• Về đầu trang
Trứng chim
Trứng chim

15 năm vừa cõng mẹ vừa đi tìm việc của người con trai hiếu thảo

Cuộc sống

Anh Wang Xianqiang, 37 tuổi, hiện đang làm công việc dọn dẹp cho biết: “Đối với tôi, mẹ là tất cả."

Bà Tian Jinggui, mẹ của anh Wang bị liệt sau một lần bị ngã năm anh 14 tuổi. Sau đó bà được chồng mình chăm sóc cho đến khi ông qua đời vào năm 2003. Vì quá đau buồn, bà không nói chuyện với ai khác ngoài con trai.

tq

Anh Wang, lúc đó đang làm việc tại phía đông tỉnh Chiết Giang, đã trở về Kỳ Giang, Trùng Khánh để chăm sóc cho mẹ mình. Sau đó anh đã dẫn theo bà vào thành phố để tìm việc.

Bởi vì mẹ anh bị say xe nên anh Vương, dù chỉ cao 150cm, đã cõng mẹ trên lưng cho dù đi bất cứ đâu.

“Tôi chấp nhận với mức lương thấp hơn bình thường”, đây là điều mà anh đã nói với các nhà tuyển dụng với điều kiện anh được về nhà sớm để nấu cơm và cùng mẹ mình đi dạo.

Nhưng, “Họ cho rằng tôi đã yêu cầu quá nhiều” - anh ngậm ngùi.

tq1

Năm 2015, hoàn cảnh khốn khó của anh đã khiến ông chủ của một nhà máy may mặc cảm động và anh đã có được một việc làm chính thức tại đây. Nhưng không may, nhà máy chỉ hoạt động 6 tháng 1 năm.

Tháng 8, trong thời gian nhà máy không hoạt động, anh và mẹ mình quay trở lại nhà ở thôn Phục Ngưu. Ủy ban làng đã giúp hai mẹ con anh nộp đơn xin phúc lợi xã hội cùng với một công việc cho phép anh ở gần mẹ mình.

Theo tờ People’s Daily, chính phủ đang xây dựng những ngôi nhà trợ cấp với hy vọng sẽ giúp những gia đình thuộc thôn Phục Ngưu, huyện Kỳ Giang thành phố Trùng Khánh có được một cuộc sống ổn định hơn khi dự án hoàn thành.

Tấm lòng hiếu thảo của anh Wang đã khiến nhiều cư dân mạng xúc động. Họ sau đó đã nhận được một chiếc xe lăn từ khoản quyên góp của những người dùng Weibo.

Theo thống kê của nhà nước, bà Tian là một trong 85 triệu người khuyết tật ở Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các tổ chức nhân quyền, con số này phải lên đến 200 triệu người.

Với những khoản viện trợ ít ỏi từ nhà nước, những người khuyết tật không thể trang trải cho những nhu cầu thiết yếu của mình.

Một số người đã nhờ đến internet để kiếm thêm thu nhập. Ba chị em mắc bệnh xương giòn ở vùng Tây Nam Trung Quốc đã thu âm những bài mà họ hát cũng như quay video về cuộc sống hằng ngày của họ và phát trên trang Kuaishou, một trong những trang web livestream ở Trung Quốc.

Theo: South China Morning Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.