• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Thập đại cấm khúc của thế giới: Những bài hát khiến con người tìm đến cái chết đáng sợ cỡ nào?

Kinh dị

Trên thế giới này không chỉ có những phép thuật bị cấm, những cuốn sách bị cấm, mà còn có cả những bài hát bị cấm.

Người ta đồn rằng một vài ca khúc trong đó vì gây ra hiện tượng tự sát hàng loạt nên bị xếp vào danh sách 10 ca khúc cấm này. 10 ca khúc đó có thật sự đáng sợ như lời đồn không? Những giai điệu này vì sao lại làm người ta phải tự sát?

Dù mang danh là 10 ca khúc cấm của thế giới, nhưng thực tế chỉ có 3 ca khúc trong đó là phổ biến toàn cầu và được biến đến rộng rãi, còn 7 bản khác chỉ được các cư dân mạng truyền tay nhau.

3 ca khúc phổ biến kia bao gồm: Deliver me (Khúc ca sám hối ), 13 pairs of eyes (Đôi mắt thứ 13), Gloomy Sunday (Chủ nhật buồn).

Vì giai điệu và nội dung bài hát làm người nghe tuyệt vọng, nên những ai từng nghe ca khúc này đều không thể chịu nổi giai điệu đau thương trong đó, cuối cùng nhận lời mời của Thượng Đế. Trong số chúng thì ca khúc Gloomy Sunday nổi tiếng hơn cả.

Bảy ca khúc còn lại được cư dân mạng lưu truyền là: Em gái cõng búp bê, Áo cưới, Suicide Is Painless (Tự sát không đau đớn), Room of Angel (Căn phòng thiên sứ), A Faker (Nhảy ô), Không ai nghe thấy, Hắn không biết.

Gloomy Sunday (Chủ nhật buồn)

Bài hát Gloomy Sunday được nhạc sĩ người Hungary - Rezso Seress, sáng tác vào năm 1933, nghe nói bài hát được sáng tác lúc nhạc sĩ đang tuyệt vọng với sinh hoạt vì vừa thất tình.

(Sunday is gloomy,)

Chủ Nhật buồn lê thê

(My hours are slumberless)

Thời khắc anh đã tận

(Dearest the shadows

I live with are numberless)

Anh sống cùng bóng tối vô tận

(Little white flowers)

Những nụ hoa trắng nhỏ

(Will never awaken you)

Cũng không hồi sinh em được

Bài hát của ông nói về tâm trạng đau khổ khi mất đi người yêu và bị nhiều hãng từ chối do quá buồn thảm. Phải mất vài tháng ông mới tìm được nơi chịu thu nhận sáng tác. Ngay khi vừa ra mắt, người ta bắt đầu rỉ tai nhau về những câu chuyện kì lạ quanh nó. Ở Berlin (Đức), một chàng trai sau khi nghe bài hát đã phàn nàn với bạn bè rằng mình bị gia điệu và ca từ của bài hát ám ảnh. Dần dà anh ta bị trầm cảm và không cách nào thoát ra được, cuối cùng không chịu nổi anh ta đã dùng súng tự bắn vào đầu mình.

9

Vài ngày sau, cũng ở Berlin, người ta tìm thấy một cô gái đã treo cổ tự tử với phổ nhạc của bài Gloomy Sunday ngay dưới chân.

Cánh báo chí bắt đầu loan tin về hiện tượng này, và những vụ án tự sát tương tự bắt đầu xảy ra nhiều nơi khác trên thế giới như Hungary, Pháp, Mỹ.

Bản thân nhạc sĩ Seress cũng rất kinh ngạc và không tin vào điều này. Nhưng khi người ta thống kê được hàng trăm vụ tự tử khắp thế giới có lẽ có liên quan đến bài hát của Seress thì ông bắt đầu hoảng sợ thực sự. Không lâu sau đó ông cũng tự sát chết trong nhà mình.

Ngay khi bảng thống kê xuất hiện, lệnh cấm lưu hành bài hát ngay lập tức được nhiều nước đưa ra. Nhưng càng cấm thì bài hát càng nổi tiếng và danh sách những nạn nhân ngày càng dài thêm, ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, màu da...

Bài hát vốn là một bản nhạc dài 4 phút 13 giây, ca từ du dương u tối được hát trên nền nhạc dương cầm độc tấu. Các phiên bản của bản nhạc đang lưu hành trên thị trường và các trang mạng hiện nay đã được cắt ghép và phối âm lại, để tránh làm ảnh hưởng tới nhiều người hơn.

Em gái cõng búp bê (Búp bê trong vườn hoa)

“Trước kia tôi cũng có một mái nhà

Có cha mẹ yêu thương hạnh phúc

Một hôm cha tôi uống rượu

Ông cầm búa đi về phía mẹ

Cha đã chém rất nhiều lần

Máu đỏ tươi, nhuộm đỏ bức tường,

Đầu mẹ tôi, lăn xuống giường

Đôi mắt bà, đang nhìn tôi

...

Tôi giúp cha chôn mẹ dưới tàng cây

Sau đó cha giơ

búa lên

Lột da tôi làm thành búp bê

Cha chôn xác tôi dưới tàng cây cùng mẹ.”

Không ít cư dân mạng truyền tai nhau rằng, có một câu chuyện đáng sợ ẩn dấu sau bài hát này.

Phiên bản đầu tiên là kể về một cô bé ở Nhật, trên đường đi tìm mẹ, em đã lạc đường và linh hồn em bám vào trên người một con búp bê, sau này búp bê rơi vào tay một bé gái khác, có một ngày bé gái ôm búp bê đi trong hoa viên thì chợt nghe búp bê khóc gọi mẹ...

4

Phiên bản thứ hai là em gái trong bài hát vốn có tên là Tamaki Kitamura, em là con thứ của một vị tướng quân, từ nhỏ đã xấu xí, càng lớn em càng xấu xí hơn.

Chính vì vậy cha em không thích em, cũng vì vẻ ngoài xấu xí, không ai muốn lại gần em, họ xem em như một thứ bệnh dịch. Dần dà em co rúc trong phòng không muốn gặp ai, cả mẹ và em gái cũng không dám lại gần em, lúc ấy thứ duy nhất làm bạn bên em là một con búp bê luôn cười, nên dù đi đâu em cũng ôm nó theo. Đến năm 15 tuổi, quá buồn chán và tự ti với vẻ ngoài của mình, em treo cổ trong phòng tự sát.

Cũng chẳng mấy khi có người lại gần phòng em, nên xác em cứ thế bị treo mãi trong phòng. Rồi mái tóc chỉ dài ngang lưng của em, dần dần dài chấm đất, bộ váy em mặc cũng biến thành màu đỏ, lúc đó em mới được mẹ tìm thấy.

Sau khi xử lý xong đám tang cho con, vì quá đau lòng và tự trách, sức khoẻ bà dần suy yếu, cuối cùng bà thắt cổ ngay chính trong phòng của Tamaki, trước khi chết bà luôn ôm con búp bê em từng giữ khư khư bên mình, xem nó như là em.

Sau khi hai mẹ con qua đời, từ căn phòng nơi hai mẹ con tự sát, người ta thường nghe thấy tiếng búp bê khóc than gọi mẹ...

Thật ra bài hát này được một cư dân mạng tên winddevil cải biên từ bài đồng dao em gái cõng búp bê của Đài Loan, giai điệu bài hát được mượn từ bài It’s only the Frairy Tale của bộ anime Mai-Hime.

Ngay chính tác giả cũng chẳng ngờ, bài hát này nhanh chóng được lan truyền rộng rãi, không những thế trên internet dần dần xuất hiện rất nhiều bài viết tự xưng là kể lại lai lịch của bài hát, thậm chí còn đăng tải rất nhiều phiên bản của nó.

Đến năm 2010, tác giả bài hát đã ra mắt đính chính rằng bài hát này chỉ là bài hát mình sáng tác tặng bạn, không có bối cảnh lịch sử, hay mượn từ câu chuyện dân gian đáng sợ nào của Nhật cả.

Áo cưới

Áo cưới là ca khúc do Ngô Hồng Phi sáng tác và hát chính, ca khúc được phát hành năm 2005, ngay sau đó được đưa vào trong Album Con cá trong phòng rồng con được phát hành cùng năm.

5

Mẹ phải trông chừng bộ áo cưới đỏ của con

Đừng để con chết đi quá sớm

Đêm trường tóc người bay bay

Đêm trường hai mắt người nhắm lại

Đây là một lời hứa bí mật

Thuộc về em và anh

Áo cưới là màu đỏ

Thuốc độc là màu trắng

Đồn rằng, bài hát được cải biên từ một bức di thư của một cô sinh viên đại học. Lúc ấy cô và bạn trai mình rất ân ái, ngay sau cái ngày cô dâng hiến thân thể mình cho bạn trai, người này đã vứt bỏ cô, quá tuyệt vọng, cô gái đã khoác lên mình bộ áo cưới màu đỏ và tự sát.

Sau khi những câu chuyện đáng sợ liên quan đến bối cảnh bài hát được lan truyền rộng rãi, tác giả của bài hát - Ngô Hồng Phi cũng đã đứng ra đính chính rằng mình sáng tác bài hát trong trạng thái cảm xúc cực kì tệ, cô đã tự giam mình trong phòng suốt nhiều ngày để tìm cảm hứng viết bài mới. Thế nên đây chỉ là một bài tình ca bình thường chứ không hề có bất kì câu chuyện ẩn giấu nào đằng sau như người ta đã đồn đại.

Đôi mắt thứ mười ba

Tương truyền bài hát xuất phát từ một bộ lạc nguyên thuỷ ở Châu Phi, là một bài hát với giai điệu cực kì lạ thường, đến nay không ai tra được ý đồ sáng tác của tác giả.

Chú chim xuyên qua buổi sớm mai bay ngược hướng gió

(The inverse and the direction of the wind (I miss her draughty wings)

Đôi mắt thứ mười ba được dùng cho thương đau

(The thirteenth pairs of eyes were used forsad)

Được dùng cho mất mát, đêm đến tôi nhớ về cửa sổ phủ kín hoa của em

(Be lost in the night for me thinking of you with flower petals the windows)

Nhưng em không biết tôi mở đôi mắt thứ 13 trong giấc mộng của em

(Don 't know I in your dream open thirteenth pairs of eyes)

Trong giấc mơ im lặng của em, tôi trồng một hạt hoa sen

(You are silent, I 'm in your dream planted the seeds)

Nghe nói vào giữa thế kỷ 20, ở Cameroon có một bộ lạc sau khi nghe xong bài hát này đã tự sát tập thể, cũng vì thế bài hát đã bị cấm biểu diễn, chính phủ ra lệnh phá huỷ hết toàn bộ phổ nhạc của bài hát, nhưng vẫn có một đoạn ngắn may mắn giữ lại.

Đến năm 1991, một nhà âm nhạc nổi tiếng đã mua nó về và tự tay đàn hát nó, ngay sau đó ông ta đã xé nát phổ nhạc và nhảy qua cửa sổ.

Từ đó về sau tất cả những thứ liên quan đến Đôi mắt thứ mười ba đều tuyệt tích. Phiên bản bài hát còn được lưu truyền ngày nay đã qua chỉnh sửa và không có độ chính xác quá cao.

Suicide Is Painless (Tự sát không đau đớn)

Trên thế giới này không có chuyện gì là không thể chọn, nhưng khi quyền lựa chọn nằm trong tay chúng ta, chúng ta thường không thể cho ra sự lựa chọn chính xác nhất.

Vào lúc gặp khó khăn, chúng ta thường sẽ lùi bước, nhưng nếu không thể lùi bước, bạn sẽ làm gì? Có lẽ bạn cũng sẽ giống như tác giả bài hát, chọn các tự sát, mà ca khúc tự sát không đau đớn này cũng là sự lựa chọn cuối cùng của tác giả.

7

Tự sát không hề đau

(Suicide Is Painless)

Qua màn sương sớm

(Through early morning fog I see)

Cảnh tượng tôi nhìn thấy đều là ảo ảnh

(The visions of the things to be)

Tôi tin rằng mình có thể nhìn thấy

(Their pains are all withheld from me)

Mọi điều đau khổ đã rời xa tôi

(I realize, and I can see that)

Tự sát chẳng hề đau

(Suicide Is Painless),

Mà nó mang đến nhiều đổi thay

(It brings on many changes)

Và nếu tôi muốn

(And I can take it or leave it)

Tôi có thể nhận lấy hoặc buông tay

(If I please)

Người ta rỉ tai nhau rằng ca khúc này được sáng tác khi tác giả đang nghĩ đến việc tự sát, cả bài hát đều mang theo mùi vị của cái chết, mỗi một ca từ đều đang xúi giục người nghe tự sát, sau khi hoàn thành ca khúc, tác giả cũng thật sự đi tìm cái chết.

Ca khúc này mang theo tất cả tình cảm và suy nghĩ trước khi chết của ông, để nói với mọi người rằng tự sát không hề đau đớn.

Trên thực tế, bài hát được sáng tác bởi dàn nhạc The Mash của Anh, nó là bài hát chủ đề cho bộ phim truyền hình dài tập M*A*S*H được phát sóng trên CBS từ năm 1972 đến 1983. Khi ra ra mắt vì giai điệu thoải mái nhẹ nhàng, bài hát đã nhận được sự hưởng ứng rất cao từ khán giả.

Sau này, một bản cover lại của ca khúc đã được tung ra, và vì bản cover quá đáng sợ và âm u, nên bị cư dân mạng liệt vào trong 10 ca khúc cấm.

Căn phòng của thiên sứ (Room of Angel )

Là một ca khúc do Mary Elizabeth McGlynn trình bày, Akira Yamoka soạn nhạc, và Joe Romersa, Hiroyuki ōwaku phụ trách viết lời. Ca khúc là nhạc chủ đề của game kinh dị Silent Hill 4: The Room.

Thứ nhỏ bé chẳng đáng kể ấy

(So insignificant)

Đang nằm ngủ say ở nơi sâu trong linh hồn tôi

(Sleeping dormant deep inside of me)

Hay là mẹ đã giấu nó đi

(Are you hiding away lost)

Có lẽ nó đã biến mất trong mương máng nào đó

(Under the sewers)

Cũng có lẽ đã tung bay lên giữa tầng mây cao

(Maybe flying high in the clouds)

Có lẽ không có mẹ, con sẽ hạnh phúc hơn

(Perhaps you 're happy without me)

Bao nhiêu hạt mầm nằm trong ruộng

(So many seeds have been sown in the field)

Nếu mẹ chết, ai sẽ chúc phúc con khoẻ mạnh trưởng thành

(And who could sprout up so blessedly If I had died)

Con sẽ không cảm thấy thương đau

(I would have never felt sad at all)

Mẹ sẽ chẳng nghe được con nói tiếng xin lỗi

(You will not hear me say I 'm sorry)

Ánh sáng ở nơi nào

(Where is the light)

Chẳng biết nó đã núp vào đâu khóc than

(Wonder if it 's weeping somewhere)

Dâng lên bài hát ru này ru giấc ngủ ngàn thu, vĩnh biệt

(Here 's a lullaby to close your eyes good-bye)

Nội dung bài hát kể về một đứa trẻ đã trưởng thành bị mẹ vứt bỏ, đó là tâm trạng đầy phức tạp của nó khi đối mặt với cái chết của mẹ. Nó vừa thấy oán hận vì luôn bị thờ ơ, bài xích, vứt bỏ.

Mặt khác, sâu thẳm trong lòng nó lại yêu tha thiết mẹ mình, cho dù tới tận giờ bà vẫn chưa từng yêu nó. Nó dâng lên bà khúc hát ru tiễn biệt cuối cùng, nhưng nó sẽ không rơi một giọt lệ tiếc thương nào.

Nếu liên hệ với game thì có thể nói đây là bài hát dành riêng cho nhân vật phản diện Walter Sullivan.

1

Với những âm điệu tăm tối, sâu sắc cũng như cảm giác sợ hãi, túc mục đồng thời cũng không thiếu sự thành kính, hiến dâng. Bài hát mang đến cảm giác mâu thuẫn giằng xé giữa thánh khiết và bóng tối, giữa biết ơn và oán trách.

Nó thường được biết đến với tên khúc ca của cái chết. Có thể vì bài hát có giai điệu giống thánh ca, nhưng lại mang tới cảm giác áp lực và âm u, nên đã cư dân mạng bị liệt vào trong thập đại cấm khúc.

Khúc ca sám hối (Deliver Me)

Kẻ cướp đoạt sinh mệnh người khác, có cơ hội được sám hối. Nhưng những kẻ tự sát sẽ không có cơ hội này và vĩnh viễn cũng không được đặc xá.

Thượng Đế đã tạo ra con người dựa trên hình mẫu của mình, cho nên con người không được tự giết mình. Con người vừa sám hối tội lỗi của mình với Chúa, vừa cảm thấy áp lực và đau khổ với cuộc sống, họ cho rằng đó là hình phạt Chúa trời dành cho mình.

3

Giai điệu khúc sám hồn vang lên, làm con người ta nghĩ rằng cái chết không còn đáng sợ, nó tới càng sớm, tức là ta càng được giải thoát sớm hơn, để thoát khỏi địa ngục trần gian và lên thiên đường.

Ngửi mùi thơm của máu, ta tìm đến điện an hồn

(Smelling the fragrance of blood, I find requiem hall)

Cảnh tưởng tan hoang, ma quỷ tự do hát ca

(A run-down scene, the specter of debauchery singing,)

Hoa hương thảo đen nở rộ, dây leo uốn lượn vờn quanh

(Black rosemary blooming vines meandering growth)

Linh hồn nhìn Xung quanh, ánh trăng tín ngưỡng màu máu

(The soul looked, beliefs Scarlet moonlight)

Ngửi mùi thơm của máu, ta tìm đến điện an hồn

(Smelling the fragrance of blood, I find requiem hall)

Nữ hoàng quỷ hút máu với mái tóc dài đẩy ra cánh cửa sổ phủ đầy bụi

(Long-haired vampire queen opened the dusty window)

Bóng cành khô rọi lên mặt nàng, đẹp như một thiếu nữ trẻ trung

(The deadwood shadow as her face, pure, such as teenage)

Nàng cất giọng ca u oán, hoà mình vào tiếng ca của ma quỷ

(Resentment of her voice, together with the souls of chant)

Người yêu ơi, có còn nhớ rõ hình dung của em

(Loved one, you remember I look like)

Vào cái đêm em nhập táng, anh vẫn luôn đau buồn

(I demeaning the night, you sad)

Là bài hát được sáng tác bởi một nhạc sĩ người Mỹ, nghe nói lúc ca khúc hoàn thành cũng là lúc ông qua đời. Ca khúc nghe như một ca khúc sám hối bình thường của tôn giáo nào đó này, lại là nguyên nhân gây ra cả ngàn trường hợp tự sát, nên nó còn được biết đến với tên là khúc ca của ma quỷ.

Giai điệu quá đau thương và hàng loạt người đã tự sát vì nghe ca khúc này, nên toàn bộ phổ nhạc của ca khúc đã bị xoá sổ vĩnh viễn và bị cấm lưu hành trên phạm vi toàn cầu. Nó cũng được các cư dân mạng xếp vào tam đại cấm khúc trên thế giới, và được các cư dân mạng liệt vào danh sách thập đại cấm khúc. Những bản nhạc lưu hành hiện nay đã được chỉnh sửa phù hợp với người nghe hơn.

A Faker

Là một ca khúc do nhóm nhạc Hopscotch, Trung Quốc sáng tác và biểu diễn, ca khúc được đưa vào album A wishfull Way của nhóm này.

8

Nội dung bài hát với những câu từ đầy tiêu cực, tư tưởng chủ yếu nó muốn thể hiện chỉ là thù hận. Là thù hận được đè nén tận sâu trong tâm khảm, sau đó bùng phát một cách mạnh mẽ, ngoài ra nó còn thể hiện sự tức tối và oán giận với thế giới. Bên cạnh đó, giai điệu cũng như âm sắc của nó còn tràn đầy uể oải và suy sút.

Tôi thề tôi phải rời khỏi

(I swear I 'll go)

Tôi thề tôi phải nói dối

(I swear I 'll lie)

Tôi thề tôi phải ngậm miệng

(I swear I 'll be dumb)

Tôi thề tôi phải là một người xa lạ

(I swear I 'll be a stranger)

Thế giới này vốn không công bình

(The world isn 't fair)

Bạn không nên trở thành như vậy

(You should never be the same)

Mọi lời nói của bạn đều là dư thừa

(Your words are useless)

Gương mặt bạn đã vỡ nát

(Your face is breaking)

Bầu trời của bạn sụp đổ

(Your sky is falling)

Giấc mơ của bạn sẽ chìm nghỉm

(Your dreams are sinking)

Tuy nội dung nghe có phần hơi kì dị, nhưng thực tế cũng không đáng sợ cho lắm, nhưng vì nó thể hiện tư tưởng cực đoan, thể hiện sự sụp đổ và oán hận khi rơi vào ngõ cụt, làm những người có trải nghiệm tương tự dễ dàng cộng minh, tạo ra cảm giác tiêu cực mà kích thích con người ta làm ra những điều sai trái. Cũng vì thế nó được cư dân mạng bình chọn vào thập đại cấm khúc.

Không ai nghe thấy

Ca khúc này dành cho những người không ai lắng nghe, không ai quan tâm, nên người bình thường rất khó cảm nhận được.

Tôi thường cảm thấy sợ hãi, khi ấy tôi dường như quên cả cách nói chuyện

(I often feel fear. When I seem to forget how to speak. . .)

Không, tôi sẽ không nói thêm một lời nào nữa

(No, I don 't speak anymore,)

Không một ai cả, chẳng còn gì để nói

(There are not a person, not what to say)

Nên tôi thích nằm lặng yên nơi bóng tối sâu thẳm, không ai hỏi han

(Therefore, the depths of my more love alone quietly lying in the dark)

Lắng nghe tiếng màn đêm và cả tiếng thì thầm của ai đó

(Listen to the dark, the sound, or someone to talk to)

Rồi chia sẻ chúng… Nhưng nơi đó chẳng có hy vọng, cũng chẳng có người nào

(And then to share what. . . But there is no hope, no one)

Không không không… Nơi có chẳng có bất kì linh hồn còn sống nào, chẳng còn gì để nói nữa cả

(No, no, no. . . There is no living soul, in the absence of what to say)

Đằng sau bài hát là câu chuyện về một chú hề đáng thương. Kể rằng có một chú hề đang biểu diễn thì vô tình ngã khỏi sân khấu, chú hề bị té rất đau, răng còn bị đụng rớt vài cái. Nhưng người xem lại bật cười thật lớn, khen chú hề diễn rất thật, không một ai thương xót hay an ủi chú hề.

6

Chỉ có một cô bé nhìn thấy chú hề đang đau, cô bé kéo tay mẹ nói: “Mẹ ơi, chú hề đang khóc”. Nhưng không một ai nghe thấy, không một ai. Nỗi thê lương trong đó chẳng mấy ai có thể hiểu được, bởi vì ai cũng muốn chú hề dù khóc cũng phải mỉm cười.

Anh ta không biết

Là ca khúc do một ca sĩ Trung Quốc tên Thẩm Kha (CK) sáng tác, ca khúc được đưa vào album tập hợp các sáng tác của cô mang tên Thẩm Kha Ceeke.

2

Thẩm Kha là một ca sĩ mạng nổi tiếng ở Trung Quốc vào khoảng 9 năm trước. Lúc ấy bài hát Anh ta không biết của cô với giai điệu u ám và đen tối, đã được rất nhiều cư dân mạng yêu thích, nhưng nội dung bài hát quá mức tiêu cực, có thể làm những người chung trải nghiệm đồng cảm, dẫn đến việc họ nảy sinh ý định tự sát.

Rạng sáng đột nhiên phát hiện mình chẳng tìm được ai nói tiếng chúc ngủ ngon

Trên góc giường thiếu mất chú mèo ngoan ngoãn, nó đang nằm trong góc tường âm u

Mới chợt nhớ có người nói với tôi rằng, lúc sa đoạ phải ngẩng mặt đi về trước

Mặt vào bộ quần áo màu đen, mang đôi giày màu đỏ sẫm, chợt muốn tản bộ lúc nửa đêm

Giữa hè, bóng cây ngã xuống mặt đường, thành phố này im lặng đến mức tôi chẳng còn nuối tiếc gì

Nhếch môi cười im lặng như một thói quen, tôi thật sự chẳng màng gì

Quên lúc bị tổn thương, bản thân mình trong gương vô tội nhường nào

Lúc nào đó ký ức chợt dừng lại ở khoảnh khắc tôi nhìn anh ta trốn đi.

Điều giúp ca khúc này lọt vào danh sách thập đại cấm khúc là vì, người ta đồn rằng Thẩm Kha – người sáng tác ca khúc, đã tự sát.

Nguyên nhân là do cô bị trầm cảm nặng và thấy tuyệt vọng với cuộc sống. Cái chết của cô đã làm không ít cư dân mạng phải sửng sốt và đau lòng, người ta thi nhau đổ tội cho ca khúc và cho rằng ma quỷ trong ca khúc đã dụ dỗ người nghe đi đến cái chết.

Tuy nhiên sau đó 7 năm, Thẩm Kha đột nhiên xuất hiện trở lại, cô làm sáng tỏ cái chết của mình và chia sẻ, năm đó quả thật cô đã dùng thuốc và cắt cổ tay để tự sát, nhưng may mắn được cứu sống và phải chữa trị trong một thời gian rất dài.

Theo: Kkcnew
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.