• Về đầu trang
MMim
MMim

10 sân bay bị bỏ hoang trên thế giới và những câu chuyện chưa từng tiết lộ

Cuộc sống

Trong “series bỏ hoang” của các “nhà thám hiểm đô thị” trên khắp thế giới, chúng ta thường thấy những công viên giải trí vắng vẻ, đổ nát, những khách sạn không người ở trong nhiều thập kỷ... Nhưng chưa dừng ở đó, tiếp nối “series” này là các sân bay không hành khách và hoang vắng đến kì lạ, dù cho có nhiều nơi đã từng được đưa vào sử dụng trong thời gian dài.

Hãy cùng Lost Bird khám phá câu chuyện đằng sau những sân bay bị lãng quên này.

1. Sân bay Jaisalmer - Rajasthan, Ấn Độ

Có chi phí xây dựng lên tới 17 triệu USD và dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2013 nhưng sân bay Jaisalmer lại chưa từng tiếp đón bất cứ hành khách hay máy bay nào. Theo Reuters (một hãng thông tấn lớn trên thế giới), thì Jaisalmer là một trong hơn 200 “sân bay no-frills” được quy hoạch bởi chính phủ trước đây của Ấn Độ, nhằm khuyến khích du lịch và thương mại ở các vùng xa xôi của đất nước này.

2015 08 18t233325z 922699281 gf10000175747 rtrmadp 3 india airport kscc 621x414livemint

“Sân bay no-frills” được hiểu đơn giản là kiểu sân bay sẽ giúp hành khách hạn chế hoặc giảm tối đa chi phí các dịch vụ không quá cần thiết như phí hạ cánh, phí đỗ xe, an ninh, tiện nghi sân bay,... Tuy nhiên, các hãng hàng không lại khó có thể cạnh tranh được với những trung tâm du lịch lớn hơn trong khu vực. Vì thế, sân bay này đã không được sử dụng và bị bỏ hoang nhiều năm nay.

55d4bac92acae719008c17b4 750 563

2. Sân bay quốc tế Hellenikon - Athens, Hy Lạp

Năm 1938, Hellenikon được sử dụng như một sân bay quân sự và là địa điểm chính cho các chuyến bay thương mại của Athens. Tuy nhiên, đến năm 2001 nó đã bị thay thế bởi sân bay Quốc tế Athens và bị bỏ hoang kể từ đó.

7f775d13f801e05881f8f5f325531b5c

19332065853 78e8702e93 b

3. Sân bay quốc tế Nicosia - Nicosia, Cộng Hòa Síp

Vào những năm 1930, sân bay Quốc tế Nicosia được xây dựng cho mục đích quân sự. Nhưng sau cuộc đảo chính của những người theo chủ nghĩa dân tộc Hy Lạp thì nó đã phải đóng cửa. Đến năm 1974, sân bay này được coi như một phần của khu vực phi quân sự.

nicosia international airport 2010

4. Sân bay Manston - Anh

Sân bay Manston đã phải đóng cửa vào năm 2014 khi chủ sở hữu ban đầu bán nó cho các nhà kinh doanh bất động sản. Theo một báo cáo của Hội đồng hạt Kent, lý do khiến Manston phải ngừng hoạt động chỉ đơn giản là vì sân bay này không đem lại lợi nhuận. Trong 16 năm, nó đã thua lỗ tới hơn 139 triệu USD.

manston airport shutterstock

5ae248dbbd967139008b4603 960 720

Gần đây, một công ty đã đề xuất mở lại sân bay này nhưng vẫn chưa được phê duyệt

5. Sân bay Tempelhof - Berlin, Đức

Sân bay Tempelhof được Đức Quốc xã xây dựng từ năm 1936 đến năm 1941 và được sử dụng để chế tạo máy bay chiến đấu, vũ khí. Trong Thế chiến II sân bay vẫn còn nguyên vẹn vì các lực lượng đồng minh muốn có thể tiếp tục sử dụng nó sau chiến tranh. Vì thế, Mỹ đã tiếp quản sân bay này, cho đến năm 1993 họ trao trả cho Berliner Flughafengesellschaft - một nhà điều hành sân bay của Đức.

83 175

Sân bay quân sự Tempelhof được sử dụng trong Thế chiến II

5ae34801bd9671fd028b463d 960 720

Hiện nay, Tempelhof không còn hoạt động nữa và thường xuyên được sử dụng làm phim trường cho các bộ phim như The Hunger Games, The Bourne Supremacy Bridge Of Spies.

6. Sân bay W. H. Bramble – Montserrat

Sân bay W. H. Bramble được đặt tên dựa theo một thủ hiến của Montserrat - William Henry Bramble (thủ hiến là một chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp tại một địa phương, thường được dùng nhiều ở các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị Anh Quốc - theo Wikipedia).

Đây là nơi duy nhất giúp mọi người có thể đi và đến đảo Caribean, tuy nhiên vụ phun trào núi lửa năm 1997 đã phá hủy nó. Đến năm 2005, người ta đã xây dựng một sân bay mới để thay thế cho W.H.Bramble.

5065548006 c1859d39bc b

Một đoạn đường băng của sân bay W.H.Bramble sau khi bị phá hủy

7. Sân bay quốc tế Kai Tak - Hồng Kông

Sân bay Kai Tak của Hồng Kông được xây dựng vào năm 1925, nằm “nép mình” ngay giữa những vách núi và các tòa nhà cao tầng. Vị trí địa lý của sân bay này cũng không thuận lợi khi nó chỉ có một đường băng được xây dựng bằng đất lấn biển và còn nằm gần cảng Victoria, vì vậy mỗi lần máy bay hạ cánh ở đây quả là một thách thức.

untitled1

Đường băng lấn biển của sân bay Kai Tak

untitled

Máy bay thường phải bay qua các dãy nhà cao tầng và khu dân cư sinh sống gần đường băng mỗi khi chuẩn bị hạ cánh, việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm

Sau nhiều lần gặp các vấn đề như quá tải, sân bay Kai Tak đã phải đóng cửa vào năm 1998 và được thay thế bởi sân bay Chek Lap Kok.

8. Sân bay trung tâm Ciudad Real - Tây Ban Nha

Sân bay trị giá 2,1 tỉ USD này từng mở cửa lần đầu vào năm 2008, nhưng ngay sau đó nó đã bị phá sản và phải đóng cửa vào năm 2012. Theo BBC, năm 2015 sân bay Ciudad Real đã được rao bán trong một cuộc đấu giá những công ty phá sản. Sân bay này được bán với giá bằng 1/100.000 lần số tiền bỏ ra để xây dựng nó.

sa 1

Cảnh hoang tàn ở sân bay Ciudad Real

9. Sân bay quốc tế Gaza - Rafah, Dải Gaza

Tổng thống Bill Clinton từng bay tới Gaza để dự lễ khai trương Sân bay Quốc tế Gaza vào năm 1998. Đây được coi là một trong những bước tiến tới hòa bình sau các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tuy nhiên, năm 2001 lực lượng người Israel đã ném bom vào sân bay này để đối phó với các cuộc tấn công của người Palestine vào Israel trong vùng Al Aqsa intifada.

1408583653352 wps 2 rafah palestinian territo

gazainternationalairport92b0m2u9gu4l

Sau đó, người Palestine thường kiếm kim loại trong những đống bê tông đổ nát để làm vật liệu xây dựng

10. Sân bay quân sự Galeville - Shawangunk, New York

Sân bay quân sự Galeville đã ngừng hoạt động từ năm 1994 khi Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng nó không còn cần thiết nữa.

Khu vực này hiện là một phần của Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Shawangunk Grasslands. Những người lính từng lấp đầy các đầm lầy để xây dựng một đường băng vào những năm 1940.

shawangunk grasslands nwr runways 2

Ngày nay, cỏ dại đã phủ kín các vết nứt trên đường băng này, cho thấy nơi đây không còn hoạt động nữa

Theo: thisisinsider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.