• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Người Trung Quốc không mấy 'mặn mà' với Black Panther là do phân biệt chủng tộc?

Phim ảnh

Dẫu rằng Trung Quốc từng nhiều lần "dính phốt" phân biệt chủng tộc trong mắt bạn bè thế giới như việc thay đổi kích thước hình ảnh diễn viên da màu trên poster phim hay ra clip quảng cáo "tẩy trắng" người da đen... nhưng liệu họ có thật sự là những người bài xích màu da như thế giới từng nghĩ?

Nhân dịp bộ phim Black Panther (Chiến Binh Báo Đen) vừa được ra mắt tại Trung Quốc, cùng Lost Bird tìm hiểu xem người Trung Quốc nghĩ gì về bộ phim này!

1

Black Panther (Báo Đen) vừa được công chiếu tại Trung Quốc. Bộ phim này đã thu về 67 triệu USD trong lần tuần đầu công chiếu.

Khi bộ phim bom tấn Black Panther của hãng Marvel ra mắt tại Trung Quốc vào tuần trước, đã có nhiều bình luận cho rằng bộ phim chỉ nên hy vọng nếu may mắn lắm thì mức doanh thu cao nhất đạt bằng Ant-Man (43,2 triệu USD). Stanley Rosen, giáo sư khoa học chính trị USC và chuyên gia về Trung Quốc cho rằng: "Những bộ phim có chủ đề về người da đen hoặc nhiều diễn viên da đen tham gia thường không gây được ấn tượng với khán giả Trung Quốc."

Tuy nhiên, sau khi Black Panther đổ bộ vào Trung Quốc, nó đã vượt qua mọi dự đoán, với 67 triệu USD trong tuần đầu công chiếu, mở đầu này khá ổn so với những bộ phim khác như Avengers: Age of Ultron và Spider-Man: Homecoming.

Thành công "bất ngờ" này xảy ra bất chấp một bài diễn thuyết truyền thông mà ở cả Hollywood và Trung Quốc dự đoán:

Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Trung Quốc sẽ phá hủy bất cứ cơ hội nào dẫn đến thành công của một bộ phim chỉ vì nó nói về người da màu.

Trung Quốc hiện là thị trường điện ảnh lớn thứ hai trên thế giới, nhưng những "lý thuyết về phân biệt chủng tộc" ở đây đã khiến Hollywood cẩn trọng hơn trong việc phát hành phim có các nhân vật chính da màu tại thị trường màu mỡ này. Điều này còn dẫn đến những hành động như buộc phải "tẩy màu" cho các nhân vật trong phim Hollywood khi muốn đưa sang thị trường Trung Quốc. Ví dụ như trường hợp poster phim "Star Wars: The Force Awakens" ở Trung Quốc, nhân vật da đen do nam diễn viên John Boyega thủ vai bị làm nhỏ đi một cách kì lạ.

3

Poster phim bị chỉ trích do làm nhỏ nhân vật da đen do John Boyega thủ vai.

Poster đầu tiên về bộ phim này ở Trung Quốc có hình ảnh tương phản mạnh mẽ với các tờ poster khác của Mỹ, nhân vật siêu anh hùng Báo Đen (do Chadwick Boseman thủ vai) đeo mặt nạ cùng với vũ khí của mình, màu sắc tổng thể u tối.

uoxjsww

Poster Black Panther ở Đài Loan, Trung Quốc với màu sắc u tối, khuôn mặt của nam diễn viên da màu đã hoàn toàn bị che khuất bởi mặt nạ.

Sau màn mở đầu ấn tượng của bom tấn Black Panther, người ta nghĩ bộ phim này đã trấn an Hollywood rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận một siêu anh hùng da đen, nhưng không, câu chuyện dai dẳng về việc phân biệt chủng tộc ở Trung Quốc "không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác". Đánh giá chỉ 6.7/10 điểm cùng những phản hồi nặc danh trên Douban (một trang web đánh giá phim ảnh uy tín trong làng giải trí Hoa ngữ) đã cho thấy điều đó. Cũng bởi vì "sự bài xích" của người Trung Quốc với các diễn viên da đen nên bộ phim bom tấn này nhận số điểm trung bình, tuy nhiên Black Panther vẫn cao điểm hơn cả Captain America: The First Avenger (6.5 điểm) và The Wolverine (6.2 điểm).

Tờ Los Angeles Times xem nhanh qua các bình luận trên Douban, họ cho biết "Phần lớn những người đánh giá để lại nhận xét 'thiếu não' hoặc một số bình luận thiển cận về sắc tộc". Các ví dụ nổi bật như về nội dung câu chuyện, bình luận một số chi tiết về tham vọng chính trị cũng được thêm vào giữa phim. Một bình luận khác cũng đề cập việc người xem tại Trung Quốc không quen với một bộ phim toàn diễn viên da màu và những cảnh phim tăm tối, cụ thể như sau:

“Mọi người chưa quen với một bộ phim toàn người da màu… Họ cũng làm rất nhiều cảnh phim diễn ra vào ban đêm”. Người bình luận còn nói thêm anh ta phải tự nhéo mình hơn 10 lần để tỉnh ngủ khi xem phim vì:

"Black Panther chỉ toàn người da đen và rất nhiều cảnh tối màu, cảnh lái xe hơi cũng đen nốt, màu đen khiến tôi thật sự buồn ngủ."

Một người khác đến xem phim trễ và sau đó nhận xét tương tự:

"Khi tôi bước vào trong rạp, một đám người da đen đang chiến đấu vào ban đêm... Tôi chưa bao giờ bước vào cái rạp nào tối đến nỗi tôi không thể tìm thấy chỗ ngồi của mình."

Một người khác còn cho rằng trải nghiệm xem phim 3D còn tồi tệ hơn:

"Bộ phim gì mà toàn bộ diễn viên nam và nữ đều là người da đen. Ngoài ra, màu của bộ phim còn hơi tối, tổng thể gộp lại gần như là một sự tra tấn với mắt người khi xem dưới định dạng 3D tại rạp chiếu phim".

Mặc dù phần lớn những lời phàn nàn thường đề cập đến vấn đề màu da của các diễn viên nghe có vẻ như họ đang phân biệt chủng tộc nhưng nhìn thoáng hơn thì đây đều là những bình luận "ngô nghê" vì đa phần họ không thích cảnh phim tối mắt, khán giả khó xem được các cảnh hành động diễn ra vào ban đêm, kể cả mấy cảnh xe rượt đuổi ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên không thể dựa vào những bình luận nặc danh này để đánh giá thái độ của toàn bộ người dân Trung Quốc đối với người da đen (cũng như bạn có thể tìm thấy nhiều bình luận, đoạn hội thoại về phân biệt chủng tộc bằng tiếng Anh). Lịch sử về màu da trải dài khắp châu Á là một câu chuyện dài. Một số người châu Á được đánh giá cao về nhan sắc bởi màu da họ giống với người Tây Âu như người Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ hơn là những người ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Việt Nam và Philippin...

Trong thực tế, người Trung Quốc về cơ bản họ đã tự cô lập (trong lịch sử tìm hiểu các nền văn hóa khác) cho đến khi họ "mở cửa" với thế giới vào những năm 1970 và 1980. Kết quả là, những người Trung Quốc không thực sự nhạy cảm về các nền văn hóa khác, chưa kể đến việc họ có những thái độ kỳ thị, bài xích dư thừa (do được chính phủ thường xuyên sử dụng các chiến dịch chống lại người nước ngoài).

5

Giống như việc quảng cáo thuốc tẩy Qiaobi của Trung Quốc từng bị chỉ trích nặng vì phân biệt. Đoạn quảng cáo chiếu cảnh một chàng trai da đen bị một phụ nữ Trung Quốc đẩy vào máy giặt, sau khi "tẩy trắng", bước ra là một chàng trai Trung Hoa trắng trẻo.

6 1

Hay chương trình tạp kỹ được cho là thu hút đến 800 triệu người xem vào tối giao thừa hàng năm, tiểu phẩm hài "Xuân tiết Vãn hội" từng gây tranh cãi vì một diễn viên hóa trang mặt đen, độn mông vào vai bà mẹ châu Phi.

Những hành động này quả thật là một sự phân biệt chủng tộc rõ ràng nhưng hài hước là, chính sự thiếu kiến thức về các chủng tộc khác dẫn tới việc người Trung Quốc bị sốc khi gặp những người khác màu da.

Đơn giản là vì trên thực tế, đại đa số 1,4 tỷ người Trung Quốc chưa bao giờ hoặc hiếm khi được tiếp xúc với người da đen. Nếu họ được tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa Mỹ hay được biết đến nhiều hơn về các quốc gia châu Phi như những vùng đất đầy thú hoang, chiến tranh và nạn đói, tình trạng di cư... trước khi đón xem Black Panther thì có lẽ sẽ không có những bình luận "ngô nghê" về vấn đề màu da như thế.

Có thể nói Hollywood không nên đổ lỗi cho người Trung Quốc vì tư tưởng phân biệt màu da và quyết định không sản xuất phim có người da đen cùng đóng. Ngược lại, thậm chí người Trung Quốc có thể cho rằng Hollywood đã phân biệt chủng tộc vì không đưa ra những bức chân dung chân thực về người da đen đến với đất nước của họ.

4a

Phim Coco với bối cảnh ở Mexico cùng với dàn diễn viên Mỹ Latinh đã từng đứng đầu phòng vé ở Trung Quốc.

Hai bộ phim nước ngoài thành công nhất trong lịch sử Trung Quốc là The Fate of the Furious và Fast & Furious 7, cả hai phim các diễn viên đều đa dạng về màu da và đều do các nhà làm phim "không phải da trắng" (F. Gary Gray và James Wan) thực hiện. Ngoài ra, bộ phim Coco của Pixar đã tăng gấp 4 lần doanh thu sau khi chiếu ở Trung Quốc, mặc dù nội dung phim xoay quanh khung cảnh ở Mexico cùng với sự góp mặt của dàn diễn viên lồng tiếng 99% toàn là người Mỹ Latin.

7

Bộ phim Dangal của “ông chú quốc dân” Aamir Khan đã giành chiến thắng lớn tại thị trường điện ảnh Trung Quốc.

Nhìn xa hơn điện ảnh Hollywood, nam diễn viên Ấn Độ Aamir Khan - một cựu chiến binh 53 tuổi của ngành công nghiệp điện ảnh Mumbai - hay còn được gọi với tên "ông chú quốc dân" - đã trở thành thần tượng được yêu mến nhất của Trung Quốc. Bộ phim Dangal của ông đã gặt hái từ thị trường điện ảnh Trung Quốc 193 triệu USD, từng đứng thứ 9 trong top phim ăn khách nhất tại Trung Quốc năm 2017.

Sự mở đầu thuận lợi của Black Panther là cơ hội mà Marvel không thể tưởng tượng được cách đây vài năm. Đây là cơ hội lớn chứ không phải là thách thức đối với thị trường phim ảnh Trung Quốc, là thời điểm để họ kể những câu chuyện về người da đen và nâu. Hãy thật thông minh để khéo léo kể cho những khán giả trẻ Trung Quốc - những người thích thú trải nghiệm đón nhận những cái mới.

Theo: quartzy
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.