• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Kiến thức chết chóc: Chuyện gì xảy ra với thi thể trong lò hỏa táng?

Kinh dị

Hỏa táng hay còn được gọi là hỏa thiêu là hình thức an táng người chết bằng cách đốt cháy, làm bay hơi, oxy hóa thi thể và thu lại tro của người chết, sau đó tro được đựng trong hũ, bình cốt hay còn gọi là tiểu.

Vậy khi một thi thể được đưa vào hỏa táng, mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào?

1. Nhiệt độ

1

Hòm hỏa táng được đặt vào trong buồng hỏa táng, trước khi đưa vào, buồng thiêu đã được làm nóng đến một nhiệt độ nhất định, cánh cửa buồng khép kín hoàn toàn giúp cho nhiệt độ không lan ra bên ngoài. Nhiệt độ bên trong buồng thiêu từ 760℃ - 1000℃.

2. Có loại hòm riêng biệt dành cho hỏa táng

2

Hình ảnh chi tiết bên trong phòng hỏa táng.

Thi thể người chết sẽ được đặt vào loại quan tài riêng biệt dùng để hỏa thiêu. Loại hòm này bao gồm những vật liệu dễ bắt lửa, dễ cháy, nhiều loại hòm không chứa bất kỳ vật dụng kim loại nào để quy trình thiêu diễn ra dễ dàng. Ở một số nước như Mỹ, các dịch vụ đều bắt buộc phải sử dụng quan tài được thiết kế riêng (dạng container) dành cho hỏa táng dưới dạng thuê. Chiếc hòm hỏa táng này giúp ngăn ngừa chất lỏng từ thi thể người chết rỉ ra ngoài, nó cũng giúp ích trong quá trình nhận dạng thi thể sau khi đốt. Quan tài chuyên biệt này được đẩy vào trong buồng đốt rồi sau đó đốt bằng khí tự nhiên, dầu, hoặc bằng prôpan.

3. Thi thể trong quá trình thiêu đốt

3

Đố bạn biết phần nào trên xác chết sẽ cháy trước? Đầu tiên, nhiệt độ sẽ làm khô tất cả chất ẩm bên trong thi thể. Kế đến, da và tóc bắt đầu cháy. Cơ bắp bị đốt thành tro, các mô mềm sẽ bốc hơi, xương được vôi hóa và trở nên rất giòn.

Tro cốt chiếm khoảng 3,5% khối lượng thi thể trước khi hỏa táng (trẻ em là 2,5%). Tro cốt sau hỏa táng chủ yếu là phốt phát, canxi khô và một số ít chất khoáng như muối natri và kali.

4. Khói sau khi đốt sẽ bay đi đâu?

5

Bạn có bao giờ nghĩ đến mùi của thi thể bị đốt cháy sẽ khủng khiếp như thế nào không? Và có bao giờ thắc mắc tại sao ở nhà tang lễ bạn không ngửi thấy bất kỳ mùi gì bất thường không?

Tại các cơ sở hỏa thiêu luôn trang bị một hệ thống xả khí đặc biệt để xử lý. Người ta sẽ thường thiêu từng thi thể một để giúp cho hệ thống xả khí luôn hoạt động tốt nhất, tránh tình trạng để lại bất kỳ mùi hôi thối nào.

5. Phần xương còn lại

6

Sau khi quá trình thiêu đốt kết thúc, các mảnh xương còn lại được gọi là tàn dư hỏa táng. Phần tàn dư này sau đó được thu gom từ buồng hỏa táng rồi được đặt vào lò đốt phụ, tiếp tục đốt để tàn dư tan rã hoàn toàn. Nếu như không có lò đốt phụ, tàn dư hỏa táng được đặt vào một bộ vi xử lý để nghiền nát, chúng thường được gọi là tro và được đặt vào trong bình đựng tro cốt.

6. Không chỉ có xương còn sót lại

7

Tuy nhiên, những tàn dư hỏa táng này không chỉ có mỗi xương. Khi tro nguội, chúng được sàng lọc để loại bỏ một số vật dư thừa. Ví dụ như các miếng đệm hoặc vụn gỗ từ quan tài bị đốt cháy, kể cả đinh vít, ốc, bản lề.

7. Răng

8

Trong hỗn hợp tro có thể chứa các thiết bị cấy ghép nha khoa chẳng hạn như răng mạ vàng, ốc vít trong chân răng, răng giả... Để loại bỏ những thành phần này, người ta dùng một thiết bị nam châm cực mạnh để hút hết chúng ra ngoài.

8. Kim loại bên trong cơ thể

9

Còn đối với các thiết bị như máy trợ tim hay kích thích tủy sống, các loại kim loại được cấy vào trong cơ thể thì như thế nào?

Tất cả các thiết bị này phải được loại bỏ trước khi đưa vào phòng hỏa táng. Vì nếu không, chúng có thể sẽ phát nổ và làm hỏng lò hỏa táng cũng như gây tổn thương cho nhân viên hỏa táng.

Cũng giống như các thiết bị y tế, trang sức bằng vàng bạc trên thi thể cũng được tháo ra trước khi đưa vào buồng hỏa táng.

9. Cremulator

10

Những tàn dư hỏa táng được đưa vào một cỗ máy gọi là cremulator. Thiết bị này có thể xay nhuyễn tốc độ cao như một chiếc máy sinh tố, nó nghiền nát bất kỳ mảnh xương khô nào còn dư lại, biến chúng thành dạng hạt cát mịn.

10. Thời gian

11

Toàn bộ quá trình hỏa táng mất từ 1 đến 3 giờ. Quá trình thiêu đốt thường diễn ra trong vòng 90 phút tới 120 phút sau đó là quá trình sàng lọc để tạo ra tro cốt. Phần tro cuối cùng thu lại có màu trắng nhạt.

11. Hũ tro cốt

12

Cuối cùng, phần tro cốt sẽ được cho vào hũ. Người nhà có thể tự chuẩn bị trước hũ tro để đem đến lò thiêu, nếu không có, nhân viên tại nhà hỏa táng sẽ đựng cốt vào trong một chiếc hộp để trả lại cho gia đình người chết.

Kích thước bình đựng tro cũng rất quan trọng trong việc cất giữ toàn bộ phần cốt của người thân. Hũ tro cũng phải đáp ứng các yêu cầu như không vỡ khi bị rơi, được niêm phong một cách cẩn thận.

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.