• Về đầu trang
Ngọc Vân
Ngọc Vân

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị kiệt sức về mặt cảm xúc

Cuộc sống

Có những tình huống trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Những tình huống đó đòi hỏi sức mạnh cảm xúc, mà đôi khi chúng ta lại không thể điều tiết được. Nhiều việc khiến chúng ta căng thẳng, cảm thấy như bị đánh bại và mất hết sinh lực vậy.

Một nghiên cứu trên các y tá cho thấy họ là những người thường xuyên phải đối mặt với những tình huống về giải quyết nhu cầu, kiểm soát mệt mỏi. Họ cũng chính là những người thường xuyên bị “kiệt sức” về mặt cảm xúc nhất.

Chăm sóc đời sống tình cảm của bản thân là điều quan trọng và nó phải luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của bạn. Kiệt sức về mặt cảm xúc không thường xuyên được chú ý, nhưng tác động rất nhiều đến đời sống của bạn.

1. Kiệt sức cảm xúc xảy ra khi bạn bị quá tải kích thích

Khi ai đó cạn kiệt cảm xúc, họ thường bị choáng váng hoặc cảm thấy quá tải. Kiệt sức cảm xúc cũng xảy ra trong nhiều tình huống khác. Đôi khi nó xuất hiện trong hoàn cảnh cá nhân, như xung đột giữa các cặp vợ chồng hay nuôi dạy con cái... hoặc thường xảy ra ở những người có công việc liên quan đến chăm sóc người khác.

Việc này xảy ra khi chúng ta phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn những gì bản thân có thể xử lý. Nó thể hiện rõ ràng qua sự mệt mỏi về thể chất và cảm giác thiếu kiểm soát trong cuộc sống.

2. Sự mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc

Trong một nghiên cứu, Tiến sĩ Jordi Fernández-Castro (Đại học Barcelona) và nhóm của ông đã phân tích một nhóm gồm 96 y tá để hiểu nhu cầu, sự kiểm soát cảm xúc của họ. Mục tiêu là tìm hiểu xem những yếu tố công việc hàng ngày có liên quan đến sự cạn kiệt cảm xúc trong họ hay không.

Các y tá phải trả lời 4 câu hỏi liên quan đến nhu cầu, kiểm soát, nỗ lực và phần thưởng trong công việc. Kết quả cho thấy sự mệt mỏi giảm đi khi họ được thưởng. Sự mệt mỏi sẽ tăng hoặc giảm cùng chiều với mức độ cạn kiệt cảm xúc.

Nói cách khác, một nhiệm vụ quan trọng như thế nào và những gì chúng ta nhận được từ nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cảm giác mệt mỏi tại nơi làm việc. Các yếu tố cá nhân như thiếu ngủ cũng ảnh hưởng một phần.

3. Nguyên nhân dẫn đến kiệt sức về cảm xúc

Mặc dù thực tế là các y tá từ nghiên cứu cho thấy căng thẳng mãn tính xảy ra do tính chất công việc; song không chỉ nghề nghiệp bác sĩ mà bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị kiệt sức về cảm xúc.

Một người có thể dần dần bị “choáng” với những cảm xúc trái chiều, suy nghĩ hoặc cảm xúc sẽ dần tiêu cực cho đến khi họ không thể đối phó với sự căng thẳng đó.

Cảm giác mệt mỏi có thể tăng lên suốt cả ngày, đặc biệt là những lúc mà công việc đòi hỏi khắt khe nhất. Nó chỉ trở nên tốt hơn một chút khi được đền bù bằng phần thưởng xứng đáng.

Phần thưởng này có thể mang yếu tố vật chất và tinh thần, hoặc đơn giản chỉ là một khoảnh khắc nghỉ ngơi thực sự.

4. Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị kiệt sức về mặt cảm xúc

Trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống, như ly dị hay cái chết của người thân,..

Có tình hình tài chính không ổn định

Làm việc dưới áp lực, hoặc cảm thấy áp lực từ gia đình hoặc trường học, xã hội

Bị một căn bệnh mãn tính

Tiếp xúc với môi trường làm việc khắc nghiệt trong thời gian dài

5. Một vài triệu chứng có thể giúp bạn kiểm tra xem bản thân có bị kiệt sức về cảm xúc không?

Nếu bạn đột nhiên bắt đầu gặp khó khăn trong việc tập trung vào mọi thứ, bạn có thể đang bị cạn kiệt cảm xúc. Một số người thậm chí gặp khó khăn trong việc tổ chức hoặc lên kế hoạch cho mọi thứ trong tâm trí của họ.

Kiệt sức về mặt cảm xúc có thể đến thầm lặng với mỗi người, nhưng điều này cũng được thể hiện qua nhiều cách. Ví dụ như khi bạn cảm thấy mệt mỏi về thể chất hơn bình thường hoặc nếu bạn bị đau đầu, trầm cảm hoặc khó ngủ. Khi đó, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ đội ngũ y bác sĩ lành nghề.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.