• Về đầu trang
Caroline
Caroline

Top 10 sự kiện thiên nhiên mà con người cần ghi nhớ năm 2021 (Phần 1)

Thế Giới

Tại Hoa Kỳ, trận lụt lịch sử đã khiến người dân bị mắc kẹt và chết trong các tầng hầm ngập nước. Ở Canada, một thị trấn đã bị xóa sổ bởi một trận cháy rừng do thời tiết oi bức. Lần đầu tiên mưa rơi trên đỉnh Greenland. Những kỷ lục không mong đợi về thời tiết này liên tục được thiết lập trong năm nay.

Khi những hậu quả của biến đổi khí hậu gia tăng, các quốc gia phải liên kết với nhau để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tái ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu ngay sau khi đắc cử cũng như các nhà lãnh đạo thế giới đã gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của LHQ ở Glasgow, Scotland để đàm phán về các giải pháp.

Nhưng không có thỏa thuận nào được thực hiện vào năm nay, ngược lại, con người đang tạo ra nhiều khí thải làm nóng hành tinh vào bầu khí quyển hơn bao giờ hết. Các chuyên gia cảnh báo rằng hiện Trái đất đang nóng dần lên với độ ấm lên trên 2,4 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa ngưỡng 1,5 độ mà các nhà khoa học dự đoán.

Những thảm họa thiên nhiên xảy ra trong năm nay là bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng. Dưới đây là 10 sự kiện thiên nhiên thảm khốc nhất năm 2021.

10. Trận mưa lịch sử trên đỉnh Greenland.

Nhiệt độ tại đỉnh Greenland, nơi cao khoảng hơn hai nghìn mét so với mực nước biển đã tăng trên mức đóng băng lần thứ ba trong vòng chưa đầy một thập kỷ vào khoảng ngày 15 tháng 8. Lượng mưa đổ xuống đây tương đương 7 tỷ tấn nước, đủ để lấp đầy Bể bơi tại National Mall ở Washington, DC.

Theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia, đây là lượng mưa lớn nhất kể từ khi kỷ lục được xác lập vào năm 1950 và các nhà khoa học cho biết nó sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực Bắc Cực dự kiến ​​sẽ hứng chịu nhiều mưa hơn tuyết trong khoảng thời gian từ năm 2060 đến năm 2070, đánh dấu một sự chuyển đổi lớn trong lượng mưa khi hành tinh ấm lên.

Những giọt mưa có thể được nhìn thấy trên cửa sổ nhìn ra từ một đài quan sát trên đỉnh Greenland vào tháng Tám.

9. Texas đóng băng kéo dài.

Vào tháng hai năm nay, Texas đã đón một đợt đóng băng kéo dài trong lịch sử và cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu có thể diễn ra ở cả hai cực nóng và lạnh như thế nào.

Một cơn bão mùa đông tàn khốc đã quét qua miền Trung Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 2, và tràn vào Texas - một tiểu bang không đủ trang bị để đối phó với tình trạng đóng băng kéo dài nhiều ngày. Trạm phát điện ngừng hoạt động, và khoảng 4 triệu người bị mất điện.

Vào thời điểm đó, Thống đốc Greg Abbott đã đổ lỗi cho việc mất điện do các tuabin gió và tấm pin mặt trời bị đóng băng, mặc dù năng lượng nhiên liệu hóa thạch của bang mới là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng này.

Bộ Y tế Bang Texas thông báo thời tiết mùa đông khắc nghiệt đã dẫn đến cái chết của hơn 200 người. Tuy nhiên, một phân tích độc lập của Buzzfeed đưa ra con số tử vong cao hơn, từ 500 đến 1.000.

Các thiệt hại kinh tế cũng rất thảm khốc. Văn phòng điều hành Texas báo cáo rằng cơn bão có thể đã gây thiệt hại cho tiểu bang lên tới 130 tỷ đô la, và tàn phá nhiều cơ sỡ hạ tầng.

Camilla Swindle, 19 tuổi, ngồi trong xe đẩy hàng khi cô và bạn trai xếp hàng dài chờ mua đồ tại một cửa hàng tạp hóa ở Austin, Texas, vào ngày 16 tháng 2 năm 2021.

8. Cơn lũ kéo dài trên 3 lục địa.

Trong khoảng thời gian vài tuần, lũ lụt đã quét qua và tàn phá các khu vực của Tây Âu, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc và bang Tennessee Hoa Kỳ.

Vào giữa tháng 7, lũ lụt nghiêm trọng đã giết chết hơn 200 người ở Đức và Bỉ. Nhiều vùng rộng lớn trong khu vực đã chứng kiến ​​tổng lượng mưa trong 24 giờ vào khoảng từ 4 đến 6 inch (từ 10 – 16 cm), nhiều hơn lượng mưa trung bình của một tháng trong khu vực.

Một nhóm các nhà khoa học được gọi là World Weather Attribution đã thiết lập mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thời tiết, và nhận thấy lượng mưa kỷ lục có khả năng cao gấp 9 lần do biến đổi khí hậu.

Tại Trung Quốc, lũ lụt xảy ra ở tỉnh Hà Nam đã giết chết hơn 300 người. Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh với 12 triệu dân, là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Toàn bộ khu vực lân cận bị nhấn chìm, hành khách bị mắc kẹt trong các toa tàu điện ngầm ngập nước, phải bám vào tay nắm trần để ở trên mặt nước.

Trở lại Hoa Kỳ, một lượng mưa lớn đã dẫn đến lũ quét ở bang Tennessee, phá hủy hơn 270 ngôi nhà và giết chết hơn hai mươi người, bao gồm một cặp song sinh 7 tháng tuổi. Các quan chức quản lý tình trạng khẩn cấp của tiểu bang đã không chuẩn bị đối phó với cơn lũ này.

Ô tô chìm trong nước lũ sau trận mưa lớn ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc ngày 22/7/2021.

7. Hoa Kỳ tái kí hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, vào tháng Giêng, tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một pháp lệnh để gia nhập lại hiệp ước khí hậu toàn cầu được gọi là Hiệp định Paris, mà cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định trước đó.

Vào tháng 4, Biden đã cam kết cắt giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Hoa Kỳ vào năm 2030, một phần để thực hiện tốt việc nước này trở thành thành viên mới trong hiệp định.

Theo Thỏa thuận Paris, các quốc gia dự kiến sẽ theo dõi và cam kết cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính 5 năm một lần. Mục tiêu chính của hiệp định khí hậu là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, với giới hạn 1,5 độ được ưu tiên.

Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cho biết vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa những gì đã hứa và thực tế thực hiện.

Tổng thống Joe Biden ký lệnh hành pháp đầu tiên của mình tại Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, ở Washington.

6. Báo cáo “code red” của Liên Hợp Quốc.

Cứ sáu đến bảy năm, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc lại công bố một báo cáo tóm tắt tình hình nghiên cứu khí hậu. Báo cáo mới nhất của hội đồng được đưa ra vào tháng 8, và các tác giả của nó kết luận rõ ràng rằng con người đã gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu. Những thay đổi trên diện rộng và nhanh chóng đã xảy ra, một số trong số đó không thể khắc phục

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres gọi báo cáo là “một cảnh báo màu đỏ” cho nhân loại.

Các nhà khoa học cho biết hành tinh chúng ta đã nhanh chóng ấm lên cao hơn 1 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và hiện đang tăng lên 1,5 độ - một ngưỡng quan trọng  để sự ấm lên nên duy trì ở mức dưới bình thường.

Hơi nước bốc lên từ Nhà máy điện than Miller ở Adamsville, Alabama.
Theo: CNN
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.