• Về đầu trang
Mincysh
Mincysh

14 hình ảnh ngỡ bình thường nhưng lại là trò lừa đảo kinh điển trên Internet

Cuộc sống

1. Rừng cây màu tím ở Scotland

Bức hình gây sốt cộng đồng mạng một thời gian dài vì quá đẹp và thơ mộng.

Đẹp động lòng người nhưng rừng cây màu tím thơ mộng này lại không có thật. Đây chỉ là sản phẩm của Photoshop và thậm chí bức hình này cũng không được chụp ở Scotland mà là ở sông Shotover, New Zealand.

Bức hình dòng sông Shotover ở New Zealand được cho là ảnh gốc của bức ảnh rừng cây màu tím (Ảnh trái).

2. Đảo Molokini

Đảo Molokini (Hawaii, Mỹ) thực chất là phần nổi lên của miệng núi lửa, nó nổi tiếng với hình dạng khiến nhiều người liên tưởng đến trăng lưỡi liềm. Đảo Molokini được xếp vào danh sách Khu vực bảo tồn sinh vật biển (MLCD)Khu vực bảo tồn chim biển của Hawaii. Tuy nhiên không biết ai vui tính photoshop thêm hòn đảo hình ngôi sao vào bức ảnh và khiến nhiều người cả tin "sập bẫy".

Còn đây mới là hình ảnh thật sự của đảo Molokini.

3. Một giọt nước biển phóng to 25 lần

Nhiếp ảnh gia David Liittschwager đã chụp lại hình ảnh một giọt nước biển được phóng to gấp 25 lần. Bức ảnh này từng "gây bão" cộng đồng mạng nhiều năm, nhưng bạn có biết bạn đã bị lừa rồi không? Đúng là trong nước biển có rất nhiều sinh vật trôi nổi nhưng sẽ không nhiều đến như vậy!

Trên thực tế, lượng sinh vật này được thu thập bằng cách lọc nước biển qua nhiều công đoạn cho đến khi chúng tập hợp lại trong một lượng nước vừa đủ để soi lên kính hiển vi.

4. "Công chúa Ếch"

Nhất dáng nhì duyên...

Các bạn có nhận ra điều gì khác lạ trong hai bức ảnh này không? Thực ra bức ảnh bên phải mới là ảnh thật, còn bức ảnh bên trái chỉ là sản phẩm của Photoshop!

5. Phần chìm của tảng băng trôi

Bức ảnh này đã được Ralph Clevenger ghép từ 4 tấm ảnh khác nhau. Đám mây là từ Santa Barbara, California, phần băng nổi là ở Nam Cực, phần chìm là ở Alaska, ngoài ra một tảng băng khác đã được anh ta lật ngược lại rồi ghép thêm vào bên dưới. Cuối cùng Ralph chỉ cần chỉnh màu cho hài hòa là có thể lừa được cả thế giới...

6. Cá mập bơi trên phố Houston

Bức ảnh "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội vào tháng 9 năm ngoái.

Bức ảnh cá mập bơi lạc vào khu phố Houston được lan truyền đến chóng mặt trên mạng xã hội kể từ sau khi bão Irma đổ bộ tháng 9/2017. Thực chất nó đã được ghép từ ảnh chụp xa lộ ngập nước và ảnh cá mập đuổi theo một người chèo thuyền giữa biển khơi.

Và đây mới chính là sự thật!

7. Bé trai bảo vệ bé gái 4 tuổi

Sau trận động đất ở Nepal ngày 25/4/2015, tấm ảnh này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội và đã lấy đi không ít nước mắt của dân mạng. Tuy nhiên trên thực tế, bức ảnh này lại được chụp tại Việt Nam từ năm 2007 bởi nhiếp ảnh gia Na Sơn. Theo lời anh kể với BBC News, hai đứa trẻ đang chơi đùa trong lúc bố mẹ đi làm thì cô bé nhìn thấy người lạ và bật khóc, cậu anh trai lập tức ôm lấy em gái dỗ dành.

8. Bãi cát sau khi bị sét đánh

Đúng là khi sét đánh xuống cát có thể tạo thành Fungurit (đá bị sét đánh hóa thành thủy tinh) nhưng chúng không thể trồi lên mặt đất như trong ảnh. Trên thực tế, tấm ảnh đó chụp một khúc khỗ được đắp cát ướt lên, là một tác phẩm nghệ thuật của Sandcastle Matt.

9. Chú bò sưởi ấm trên nắp xe hơi

Tấm ảnh này xuất hiện hồi đầu năm 2013 nhưng đến tháng 10 năm ngoái mới bắt đầu trở thành chủ đề tranh cãi trên mạng xã hội. Khi thời tiết trở lạnh và các loài vật sẽ tìm chỗ trú để sưởi ấm dưới những chiếc xe đang nổ máy. Tuy nhiên người ta mới chỉ thấy các loài vật nhỏ như mèo, chó, chim, sóc... đến sưởi ấm. Đối với chú bò này, sức nặng của nó chắc hẳn đã nghiền nát capo rồi chứ đừng nói là có thể thả dáng thư thái và chụp ảnh như kia.

Đây mới là không gian cho chú bò tự do thả dáng.

10. Mèo khổng lồ

Bức ảnh này được cư dân mạng lan truyền từ năm 2003 và chú mèo trong ảnh tên Snowball, nặng 39,5kg. Thế nhưng tất cả chỉ là tin vịt, thực ra chú mèo tên Jumper và có kích thước bình thường. Những hình ảnh "khủng long" kia chính do chủ nhân của Jumper là Cordell Hauglie Photoshop mà thành.

11. Steven Seagal "troll" Putin

Dù có thân với ngài Putin thế nào thì chắc hẳn nam diễn viên Steven Seagal cũng sẽ không dám "troll" Tổng thống Nga ở chốn đông người như vậy đâu! Thực ra bức ảnh trên chỉ là sản phẩm của Photoshop và có trách thì hãy trách biểu cảm của hai người đàn ông phía sau...

12. Tủ gỗ "3D"

Chiếc tủ gỗ được chạm khắc tỉ mỉ theo những đường "zíc zắc" khi màn hình tivi bị chập mạch. Nhưng tiếc thay, hình ảnh trên chỉ là tủ gỗ trên máy mà thôi, còn chiếc tủ gỗ thật là tủ đầu giường mang hình dáng bình thường do nghệ nhân Ferruccio Laviani thiết kế và được trưng bày ở Ý năm 2013.

13. Mặt bên kia của sao Mộc

Nhìn 2 ảnh trên chắc hẳn bạn sẽ nghĩ rằng bức ảnh sao Mộc là giả, thực chất nó chỉ là lát cắt của một trái bóng thôi đúng không? Thực ra, ảnh sao Mộc lại chính là ảnh thật. Nó được tàu thám hiểm vũ trụ Cassini đăng tải trên website của NASA, còn ảnh dưới là một trái bóng bị cắt làm đôi rồi dán ảnh sao Mộc lên đấy.

14. Lâu đài trên biển

Lâu đài như trong truyện cổ tích này được cho là ở Ireland. Nhưng thật không may, nó lại là một trò đùa trong ngày Cá tháng Tư của một tay thích Photoshop người Đức. Thực chất hòn đảo này nằm ở đảo Khao Phing Kan, Thái Lan.

Theo: teepr
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.