• Về đầu trang
Jung Bún
Jung Bún

Phim mới của Vu Chính nhận 'mưa lời khen' vì trang phục đẹp và bám sát lịch sử tới từng chi tiết

Phim ảnh

Vu Chính là một biên kịch khá nổi tiếng với nhiều bộ phim đình đám như Cung Tỏa Tâm Ngọc, Mỹ Nhân Tâm Kế, Tân Tiếu Ngạo Giang Hồ, Tân Thần Điêu Đại Hiệp... Tuy phim của Vu Chính nổi tiếng nhưng cũng kèm theo không ít tai tiếng. Không ít khán giả còn thẳng thừng chê phim của ông là "phim rác".

1

Hầu hết các bộ phim của ông đều bị chê bai về yếu tố trang phục lòe loẹt, rườm rà, tạo hình nhân vật quá lố. Thế nhưng điều bất ngờ là trong Diên Hy Công Lược - bộ phim cung đấu mới nhất do Vu Chính sản xuất lại được đánh giá là hoàn hảo từ phục trang, tạo hình đến đạo cụ.

2

Phục sức trong phim được làm dựa trên những tư liệu lịch sử ghi chép lại của thời vua Càn Long. Từ kiểu tóc "Lưỡng bả đầu", trang sức "Nhất nhĩ tam kiềm", cách vẽ môi đến thiết kế trang phục, dàn cảnh, bày bố đạo cụ... Tất cả các yếu tố của bộ phim đều được Vu Chính làm rất sát với lịch sử.

4

Không chỉ dừng ở đó, ông còn căn cứ vào ghi chép về các nhân vật lịch sử mà tạo ra sắc thái tính cách của mỗi vai diễn, cũng dựa vào đó mà quyết định trang phục nhân vật. Điều này khác xa với phim Vu Chính trong nhận thức của khán giả.

3

Không còn trông thấy những xanh, đỏ, tím, vàng... nữa mà thay vào đó là màu đen, xanh sẫm đoan trang nhã nhặn. Những màu sắc tinh tế và nền nã đã tạo nên một tổng thể hài hòa và dịu mắt cho bộ phim.

6

Đáng kinh ngạc nhất vẫn là trang phục và vật dụng hàng ngày của phi tần trong phim. Để làm được "chuẩn" lịch sử nhất, Vu Chính đã đích thân mời một tú nương chuyên phục hồi văn vật tại Cố Cung may trang phục cho đoàn làm phim. Mỗi bộ trang phục đều được sử dụng chất liệu tơ tằm, loại chất liệu này thể hiện sự cao quý của người mặc.

7

Trong Diên Hy Công Lược, trang phục của nhân vật được thiết kế dựa trên tính cách và thân phận của nhân vật. Như khi nữ chính Ngụy Anh Lạc còn làm cung nữ thì mặc y phục làm từ vải thô nhưng khi lên được thăng lên thành phi tử thì được thay bằng y phục tơ lụa.

8

Ngoài ra, độ cao đế giày của cung nữ và phi tần cũng không giống nhau. Vì phi tần phải chú ý dáng vẻ nên giày thường cao hơn so với cung nữ bình thường vài phân.

9

Không chỉ trang phục mà dàn cảnh cũng dựa trên quy chuẩn lịch sử mà thiết kế. Một bức gỗ tử đàn hương khảm ngọc lớn, mực ngọc, thanh ngọc để tô điểm. Rượu hồng tửu, vạn tự văn, tường chỉ, mành che màu vàng sáng,... tổng thể làm nổi bật lên tính cách dịu dàng của hoàng hậu nơi Trường Xuân Cung.

10

Ngoài Trường Xuân Cung, tổ thiết kế của Diên Hy Công Lược cũng tra xét phong cách các viện của hậu cung Tử Cấm Thành. Theo đó, trong phim họ đặt ra tam tiến viện. Nhất tiến là dùng 3 cửa hình nguyệt, mỗi cửa sẽ được đề chữ như "cẩn ngôn", "thận hành" và "thủ lễ". Vì cung nữ thường xuyên phải ra vào những cửa này nên nó có tác dụng nhắc nhở họ tuân thủ đúng quy định trong cung.

11

Cung Trữ Tú của nữ phản diện Cao Quý Phi rất phô trương, thể hiện đúng tính cách của một phi tần được Hoàng thượng và Thái hậu sủng ái. Nơi đây có thể thấy được nhiều yếu tố thời nhà Thanh như: Bình men sứ mạ vàng, đèn ngọc lưu ly, trướng ám hoa la, vạn tự văn khắc hoa,...

13

Dưỡng Tâm Điện là chỗ ở của Hoàng thượng, cách bày trí ở đây cũng tượng trưng cho quyền uy của hoàng đế. Trong phim, màu sắc trong điện lấy màu vàng của hoàng gia làm chủ đạo. Tấm thảm ngũ lòng trảo, bức tranh trang trí mai, lan, tùng, trúc, cúc... Buồng tây đặt lò sưởi và ngự bút thư pháp thể hiện uy nghiêm của hoàng gia.

12

Thời Mãn Thanh, việc cưỡi ngựa bắn cung luôn được coi trọng. Theo ghi chép trong lịch sử thì vua Càn Long có tài bắn cung rất giỏi, được người người kính phục. Bởi vậy mà bên cạnh thư tịch, đoàn làm phim cũng bày thêm cung tên và kiếm để thể hiện khả năng văn võ song toàn của vua Càn Long.

14

15

Đến cả những vật dụng nhỏ như chiếc quạt cũng được thiết kế tỉ mỉ và tinh tế, thể hiện thân phận cao quý của nhân vật.

Không chỉ vậy, trang sức trong phim cũng do tổ kịch thuê nhân công tỉ mỉ chế tác theo đúng những di sản văn hóa thời nhà Thanh để lại.

16

22

23

17 18

Theo sử ghi lại, phụ nữ thời Mãn Thanh mỗi bên tai sẽ mang ba chiếc hoa tai. Ta có thể thấy được hình ảnh ấy qua bức tranh phu nhân thời Mãn Thanh.

Trong Diên Hi Công Lược, Vu Chính đã dựa đúng theo phong cách của người Thanh để tiến hành tạo hình cho nhân vật. Có thể thấy được ông đã bỏ ra không ít công sức cho bộ phim này.

19

Thời Càn Long, trong cung, Hoàng thượng đề cao chính sách sinh hoạt tiết kiệm. Hoàng hậu Phú Sát cũng chỉ mang trang sức hoa cỏ nhằm nhắc nhở phi tần hậu cung phải biết tiết kiệm. Có thể thấy, ngay cả những chi tiết nhỏ này Diên Hy Công Lược cũng tuân thủ nghiêm ngặt.

20

Ngoài ra, trang sức có dạng tua chuông khi di chuyển có thể phát ra âm thanh dễ nghe thế này cũng rất thịnh hành thời bấy giờ.

21

Những đồ trang sức được làm đúng theo ghi chép trong lịch sử.

Phim cung đấu Diên Hi Công Lược là tác phẩm đánh dấu màn hợp tác giữa "biên kịch vàng" Vu Chính và hoa đán TVB Xa Thi Mạn. Ngoài ra, phim còn có sự góp mặt của những gương mặt thực lực như Tần Lam, Ngô Cẩn Ngôn, Nhiếp Viễn,... Hiện tại bộ phim đang thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo: qq
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.