• Về đầu trang
Tiểu Chiêu
Tiểu Chiêu

Đệ nhất mỹ nhân Dân quốc Lâm Huy Nhân: Người con gái ngồi trên đài mây, một lòng không nhiễm bụi trần (Kỳ 1)

Chị em

Nhắc về Lâm Huy Nhân, người ta sẽ nhớ đến bà như là nữ kiến trúc sư đầu tiên của Trung Quốc, đồng thời là nữ tác gia, thi nhân được mến mộ. Các tác phẩm tiêu biểu của bà có thể kể đến: Người Là Tháng Tư Nhân Gian, Sen Đèn, Chín Mươi Chín Độ Trung....

Trên mảnh đất văn hóa Trung Hoa dân quốc, thời đại xuất hiện tầng tầng lớp lớp những tài nữ, Lâm Huy Nhân trở thành dấu ấn ấm áp nhất, ôn nhu nhất trong lòng vô số nam nhân. Bà giống như một tiên nữ không nhiễm chút khói bụi nhân gian, dạo bước trên hồng trần, lạnh nhạt yên tĩnh, không tranh đoạt với đời.

Phần 1: Xuất thân và thời niên thiếu của Lâm Huy Nhân

7e3e6709c93d70cf5817cf3df4dcd100baa12b14 1

Tứ đại mỹ nữ của Trung Hoa dân quốc gồm "Hoa hậu vườn trường" Lục Tiểu Mạn; "Giọng oanh vàng" Chu Toàn; "Ngôi sao điện ảnh phim câm" Nguyễn Linh Ngọc và Lâm Huy Nhân.

Trong đó, Lâm Huy Nhân thanh lệ, thoát tục, ôn nhu như nước, là mỹ nữ không nhiễm khói bụi trần gian. Bà giống như một đóa hoa hồng thần bí, tỏa ra ánh hào quang màu tím nhạt.

Lâm Huy Nhân sinh vào tháng 6 năm 1904, ở Hàng Châu, Giang Nam. Ông nội bà là Lâm Hiếu Tuần, xuất thân tiến sĩ, các đời đảm đương nhiều chức vụ lớn ở thành phố Kim Hoa, Chiết Giang. Cha Lâm Trường Dân tốt nghiệp từ đại học Waseda Nhật Bản, chuyên ngành thi văn, thư pháp, từng nhận chức vụ tổng tham mưu tư pháp chính quyền Bắc Dương. Lâm Huy Nhân được nuôi dưỡng và trưởng thành trong một gia đình như vậy, hiển nhiên không phải là một cô gái bình thường.

Có người nói, chị em họ cùng Lâm Huy Nhân lớn lên, nhiều năm về sau, hầu như đều có thể tỉ mỉ miêu tả quần áo, trang phục của bà khi đó đã làm các cô ái mộ thế nào, làm các cô có cảm giác mới lạ ra sao. Năm 1916, cả nhà Lâm Trường Dân định cư ở Bắc Kinh, Lâm Huy Nhân trở thành là người con gái nổi tiếng nhất trường trung học Bồi Hoa.

9358d109b3de9c829b079dbf6081800a19d8439b

Khi mới 12 tuổi, Lâm Huy Nhân đã là một thiếu nữ có phong thái duyên dáng. Bốn chị em bà học ở trường nữ Bồi Hoa, trên đường phố vào ngày lễ, bốn cô gái giống như những đóa mẫu đơn xinh đẹp, đặc biệt thu hút ánh nhìn.

Giai đoạn trưởng thành, về phương diện tình yêu và gia đình, Lâm Huy Nhân khá may mắn và hạnh phúc. Không giống Nguyễn Linh Ngọc luôn sai thời điểm, gặp không đúng người; không giống Trương Ái Linh gặp được Hồ Lan Thành chính là suýt chút sa vào bùn lầy; cũng không giống như Tiêu Hồng lúc sinh mệnh sắp tàn, mới nói ra một tiếng bùi ngùi chua xót: “Cả đời tôi đau khổ và bất hạnh nhất, đều là vì tôi là một người phụ nữ”.

Cuộc đời Lâm Huy Nhân lưu giữ hình bóng ba người đàn ông có phong thái không giống nhau. Nhà thơ Từ Chí Ma, kiến trúc sư Lương Tư Thành, nhà triết học Kim Nhạc Lâm, họ đều có một điểm chung, chính là xem Lâm Huy Nhân như viên ngọc quý trên tay, ánh mắt cả đời đều xoay quanh hình bóng người con gái xuất chúng này. Câu chuyện bà may mắn được những người đàn ông xuất sắc say mê, được lưu truyền nghìn đời, trở thành niềm ngưỡng mộ của vô số cô gái theo đuổi tình yêu.

d058ccbf6c81800a5787ed3ebd3533fa828b479b

Phần 2: Tuổi trẻ của Lâm Huy Nhân là mối duyên đẹp với Từ Chí Ma

Lúc Lâm Huy Nhân cùng Từ Chí Ma quen biết, bà vừa mới tròn 16, tuổi hoa đẹp đẽ vừa gặp đã yêu.

Một buổi chiều, Từ Chí Ma được Lâm Trường Dân mời đến Lâm gia, Lâm Trường Dân ngẩng đầu lên, hướng về phía lầu gọi: “Huy Nhân, mau xuống đây, có khách đến! Rất quý!”. Đáp lời ông là một tiếng trả lời lanh lảnh, tiếng giày cao gót trên cầu thang vang lên "cộp, cộp", giống như một nhạc khúc tươi đẹp, Lâm Huy Nhân từ cầu thang đi xuống.

Hình ảnh đầu tiên về Lâm Huy Nhân mà Từ Chí Ma nhìn thấy là người con gái mặc chiếc váy trắng đang tung bay theo gió. Chàng nghiêng đầu, mở to đôi mắt nhìn chằm chằm không chớp mắt. Lâm Huy Nhân đi đến trước mặt Từ Chí Ma, tự giới thiệu: "Tiên sinh, chào ngài, hoan nghênh đến nhà tôi làm khách." và đưa tay phải ra. Từ Chí Ma bối rối đưa tay trái ra, không cách nào bắt tay, hai người cười, xem như lời chào hỏi.

Đêm hôm ấy, Lâm Trường Dân thấy con gái mình cởi mở như vậy cảm thấy hài lòng, thấy bản thân dường như là vai phụ, bèn sớm đi ngủ. Chỉ còn Lâm Huy Nhân và Từ Chí Ma ngồi dưới ánh đèn dìu dịu, lấy trà thay rượu cụng ly với nhau. Cho đến lúc gà gáy sáng, Lâm Huy Nhân mới giật mình phát hiện thời gian đã không còn sớm. Bà liền đứng dậy, khua tay tỏ ý bảo đối phương đi nghỉ ngơi. Từ Chí Ma không buồn ngủ, nhiệt huyết sôi trào, đẩy ghế ra bước đến 2 bước, không kìm lòng được ôm Lâm Huy Nhân vào lòng.

Lâm Huy Nhân bị một người có học thức uyên bác, ăn nói nhã nhặn, vẻ ngoài khôi ngô làm cho rung động. Từ Chí Ma cũng bị tài hoa và vẻ đẹp xuất chúng hơn người của Lâm Huy Nhân hấp dẫn. Nhiều năm về sau, Từ Chí Ma cũng chia sẻ trong cuốn "Mãnh Hổ Tập Tự" rằng thuở 24 tuổi ông không hề có niềm đam mê với thơ ca. Chính cuộc gặp gỡ với Lâm Huy Nhân đã kích động ông sáng tác ra những vần thơ rung động lòng người.

Lâm Huy Nhân thật là một cô gái không tầm thường. Hoặc có thể nói một cách cường điệu một chút, không có Lâm Huy Nhân, Từ Chí Ma sẽ không viết ra được những vần thơ được yêu thích nhiều như vậy. Không có Lâm Huy Nhân, Lương Tư Thành cũng sẽ không trở thành nhà kiến trúc sư nổi danh. Không có Lâm Huy Nhân, đời sống tinh thần của Kim Nhạc Lâm sẽ vô cùng nhàm chán, cô quạnh, bơ vơ.

Cứ nghĩ rằng Lâm Trường Dân có cô con gái đang tuổi "như hoa như mộng" (ý nói những cô gái đẹp tựa đóa hoa, là giấc mộng của biết bao chàng trai), ở giai đoạn cơ thể và tình cảm vẫn còn chưa thành thục, cần phải giúp đỡ can thiệp hoặc chỉ bảo đúng đắn. Thế nhưng, Lâm Trường Dân chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây, suy nghĩ cởi mở, bất cứ việc gì đều hướng đến ý nghĩ tốt đẹp, cho con gái tự mình chọn lựa vận mệnh.

Lâm Trường Dân không chỉ không gượng ép con gái trong chuyện tình cảm mà còn đồng ý cho Từ Chí Ma theo đuổi con gái mình. Những tháng ngày sau đó, Từ Chí Ma thường hẹn Lâm Huy Nhân ra ngoài chơi. Nơi họ thường đi nhất là đại học Cambridge. Buổi tối hai người đứng trên cầu Cambridge, nhìn lên ánh trăng và ôm nhau như một đôi tình nhân lãng mạn.

Đáng tiếc cuộc tình của họ không hoàn mỹ bởi Từ Chí Ma lúc đó đã có vợ. Lâm Huy Nhân từng nói với Từ Chí Ma:"Nếu như anh thật lòng yêu em, xin anh hãy ly hôn rồi hãy tới tìm em". Từ Chí Ma thở dài gật đầu. Mặc dù bất đắc dĩ phải cưới Trương Ấu Nghi, nhưng Trương Ấu Nghi vì ông mà sinh con đẻ cái không hề hối hận, đáng tiếc ông lại chẳng có chút tình cảm nào với cô.

Ngay lúc tình yêu của hai người giống như ngọn cỏ xuân, không ngừng nảy mầm, ra lá mạnh mẽ, Lâm Trường Dân lại đến lúc phải về nước, Từ Chí Ma buộc lòng nói lời tạm biệt với Lâm Huy Nhân nơi bến tàu.

Tâm hồn con người là một điều kì quặc, tình yêu cũng như thế. Chúng ta thường hay nói cho nhau nghe lời ngọt ngào, dễ dàng buông ra lời thề cảm động nhất, nhưng lại không chịu nổi khoảng cách, không chịu nổi thời gian đợi chờ.

Trong một bức thư gửi Từ Chí Ma, có đoạn Lâm Huy Nhân viết:

"Em không quên được, cũng không chịu nổi đôi mắt ấy. Lần ấy, anh và Ấu Nghi đi Đức, em, bố, anh Tây Huỳnh đến tiễn hai người. Trong nháy mắt, khi tàu hỏa chuyển động, anh và Ấu Nghi nhìn ra cửa sổ. Bên cạnh gương mặt anh là đôi mắt cô ấy yên tĩnh nhìn em, đôi mắt tuyệt vọng, van xin và đố kị. Em run rẩy. Ánh mắt ấy trực tiếp xuyên đến bên trong cõi lòng em ở nơi cất giấu bí mật không ai biết của em, cô ấy hoàn toàn nhìn thấy hết".

Sau khi Từ Chí Ma và Trương Ấu Nghi thỏa thuận ly hôn, ông long đong vất vả đến tìm người yêu Lâm Huy Nhân ngày xưa, nghe được một câu nói không muốn nghe nhất: “Anh đến làm chi, chúng ta không thể nào!” Lâm Huy Nhân lúc ấy đã cùng Lương Tư Thành đính ước cả đời. Bà lại một lần nữa dùng lý trí chiến thắng tình cảm của chính mình, kiếp này hai người họ chỉ có nhớ nhung lẫn nhau, không có cách nào trông thấy mặt nhau. Lâm Huy Nhân đã dùng đính ước với Lương Tư Thành cắt đứt đoạn tình cảm sâu đậm với Từ Chí Ma.

Năm 1924, Nhà thơ Ấn Độ Tagore đến Trung Quốc, Từ Chí Ma và Lâm Huy Nhân đều là người trong giới làm thơ, hiển nhiên cùng nhau được tiếp đón thi nhân, cùng ra vào hội trường, còn cùng diễn kịch Anh. Cuộc chạm trán lần này lại nhóm lên đốm lửa tình lúc xưa trong lòng Từ Chí Ma. Mỗi tối trung tuần tháng 5, hai người họ lại gặp mặt, bấy giờ Lâm Huy Nhân đã 19 tuổi, là một người con gái ôn nhu như ngọc, càng làm cho tâm tư Từ Chí Ma quay cuồng.

aa18972bd40735fa63842a8992510fb30f24088d

Tháng 6 năm 1924, cùng Lương Tư Thành đi Mỹ du học, Lâm Huy Nhân ở Học viện mỹ thuật thuộc đại học Commonwealth of Pennsylvania, đây là bức ảnh trên thẻ học sinh

Từ Chí Ma từng hỏi Lâm Huy Nhân một câu khắc khoải: "Còn có thể không?", Lâm Huy Nhân lắc đầu nói: "Em sắp cùng Lương Tư Thành đi Mỹ du học rồi". Từ Chí Ma lúc ấy như cá mắc cạn, vô cùng tuyệt vọng và choáng váng. Nhìn thấy mắt tình cũ đong đầy nước mắt, Lâm Huy Nhân chỉ nhẹ nhàng buông một câu: “Em sẽ luôn luôn nhớ đến anh” rồi rời đi.

Ngày 2 tháng 5, nhóm người trong đó có Tagore và Từ Chí Ma rời Bắc Kinh đi Thái Nguyên. Rất nhiều người đến nhà ga tiễn đưa, Lâm Huy Nhân cũng có trong đó. Nhìn thấy Lâm Huy Nhân, Từ Chí Ma lập tức vội viết một bức thư cho cô, nhưng xe đã chạy. Từ Chí Ma nóng lòng muốn nhảy xuống xe, dự định đem lá thư chưa viết xong đưa cho Lâm Huy Nhân, thư kí của Tagore thương ông quá lụy tình liền đem phong thư giấu đi, không chuyển đến cho Lâm Huy Nhân, mang thẳng về nước Anh.

Trong bức thư có đoạn: "Anh không biết anh phải nói gì, anh đã nhiều lần nhấc bút lên muốn viết nhưng đều không viết được chữ nào. Hai ngày nay, trong đầu chúng ta đều mờ mịt, dù là nhắm mắt hay mở mắt cũng chỉ thấy ánh trăng thê lương mơ hồ buổi tối lúc trước. Xa nhau! Làm sao để người tin tưởng? Anh nghĩ đến phát điên rồi, sợi tơ dài như vậy, ai có thể cắt đi đoạn tuyệt? Trước mắt anh tối đen lại rồi".

Một năm sau, Từ Chí Ma lại viết một bài tặng Lâm Huy Nhân tên là Tình cờ:

Tôi là đám mây trên bầu trời

Tình cờ chiếu rọi sóng lòng em

Em không cần kinh ngạc

Càng không cần vui mừng

Trong nháy mắt hình bóng dần tan biến

11385343fbf2b2119be9e07ec68065380cd78e3e

Năm 1927, Lâm Huy Nhân 23 tuổi, tốt nghiệp đại học, lấy được học vị cử nhân

Trên đời này, tình yêu nam nữ nếu không thành kết quả cuối cùng chỉ có 2 khả năng, không phải là quên nhau, thì chính là "ngẫu đoạn ti liên" (dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng).

Lâm Huy Nhân và Từ Chí Ma đương nhiên thuộc về vế sau. Khi Lâm Huy Nhân đến nước Mỹ, buổi tối yên tĩnh, bà nhiều lần suy ngẫm tấm chân tình Từ Chí Ma dành cho mình, vì vậy cảm thấy vô cùng áy náy. Trong thư gửi bạn bè, bà nói: "Xin cậu nói cho Từ Chí Ma, 3 năm qua mình đây cô đơn được rồi, thất vọng cũng trải qua nhiều, bây giờ cũng có thể tự an ủi và thỏa mãn bản thân trong cô quạnh, nói cho anh ấy biết, mình tuyệt đối không trách anh ấy, từ trước đến nay không ngừng mong anh ấy tha thứ".

Năm 1928, Từ Chí Ma lại nhớ đến Cambridge, nhớ ngày ấy trên cầu cùng người yêu tay trong tay cười nói. Tức cảnh sinh tình, ông đã hạ bút viết nên bài thơ lưu danh thiên cổ gọi là Tái biệt Khang Kiều (Cambridge), trong đó có một câu rung động lòng người: "Lặng lẽ tôi đi rồi, giống như lúc đến lặng lẽ, vung ống tay áo lên, không mang theo một áng mây".

Ngày 19 tháng 11 năm 1931, Từ Chí Ma lên một chiếc máy bay quân dụng, chuẩn bị đi nghe buổi diễn thuyết của Lâm Huy Nhân. Đang bay đến bầu trời Tế Nam, bỗng nhiên xuất hiện sương mù dày đặc, khó phân biệt phương hướng. Phi công vì muốn tìm kiếm chính xác đường bay, đành phải hạ thấp độ cao máy bay, không ngờ va phải núi Bạch Mã, ngay tức thì bốc cháy hừng hực, nhân viên trên máy bay, hai phi công cùng Từ Chí Ma, tất cả đều tử vong.

Lâm Huy Nhân ở cách xa kinh thành, nghe được tin Từ Chí Ma gặp nạn, cõi lòng đau đớn, nước mắt như mưa, đồng thời nói với chồng nhanh đi Tế Nam nhặt ít mảnh vỡ máy bay.

Lương Tư Thành đi Tế Nam nhặt một mảnh vỡ máy bay, mãi đến tận lúc qua đời, Lâm Huy Nhân đều xem đây là vật quý treo trên tường phòng ngủ, vừa mở mắt là có thể thấy. Có thể thấy rằng bà đối với Từ Chí Ma dù không trở thành vợ chồng nhưng trong lòng vẫn là một mảnh tình sâu đậm. Loại tình cảm canh cánh ấy giống như không bỏ được nỗi bận tâm, lại không thể nói rõ.

Cuối năm 1934, Lâm Huy Nhân cùng Lương Tư Thành đi phương Nam khảo sát, ngang qua quê hương Chiết Giang của Từ Chí Ma. Sau khi xe dừng lại, bà xuống xe, trong bóng đêm trầm lắng, Lâm Huy Nhân 30 tuổi một mình đứng ở bên ngoài cửa xe, mặc cho gió lạnh vù vù thổi qua mặt mình. Bà ngóng nhìn sân ga tối tăm, tựa hồ Từ Chí Ma đang ở trước mắt bà nói lên nỗi khổ nhớ nhung, nói với bà nỗi đau chia ly. Bóng đêm như che giấu tất cả, nước mắt Lâm Huy Nhân âm thầm rơi.

8c1001e93901213f98dc2aec58e736d12f2e9516

Năm 1928 cùng Lương Tư Thành ở Ottawa Canada kết hôn.

Từ Chí Ma là người có ảnh hưởng rất lớn đến Lâm Huy Nhân. Ông là người dẫn dắt bà đến với văn học. Có điều, về mặt tình cảm Lâm Huy Nhân vô cùng lý trí. Bà ước mơ được cùng Từ Chí Ma ôm ấp tình cảm lãng mạn, nhưng lại tỉnh táo biết rằng, giữa nam và nữ ngoài tình cảm, còn phải giống như Tam Mao từng nói: "Tình yêu nếu như không đầy đủ về ăn, ngủ, kiếm tiền mỗi ngày, rất khó có thể thiên trường địa cửu".

Nhiều năm sau đó, Lâm Huy Nhân cũng chia sẻ với con gái mình:"Người Từ Chí Ma yêu lúc trước thật ra không phải là mẹ, mà là Lâm Huy Nhân ông ấy dùng tình cảm lãng mạn của nhà thơ tưởng tượng ra, nhưng trên thực tế mẹ không phải là người như thế".

Khép lại phần 1 và phần 2, với mối tình đầu của Lâm Huy Nhân, mời bạn đọc Lost Bird đọc đón xem:

Phần 3: Người đời đều biết Từ Chí Ma yêu sâu đậm Lâm Huy Nhân, không biết Kim Nhạc Lâm cũng là một trong số những người thầm mến.

Phần 4: Lương Tư Thành, người bạn đời nương tựa nhau

Phần 5: Người con gái một lòng không nhiễm khói bụi nhân gian.

Theo: baike, weixin,

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.