• Về đầu trang
Cú trúc
Cú trúc

Tại sao người châu Âu thích thiệp cưới có phong bao, thậm chí dùng phong bao 2 lớp?

Hôn nhân gia đình

Hai lớp phong bao của thiệp cưới có bắt nguồn từ châu Âu. Lớp thứ nhất xuất hiện do nhu cầu của tầng lớp quý tộc, lớp bọc thứ hai lại có nguyên nhân rất bình dân…

Thiệp cưới phong bao có nguồn gốc từ giới quý tộc và hoàng gia tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 17. Trước đó, thiệp cưới hoàn toàn không cần được bảo vệ.

Ban đầu văn tự được viết trên giấy da - thấm mực, dai và bền, sau đó cuộn lại, để trong người hoặc túi để gửi đi. Cách thức này vẫn được giữ nguyên khi người ta bắt đầu sử dụng giấy làm từ bột gỗ.

Lớp bọc thứ nhất

Đầu thế kỷ 17, kỹ thuật in khắc nạo (Mezzotint) ra đời và sự phát triển của bưu tín đã thay đổi điều đó. Công nghệ in ấn cho ra sản phẩm hàng loạt và thiệp mời được nhanh chóng gửi tới cho khách cưới. Không may, thiệp đã nhòe mực do bụi bặm và cọ xát trong quá trình vận chuyển.

Để tránh hậu quả đáng tiếc, những gia đình quyền quý yêu cầu có thêm một lớp giấy lót mỏng trên bề mặt của lá thư, sau đó bọc lại trước khi lấy con dấu để niêm phong. Tấm thiệp cưới giờ đã trở nên thật chỉn chu.

Vào thời đó, chỉ nhà giàu mới dùng giấy và chịu chi cho những thứ "mới lạ" như bưu điện. Còn tầng lớp trung lưu và nông dân thường chỉ cần gõ cửa ngỏ lời, bởi vì các gia đình quây quần ở gần nhau.

Hai lớp phong bao, nhưng là của những tấm thiệp cưới hiện đại

Lớp bọc thứ hai

Cuối thế kỷ 18, giới thượng lưu đã quay trở lại với cách thức đưa thư truyền thống là người ngựa - bưu điện không đủ trang trọng. Vấn đề không nằm ở in ấn mà là thư tín, thiệp đến tay khách mời bị xộc xệch - do bưu điện chưa thể cải thiện được công nghệ giảm xóc trong vận chuyển.

Nhưng tầng lớp bình dân thì khác, tiết kiệm chi phí quan trọng hơn. Giá thành in ấn hạ xuống với công nghệ có năng suất cao hơn là in thạch bản. Đối với những vấn đề của hệ thống thư tín, họ giải quyết bằng cách bọc thêm một lớp phong bao thứ hai rồi lấy dây để cột lại.

Lớp bọc thứ hai này sẽ bụi bặm, nhưng khi đến nơi, người nhận chỉ cần xé bỏ lớp vỏ ngoài để lấy chiếc phong bao mới nguyên với thiệp cưới bên trong.

Theo: Maybe Original
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.