hình vuông là biểu tượng của trái đất. Người đàn ông đứng ở giữa là sự kết nối của thiên đàng và trái đất, đại diện cho những yếu tố mang tính con người.

ngoai hinh dan ong

Bức tranh Vitruvian Man của danh họa Leonardo Da Vinci (nguồn: Thelist)

Những năm 1700: Mẫu đàn ông Macaronis

Macaronis là từ chỉ những gã đàn ông trẻ nước Anh xuất ngoại, say mê món mì ống của nước Ý và phong cách ăn mặc châu Âu. Tác giả Joseph Baretti viết trong cuốn sách Easy Phraseology như sau: “Lạ lùng thay, ý nghĩa của từ macaroni thay đổi rất lớn từ tiếng Ý sang tiếng Anh: trong tiếng Ý, nó ám chỉ kẻ ngốc và cứng đầu; còn trong tiếng Anh, nó ngụ ý đàn ông Anh Quốc thích lối ăn diện màu mè và phô trương!” Họ bắt đầu khoác lên người những bộ cánh thời thượng, hơi nữ tính và có nhiều lớp layer ôm sát cơ thể.

Sau này, mẫu đàn ông Macaronis bắt đầu trở thành trò hề với những bộ tóc giả khổng lồ, gương mặt makeup nặng nề với những món trang sức cầu kỳ, nhìn không ra nam cũng chẳng ra nữ. Không thể chấp nhận sự dè bỉu, mẫu đàn ông Macaronis nhanh chóng lỗi mốt và đàn ông quay trở lại tìm đúng chất nam tính xưa kia của họ.

488d397693f4345cad2294c5dccc2065

Đây từng là ngoại hình lý tưởng của đàn ông. Nhớ nhé các bạn! (nguồn: Thelist).

Cuối những năm 1800, đầu những năm 1900: Câu lạc bộ Những người đàn ông Béo

Giống như thời đại đồ đá mới, trong thời gian này, đàn ông nặng ký là đàn ông có địa vị. Họ là những người có tài chính mạnh và không phải lao động nặng nhọc. Những cái bụng mỡ trở thành một đặc điểm vô cùng lôi cuốn. Đó là lý do vì sao câu lạc bộ Những người đàn ông Béo (Fat Men’s Club) ra đời với những gã có cân nặng từ 200 pounds (xấp xỉ 91 kg) đổ lên.

ngoai hinh dan ong

Quan trọng là phải giàu nữa nhé (nguồn: Thelist).

Những năm 1920: Tài tử Hollywood

Những bộ phim Hollywood vô cùng phổ biến vào những năm 1920. Ngoại hình của diễn viên trở thành hình mẫu lý tưởng đối với công chúng. Theo cuốn Looking Good, các diễn viên khi lên phim trông nặng hơn khoảng 20 pounds (xấp xỉ 9 kg) so với cân nặng thật, vì vậy đạo diễn sẽ chuộng những diễn viên có thân hình gọn gàng. Giữ dáng trở thành áp lực của phụ nữ lẫn đàn ông.

ngoai hinh dan ong

Nam diễn viên thường phải thực hiện những cảnh quay cưỡi ngựa, đấu kiếm, và một số cảnh mạo hiểm. Thế nên, họ phải giữ dáng thì lên phim mới “chuẩn men” được (nguồn: Thelist).

Những năm 1930, 1940: Mẫu đàn ông “Strong Man”

Charles Atlas được xem là “ông tổ” đầu tiên của fitness. Ông là người sáng tạo ra cụm từ Dynamic Tension, nghĩa là một hình thức tập thể dục thể thao để sở hữu cơ thể hoàn thiện. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Charles Atlas từng chỉ nặng 44 kg và luôn bị bắt nạt bởi ngoại hình nhỏ thó của mình. Ý thức được một cơ thể khỏe mạnh, đô con sẽ giúp bản thân tự tin hơn và không đứa nào dám lộn xộn với mình, Charles Atlas đã lao vào tập luyện cực kỳ nghiêm ngặt. Đến nay, Charles Atlas không chỉ là một biểu tượng “Strong Man” mà còn tạo ra một xu hướng tập fitness cho phái mạnh.

ngoai hinh dan ong

Cơ bắp đáng khao khát của Charles Atlas (nguồn: Thelist)

Những năm 1950 và đầu 1960: Quan trọng là thần thái

Sau khi giai đoạn chiến tranh và thời kỳ suy thoái kinh tế đi qua, đàn ông ít quan tâm hơn đến cơ thể khỏe mạnh. Thay vào đó, họ chú trọng đến ngoại hình toát ra quyền lực và giàu sang. Thời trang trở thành địa hạt của đàn ông. Suit và áo măng tô là hai item thời trang không thể thiếu trong tủ đồ của các quý ông bởi nó vừa vặn với cơ thể, tôn lên bờ vai rộng nam tính và phần hông gọn gàng. Từ những gã xuất thân từ giới thượng lưu đến những kẻ làm công ăn lương, ai cũng đều sở hữu vài bộ suit và áo măng tô.

ngoai hinh dan ong

Liếc mắt nhìn thôi cũng biết đây là đại gia (nguồn: Popsugar)

Những năm 1960: Đàn ông phải mặc suit

Vào giai đoạn này, những gã trai trẻ và những ngôi sao nhạc rock thường chạy theo phong cách bohemian phóng túng, bất cần. Nhưng đã là đàn ông thì phải mặc suit. Ngoài ra, theo quan niệm về vẻ đẹp hình thể, đàn ông có thể không cần bắp tay lực lưỡng hoặc bụng sáu múi gợi cảm, nhưng họ nhất định phải có bờ vai rộng vững chắc và một cái bụng phẳng, không có mỡ thừa.

ngoai hinh dan ong

Một bộ suit thích hợp sẽ khiến đàn ông toát ra vẻ uy quyền (nguồn: Twitter)

Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970: Mẫu đàn ông Unisex

Trong thời gian này, các chàng trai chuộng sự kết hợp giữa vẻ đẹp nam tính và nữ tính. Tiêu biểu nhất phải kể đến hai huyền thoại là David Bowie và Mick Jagger. Mặc dù unisex (phi giới tính) là một trào lưu nhưng nó không ảnh hưởng đến giới tính thực sự của người đó và cũng không làm giảm tầm quan trọng của việc sở hữu một cơ thể phù hợp.

Tiến sĩ Jo Paoletti viết trong cuốn sách Sex and Unisex của cô: “Một phần của sức hấp dẫn thời trang unisex là sự đối lập giới tính giữa người mặc và trang phục, thu hút sự chú ý của cả nam giới lẫn nữ giới.” Cho nên, những người theo đuổi phong cách unisex thường có dáng người cao, gầy, với những bộ trang phục bó sát cơ thể như jumpsuit hay những chiếc quần cạp cao ôm hông.

david bowie tom lorenzo site 1

Cứ “mi nhon” được như David Bowie thì mặc đồ như này cũng thành fashion icon nhé (nguồn: Pinterest).

Những năm 1980: Chọn cơ bắp hay mảnh mai?

Có hai hình mẫu đàn ông nổi bật trong giai đoạn này. Thứ nhất, mẫu đàn ông như Sylvester Stallone và Arnold Schwarzenegger. Một bờ vai rộng cùng những khối cơ lớn trở thành làn sóng mới và là chuẩn mực vẻ đẹp dành cho phái mạnh. Rất nhiều người thậm chí tin rằng chỉ cần chăm đi gym sẽ khiến bản thân đàn ông hơn. Thứ hai, vẻ đẹp glam metal (một thể loại thuộc nhạc Rock). Những gã đàn ông glam metal thường có mái tóc vừa dài vừa dầy và rất thích mặc đồ unisex quái dị.

ngoai hinh dan ong

Lao vào anh đi em! (nguồn: Thelist)

ngoai hinh dan ong

Khoan, em ơi, hãy về phía tụi anh đây nè! (nguồn: Pinterest)

Từ năm 1990 đến nay: Ngoại hình nào phụ nữ cũng yêu

Theo một cuộc khảo sát năm 2015 của tờ tạp chí Alpha, đàn ông cũng lo lắng về cơ thể không kém phụ nữ. Nhất là khi Internet phát triển, những bức ảnh body “ngon mắt” của các ngôi sao nam xuất hiện dày đặc trên mạng càng trở thành một áp lực lớn đối với nam giới. Sở hữu một cơ thể khỏe đẹp và sexy, giờ đây, cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quý ông.

ngoai hinh dan ong

Mặc dù chịu áp lực giữ dáng, nhưng thực tế là mẫu đàn ông nào cũng dễ dàng chiếm được tình cảm của phái nữ. Từ cao to lực lưỡng, mong manh dễ vỡ, đến tri thức đứng đắn (nguồn: K-popes).

ngoai hinh dan ong

Tất cả đều có điểm chung là nếu không phải đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”...

ngoai hinh dan ong

...thì cũng là đẹp “hại nước hại dân”.

Theo: Thelist
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.