• Về đầu trang
Hạ Vũ Hà
Hạ Vũ Hà

Môn võ của các 'Kingsman' bị lãng quên ngay giữa thủ đô London

Thể thao

Vào giữa những năm 1890, có một kỹ sư đường sắt người Anh đã trở nên mê mẩn với những thế võ truyền thống của Nhật Bản xưa, đặc biệt là "jujitsu" (Nhu Thuật). Tên của ông là Edward William Barton-Wright, người sáng lập ra môn võ thuật kết hợp giữa những môn võ phương Tây như boxing, đấu kiếm... với Nhu Thuật của Nhật để tạo ra một môn võ tự vệ đầu tiên ở nước Anh - Bartitsu.

50b91381b20a6693d43239f57cfcfa5b

Hình chân dung của Edward William Barton-Wright.

d1675f049868ccde5f191b74f414661c

1idesce

Hình ảnh chuyển động của Bartitsu.

Năm 1899, Barton quay trở lại London với ý định phát triển ý tưởng về những phong cách võ thuật này trở thành một bộ môn võ thuật thật sự. Ông hy vọng rằng những thế võ này có thể giúp cho những người dân đặc biệt là đàn ông có thể bảo vệ bản thân trước lũ cướp trên đường phố ở thời kì Edward, Anh Quốc.

Trong việc theo đuổi ước mơ của mình, ông đã bắt đầu công bố các bài báo, chủ yếu cho tạp chí Pearson's Magazine, trong đó ông giải thích các phương pháp, ý định và triết lý tổng thể của Bartitsu. Cái tên "Bartitsu" được Barton-Wright kết hợp giữa họ của ông và từ “jujitsu”.

Sau khi phổ biến môn võ này trước mặt công chúng nước Anh, Barton đã nhận được nhiều sự chú ý; và "Học Viện Quyền Anh Và Văn Hóa Thể Chất Bartitsu" được thành lập. Nơi đây thường được gọi bằng một các tên thân mật hơn là "Câu Lạc Bộ Bartitsu". Mọi người dân nước Anh thời bấy giờ rất háo hức ghi danh để học môn võ tự vệ tuyệt vời này.

ab2c373b23ab38622eae819f1e1a8f12

Một thế võ trong bộ môn Bartitsu.

madame vigny

Phụ nữ cũng được tham gia vào lớp học này.

Thuở ấy, nhiều thương gia giàu có ở London tìm kiếm các khóa học Bartitsu của Edward William Barton-Wright. Không thể bỏ lỡ vận may này, Barton đã tập hợp các giáo viên từ châu Âu và Nhật Bản để phát triển võ thuật của mình và cung cấp một khóa học Bartitsu toàn diện và Barton dõng dạc hứa rằng đây sẽ là môn võ tự vệ trong trường hợp tấn công, trấn lột trên đường phố của London.

Trong số những người theo học, còn có Kaneo Tani, Seizo Yamamoto, và Yukio Tani, đây là những học trò của võ sư, nhà giáo dục thể thao Kanō Jigorō, người sáng lập môn võ judo Nhật Bản đã được Barton-Wright mời đến tham gia lớp học Barititsu của ông.

Đối với phần châu Âu của đội ngũ giảng viên, đáng chú ý nhất là có sự tham gia giảng dạy của nhà vô địch đấu vật Thụy Sĩ Armand Cherpillod, võ sĩ quyền Pháp, Pierre Vigny.

c1

Nhà vô địch đấu vật Thụy Sĩ Armand Cherpillod.

image85

Võ sĩ quyền Pháp, Pierre Vigny.

Đến năm 1901, câu lạc bộ đã thêm vào các bài học đấu kiếm cũng như các bài tập thở, vốn trở thành một phần bắt buộc của chương trình giảng dạy Bartitsu.

Các nhân viên giảng dạy thường tổ chức các cuộc buổi diễn tập, trong đó họ "xử lý" đối thủ bằng các kỹ thuật mới được phát triển từ Bartitsu. Kỹ thuật mới chủ yếu được giới thiệu như là một phương tiện để giải quyết những kẻ xấu cố tình tấn công chúng ta, như Barton đã từng chứng minh bằng cách hạ gục bảy đối thủ cùng một lúc và tất cả đều có kích thước lớn hơn ông.

untitled 2

bartitsulady1

Thành tựu này đã mang lại cho Barton rất nhiều sự tôn trọng, ông được mời xuất hiện trước Edward, Hoàng tử xứ Wales. Nhưng thật không may, do một chấn thương từ một tai nạn xe đạp ngay trước khi buổi gặp mặt, Barton đã phải hủy bỏ chuyến thăm của mình. Một số suy đoán rằng lý do thực sự Barton không gặp mặt Hoàng tử là một chấn thương trong một cuộc ẩu đã ở quán rượu gần đây, nhưng cả hai câu chuyện chưa có lời giải thích rõ ràng.

Mặc dù Barton thất bại trong việc diện kiến Hoàng tử xứ Wales nhưng bộ môn võ của ông đã trở nên phổ biến. Tác giả Sherlock Holmes, Arthur Conan Doyle đã biến Bartitsu này trở thành một môn võ bất tử trong bộ truyện của ông. Trong phần truyện "Câu Chuyện Về Cuộc Phiêu Lưu Ở Ngôi Nhà Hoang", được viết vào năm 1903, Holmes đã đề cập đến “một số kiến ​​thức của baritsu, hoặc hệ thống đấu vật của Nhật Bản”.

bartitsu makes its debut 1

Rõ ràng, Doyle không hoàn toàn quen thuộc với kỹ thuật của Barton, hay tên chính xác của nó (như ông gọi nó là "baritsu"), nhưng đây là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về một "hiện tượng Baritsu" phổ biến một thời.

Mặc dù võ thuật đã đạt được một sự tăng trưởng đáng kể trong vài năm đầu, đến năm 1902, nó bắt đầu khủng hoảng. Chi phí học dường như quá cao, trong khi câu lạc bộ lại đi quá xa so với những gì họ đã từng dạy. Trước khi vào câu lạc bộ, mỗi người sẽ tham dự một số bài học một kèm một với các huấn luyện viên do đích thân Barton tuyển dụng. Không lâu sau đó, câu lạc bộ Bartitsu bắt đầu trì trệ. Những người từng thể hiện sự quan tâm đến môn võ này bắt đầu quay lưng, không còn những học viên mới đăng kí khóa học. "Hiện tượng Bartitsu" một thời đã nguội tắt!

b68d31d7a4019766f3e91ddb86591c1b

Câu lạc bộ đóng cửa, nhiều giáo viên đã thành lập trường của riêng mình, hoặc đơn giản là kiếm tiền từ kỹ năng và kiến ​​thức của họ trong khi làm việc như chuyên gia, huấn luyện viên hoặc vận động viên cá nhân.

Đối với Barton, ông đã cố gắng đưa Bartitsu một lần nữa trở về thời kỳ hoàng kim nhưng thất bại. Vào những năm 1920, kỹ năng chiến đấu tay đôi này đã dần bị quên lãng. Tuy nhiên, nó vẫn là một chủ đề nghiên cứu rất thú vị đối với những chuyên gia phát hiện các khái niệm và ý tưởng thú vị được xây dựng trên nền tảng của Bartitsu.

vo1 1458723406327

Bartitsu được giảng dạy thời hiện đại.

Theo: The Vintage News
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.