Nhiếp ảnh gia Seph Lawless đã làm một bộ phim tài liệu về sự điêu tàn của đô thị và những nơi bị bỏ hoang trên nước Mỹ. Ông đã đi tới nhiều công viên giải trí bị bỏ hoang ở Mỹ trong nhiều năm và lưu lại được những bức ảnh mà chỉ cần lướt qua thôi, nó cũng khiến ta bị ám ảnh cả tuần.
Không tin, bạn hãy thử xem những bức ảnh của 10 công viên giải trí bị bỏ hoang dưới đây:
Six Flags New Orleans
Six Flags New Orleans từng là công viên giải trí, điểm vui chơi tuyệt nhất ở tiểu bang Louisiana, Mỹ. Nhưng sau đó, công viên này đã bị cơn bão Katrina nhấn chìm vào tháng 8/2005 và bị bỏ hoang đến tận ngày nay. Một số bộ phim Hollywood đã sử dụng nơi đây để làm bối cảnh quay phim như Công viên kỷ Jura 4, Sự khởi đầu của hành tinh khỉ,...
Chính vì thế, nơi đây là một trong những điểm đến đầy ám ảnh khiến bạn “dựng tóc gáy” ngay từ những bước chân đầu tiên đặt chân đến.

Các thiết bị, trò chơi đã bị hư hỏng nặng nề

Không gian đổ nát sau khi bị cơn bão Katrina tấn công
Enchanted Forest Playland
Công viên giải trí "Khu rừng Enchanted" nằm tại Toledo, bang Ohio. Ông thầu R.W. Bishop đã mua 14 khu đất ở phía Bắc Toledo vào năm 2000 và biến chúng thành một khu vui chơi giải trí với tên gọi “Khu rừng mê hoặc”. Nhưng trái với sự kì vọng của Bishop, không có nhiều người biết đến khu vui chơi này. Chính vì vậy, công viên buộc phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động. Nó cũng trở thành một trong những địa điểm rùng rợn trên nước Mĩ. Nhiều người tới đây cho biết, có thể nghe thấy tiếng cười hay la hét từ xa vọng lại.

Chủ sở hữu của công viên đã bán các thiết bị còn lại, bao gồm cả vòng đu quay chú hề với hy vọng chi trả một phần khoản nợ
Fun Spot
Khu vui chơi Fun Spot đã mở cả công viên giải trí và sở thú cho công chúng vào tham quan năm 1956. Phần lớn công viên phục vụ khách du lịch khám phá các hồ phía bắc của bang Indiana.
Công viên giải trí Fun Spot do một gia đình tự đứng lên thành lập và gây ấn tượng với hệ thống tàu lượn, các trò độc đáo dù nằm ở địa điểm hẻo lánh. Nhưng khi các công viên giải trí lớn như Six Flags, Kings Island và Cedar Point được đưa vào hoạt động, lượng khách tới Fun Spot bắt đầu giảm mạnh. Công viên chính thức đóng cửa vào năm 2008, sau 52 năm hoạt động.

Sau khi bị bỏ hoang, nơi đây đã bị hư hỏng nặng nề và không khí thì có phần u ám, rợn người
Joyland
Công viên Joyland được thành lập vào năm 1949, thuộc quyền sở hữu bởi nhiều gia đình và tập đoàn khác nhau trong nhiều thập kỷ. Nó đã từng là khu vui chơi lớn nhất ở trung tâm Kansas, là nơi cuối cùng còn xây dựng mô hình trò chơi tàu lượn siêu tốc được làm bằng gỗ nguyên chất vào kỷ nguyên 1949.
Nhưng vào tháng 4 - 2004, một bé gái 13 tuổi đã ngã từ độ cao 10m trên vòng đu quay và bị thương nặng. Công viên đã phải đóng cửa để điều tra vụ tai nạn, trước khi đóng cửa vĩnh viễn vào năm 2006. Công viên trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ cố ý phá hoại kể từ sau khi đóng cửa.

Sự cố liên quan đến trò chơi vòng quay Ferris của công viên như một chất xúc tác cho sự sụp đổ của Joyland

Những trò chơi được làm bằng gỗ đang bị mòn đi theo năm tháng
Disney River Country
Disney River Country là công viên nước đầu tiên của Walt Disney, mở cửa vào năm 1976 tại Orlando, bang Florida và đã ngưng hoạt động vào năm 2001 sau khi công viên nước thứ hai và thứ ba của Disney là Typhoon Lagoon và Blizzard Beach trở thành điểm du lịch phổ biến hơn cho du khách.
Sau khi lượt khách ngày càng giảm, công ty chủ quản đã quyết định để Disney River Country xuống cấp và hoang phế chứ không phá hủy nó.

Những cây dây leo và đám rêu bao phủ kín khu vui chơi

Mọi người hy vọng Disney sẽ tái tạo lại công viên bỏ hoang này và trở nên thân thiện hơn với động vật hoang dã xung quanh
Bushkill
Công viên giải trí Bushkill ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania mở cửa vào năm 1902. Công viên thu hút được rất nhiều khách trong vòng nhiều năm cho đến năm 2007, một loạt các cuộc lũ quét ập đến làm thiệt hại nhiều tài sản. Điều đó khiến Neal Fehnel -chủ sở hữu công viên không có khả năng sửa chữa và buộc phải đóng cửa.

14 trong số 17 khu vui chơi ở công viên đã được bán cho các chủ khác

Công viên đã mở cửa trở lại trong một số dịp đặc biệt mặc dù mọi thứ không còn hoạt dộng
The Land of Oz
Công viên The Land of Oz mở cửa vào năm 1970 - 31 năm sau khi bộ phim "Wizard of Oz" được phát hành. Công viên đóng cửa vào năm 1980 sau khi chủ nhân của nó qua đời và một đám cháy đã phá hủy khu “Thành phố Ngọc Lục Bảo” .
Công viên The Land of Oz đã mở cửa trở lại đúng 1 ngày vào năm 1991 dành cho những du khách tò mò và người dân địa phương hiện vẫn tổ chức sự kiện thường niên mang tên Autumn in Oz tại đây.
Chippewa Lake
Công viên Chippewa Lake được xây dựng vào đầu năm 1978 và nằm tại bang Ohio. Vào thời kỳ đông khách, Chippewa Lake rất nổi tiếng với những trò chơi như đường tàu lượn, trò kéo quân, phòng khiêu vũ,... Tuy nhiên, sau 10 năm hoạt động, nó đã bị bỏ hoang cho tới tận ngày nay.

Khung cảnh rợn người sau khi bị bỏ hoang của công viên
Geauga Lake
Công viên Geauga Lake ở Aurora, bang Ohio được thành lập vào năm 1887, công viên giải trí được chuyển qua nhiều chủ sở hữu khác nhau và được đổi tên thành Six Flags từ năm 2000 tới 2004. Nhưng Six Flag đã bán lại công viên cho Cedar Fair và công viên được đổi tên thành Geauga Lake & Wildwater Kingdom từ năm 2004 đến 2007. Mặc dù vậy, nó đã chính thức đóng cửa vào năm 2008.

Những khung cảnh đẹp nhưng không kém phần ma quái, đáng sợ tại công viên
Lake Shawnee
Công viên Lake Shawnee ở Tây Virginia đã bị đóng cửa vào năm 1966 sau khi hai khách đã chết tại chỗ khi đang tham gia các trò chơi trong công viên. Nó được coi là địa điểm ma ám, đầy rẫy các bóng ma lởn vởn xung quanh. Công viên được xây dựng trên khu đất chôn cất của người Mỹ bản xứ vào năm 1926 tại Princeton, Tây Virginia và được một người đàn ông tên là Gaylord White mua lại năm 1985.
Hiện tại, công viên Lake Shawnee là một điểm thu hút lớn đối với những người thích khám phá những điều bí ẩn. Kể từ khi đóng cửa, công viên đã xuất hiện trên "GhostLab" của Kênh Discovery, cũng như chương trình "Những địa điểm kinh hoàng của Mỹ ".

Công viên là một trong những địa điểm ma ám nổi tiếng của nước Mĩ
Bình luận (0)
Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.