• Về đầu trang
Treng
Treng

Loạt xu hướng thời trang 'muốn đẹp phải liều mạng' đã từng tồn tại trong lịch sử

Thời trang

Trong mỗi thời kỳ lịch sử, con người đều có các chuẩn mực riêng về cái đẹp. Vì vậy, những xu hướng thời trang độc đáo không ngừng xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp của mọi người. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều xu hướng thời trang làm mưa là gió thời bấy giờ lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người.

1. Trang phục Asen

b65c8ac4ddb06ee22e69f47acbe2c49c

Váy màu xanh lá cây là một trong những xu hướng thời trang được các chị em săn đón nhất trong thời đại Victoria. Để có thể tạo ra chiếc váy màu xanh lá cây này, những tấm vải đã được nhuộm một lượng lớn asen (thạch tín).

Nhiều người sử dụng chiếc váy này đã bị buồn nôn, giảm thị lực và da bị dị ứng với thuốc nhuộm. Vì asen có độc tính cao, nên những chiếc váy màu xanh này không được các chị em sử dụng thường xuyên. Nó chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt để cơ thể hạn chế tiếp xúc với nguyên tố độc hại.

f3f0ef837fe70b7e5bdf3bb83beb6ebd

Tuy nhiên, không phải khách hàng mà các nhà sản xuất chiếc váy màu xanh này mới là nạn nhân thực sự của asen. Nhiều người đã bị asen tàn phá đến mức mất mạng để mang xu hướng thời trang này đến với mọi người.

2. Giày Crackows (Poulaine)

renaud de montauban banquet detail poulaines

Những chiếc giày có mũi siêu dài này là xu hướng thời trang số một của đàn ông trên khắp châu Âu vào cuối thế kỷ 14. Chiếc giày kỳ lạ với phần mũi nhọn, dài một cách bất thường này được các quý tộc người Ba Lan giới thiệu rồi lan rộng khắp nước Anh.

150809035315 4 640

Ngoài ra, những chiếc giày Crackows còn tượng trưng cho địa vị xã hội: chiếc giày càng dài thì chủ nhân của nó càng có sức ảnh hưởng tới dân chúng.

Người ta thường nhồi rêu khô vào mũi giày để nó không bị mất kiểu dáng. Mặc dù là xu hướng làm mưa làm gió thời bấy giờ, nhưng Crackows không phải là đôi giày dễ đi. Những người sử dụng nó thường có xương ngón chân bị biến dạng và viêm nhiễm.

3. Váy Hobble

hobbleskirt

Vào những năm 1910, nhà thiết kế người Pháp Paul Poiret đã ra mắt váy Hobble. Những chiếc váy dài, bó chặt phần chân khiến người mặc chỉ có thể di chuyển từng bước nhỏ, chập chững.

hobbleskirtpostcard

Những chiếc váy Hobble đã giải phóng phụ nữ khỏi những chiếc áo corset nịt bụng nặng nề. Tuy nhiên, thiết kế của Paul Poiret lại gò bó đôi chân của họ.

Mặc dù váy Hobble trị vì tối cao trong ngành thời trang, nhưng cũng có vô số các tai nạn liên quan đến những chiếc váy đặc biệt trên. Nhiều người phụ nữ đã bị vấp ngã, bị thương nặng khi vận động trong chiếc váy này. Thậm chí, các nhà máy đã cấm nữ công nhân mặc chúng vì không an toàn.

4. Cổ áo tháo rời

460px statelibqld 2 126463 two men photographed in studio style 1890 1900

Những chiếc cổ áo có thể tháo rời vô cùng phổ biến đối với cánh mày râu trong thế kỷ 19. Món đồ này có thể giúp họ không phải thay áo mỗi ngày. Tuy nhiên, những chiếc cổ cứng nhắc, chật chội được gắn một ít đinh tán có thể khiến người mặc bỏ mạng.

Năm 1888, một người đàn ông tên là John Cruetzi được phát hiện đã chết trong công viên. Ông ta đã say rượu, sau đó ngồi trên một chiếc ghế dài và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, chiếc cổ áo quá cứng đã khiến người đàn ông này bị ngạt chết.

p02vhs72

Một vụ tai nạn khác với những chiếc cổ áo tháo rời chính là trường hợp của St. Louis. Người đàn ông này đã bị vấp ngã trên đường, và các góc nhọn của món đồ thời trang này đã đâm vào cổ họng của ông ta.

5. Váy phồng

p02vhs5d

Vào những năm 1800, phụ nữ thời Victoria cực kỳ ưa chuộng các kiểu váy phồng được tạo bởi những bộ khung làm từ thép, gỗ và vải. Chiếc váy không chỉ sở hữu bộ khung nặng nề mà còn làm từ loại vải lanh cứng dễ bắt lửa và lông đuôi ngựa.

668px ball gowns pauqet early 1860s

Những chiếc váy phồng không chỉ gây khó khăn cho người mặc mà nó còn cực kỳ nguy hiểm. Vào năm 1858, một người phụ nữ trẻ ở Boston đã thiệt mạng khi chiếc váy khổng lồ bắt lửa từ than hồng của lò sưởi. Trong hơn một năm, những chiếc váy phồng này đã trở thành mồi lửa lý tưởng khiến hơn 3.000 chị em phụ nữ chết cháy.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.