• Về đầu trang
NNQ
NNQ

Các nhà khoa học bắt đầu "khai quật" Trạm vũ trụ Quốc tế trước khi trạm đâm xuống đại dương vào năm 2031

Khám phá

Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) dự kiến sẽ đâm xuống Trái đất một cách có chủ đích ở điểm Nemo (hay còn gọi là cực bất khả tiếp cận) cách Nam Cực 3.219 km về phía Bắc vào tháng 1 năm 2031.

Điểm Nemo là nơi ở xa đất liền hơn bất cứ vị trí nào trên Trái đất. Đây là nơi "an nghỉ" của hàng trăm tàu vũ trụ sau khi hết nhiệm vụ. Tại điểm Nemo, ISS sẽ "hội ngộ" với Trạm vũ trụ Hòa Bình (Mir) của Liên Xô cũng như trạm không gian đầu tiên của Hoa Kỳ - Skylab.

Kể từ tháng 11 năm 2000, ISS hoạt động như một phòng thí nghiệm quay quanh Trái đất ở khoảng cách 420 km. ISS là nơi lần đầu tiên các phi hành gia giải mã thành công DNA và có thể trồng và ăn các loài cây ăn quả trong không gian.

The dotted yellow line outlines a sample location for the Sampling Quadrangle Assemblages Research Experiment, part of the starboard workstation in the NASA Node 2 module (Harmony) on the International Space Station, photographed January 15.
Đường chấm chấm màu vàng phác thảo vị trí mẫu cho Thí nghiệm nghiên cứu khối tứ giác lấy mẫu, diễn ra tại mô-đun NASA Node 2 (Harmony) trên Trạm vũ trụ quốc tế, được chụp ảnh ngày 15 tháng 1.

NASA đã công bố kế hoạch chuyển đổi cho trạm vũ trụ, qua đó xác nhận không bất kỳ hiện vật nào trên ISS sẽ được trả lại, dù cho là dùng cho mục đích nghiên cứu hay bảo tồn. Vì vậy nên các phi hành gia trên ISS đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu trước "deadline" 2031.

Những thí nghiệm mà các phi hành gia đã nghiên cứu trong không gian và các công cụ trên ISS có thể trở thành tư liệu quý giá trong việc thiết kế các tàu vũ trụ, tạo ra môi trường sống trong tương lai trên Mặt Trăng và sao Hỏa.

Cuộc nghiên cứu khảo cổ học ngoài Trái đất được thực hiện lần đầu tiên bởi Justin St. P. Walsh - phó giáo sư lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học tại Đại học Chapman ở California và Alice Gorman - Phó giáo sư tại Đại học Nhân văn, Nghệ thuật và Đại học Flinders Khoa học xã hội ở Úc. Họ bắt đầu quá trình nghiên cứu trạm vũ trụ dưới góc độ khảo cổ học vào tháng 12/2015.

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS

Với sự giúp đỡ của Trung tâm Tiến bộ Khoa học trong Không gian của Phòng thí nghiệm Quốc gia ISS, Walsh và Gorman cuối cùng đã có thể đạt được những thành công bước đầu trong trong công cuộc nghiên cứu không gian của mình.

Walsh cho biết "ISS là một địa điểm quan trọng đối với sự phát triển của loài người sống trong không gian. Nếu đây là một địa điểm trên Trái đất, chúng tôi sẽ làm mọi cách để bảo tồn nó. Nhưng điều đó về mặt kỹ thuật sẽ không khả thi."

Dự án bắt đầu trên trạm vũ trụ được gọi là thử nghiệm nghiên cứu khối tứ giác, hay còn gọi là SQUARE. Các nhà khảo cổ học sẽ thiết lập một hố thử nghiệm tại một địa điểm nhất định, chia nó thành một lưới ô vuông để phục vụ mục đích khai quật.

Tuy nhiên, con người không thể tác động trực tiếp qua các lớp của trạm vũ trụ. Do vậy, các phi hành gia đã đặt các hình vuông bằng băng dài 1 mét trên tường và ghi lại hình trong vòng 60 ngày để cho biết các khu vực này thay đổi như thế nào theo thời gian.

NASA astronaut Kayla Barron takes a photograph of the sample location in the US Node 2 module (Harmony) on the International Space Station for the Sampling Quadrangle Assemblages Research Experiment on January 15.

Tổng cộng có 6 khu vực nghiên cứu như vậy được đặt trên ISS, địa điểm thường đối diện với nhà vệ sinh, một trạm làm việc và hai trạm khoa học khác nhau.Tất cả những nơi này đều ghi lại cuộc sống hàng ngày trong môi trường không trọng lực của các phi hành gia.

Phi hành gia Matthias Maurer của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã bày tỏ sự phấn khích khi được tham gia thử nghiệm khảo cổ học không gian cho biết: "Khảo cổ học không gian với SQUARES bằng việc sử dụng thước đo và biểu đồ màu sẽ ghi lại sự thay đổi của các khu vực đã xác định trên ISS. Từ đó có thể giúp định hình các tàu vũ trụ & thiết lập môi trường sống trong tương lai."

Nhà khảo cổ học Gorman cho biết thêm: "Chúng tôi đang kỳ vọng tìm ra những khía cạnh thích có thể nghi với cuộc sống trong môi trường mà trước đây chưa có ai đề cập tới."

Theo: CNN

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.