• Về đầu trang
Hồng Hạc
Hồng Hạc

Khi dân Y khoa ngắm Nhật thực - 1001 cách để 'nhìn Mặt trời mà không chói loá'

Hài hước

Trưa ngày 26/12, hiện tượng Nhật thực một phần diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Đây được xem là kỳ quan thiên văn cuối cùng của năm 2019 cũng như cuối cùng của thập kỷ 2010 nên thu hút sự quan tâm của người dân trên khắp thế giới.

Hiện tượng Nhật thực một phần nhìn từ cửa sổ máy bay.

Tại Việt Nam lẫn Trung Quốc, đông đảo người đổ ra đường để ngắm Mặt Trăng đi vào giữa Mặt Trời và Trái Đất. Dĩ nhiên, không ai nhìn thẳng trực tiếp vì ảnh hưởng tia cực tím cường độ cao mà trang bị các vật dụng hỗ trợ để ngắm Nhật thực một phần.

Từ đây, loạt ảnh thú vị được ghi lại khi người thường dùng ống quan sát, đeo kính bảo hộ, còn dân y khoa dùng hẳn tấm phim X-quang để thưởng thức hiện tượng thiên văn.

Người bình thường

(Nguồn ảnh: Vũ trụ trong tầm tay)
(Nguồn ảnh: Vũ trụ trong tầm tay)
(Nguồn ảnh: Phan Thành Luân)
(Nguồn ảnh: Tân Kinh Báo)

Dân y khoa

Dân y khoa luôn có cách nhanh nhất để xem Nhật thực mà không hại mắt (Nguồn ảnh: Vivien52)
Nhìn qua hai lớp cho chắc ăn.
(Nguồn Nguyễn Thị Mỹ Hạnh/ Group Trường Người Ta)

Theo khuyến cao của NASA, khi ngắm Nhật thực không được nhìn mắt trần vào Mặt Trời hay sử dụng các loại kính râm, kính chống nắng thông thường vì kính râm có thể giảm lượng ánh sáng nhìn thấy, nhưng không thể cản được tia cực tím cường độ cao.

Đồng thời, tuyệt đối không được nhìn Mặt Trời qua các thiết bị quan sát như ống nhòm hoặc kính thiên văn nếu chưa gắn kính lọc vì ánh sáng Mặt Trời hội tụ có thể đốt cháy võng mạc.

  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.