• Về đầu trang
ABC
ABC

5 bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài, đến nay vẫn còn là bí ẩn

Cuộc sống

Gần đây cả thế giới chấn động trước tin một công dân Mỹ tên John Allen Chau bị giết hại bởi bộ lạc Sentinel khi đang cố tiếp cận nhằm mục đích truyền đạo. Đây là bộ lạc sống cô lập với bên ngoài trên đảo Bắc Sentinel (Ấn Độ), họ gần như từ chối mọi nỗ lực muốn giao tiếp, kết bạn của người ngoài.

Sentinel không phải là bộ lạc duy nhất trên thế giới tự thu mình lại, vẫn duy trì lối sống săn bắt, hái lượm như thời nguyên thủy. Hiện vẫn còn tồn tại không ít bộ lạc bí ẩn, "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Theo Survival International - tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ quyền lợi của thổ dân: "Đa phần các bộ lạc ấy không có sức đề kháng trước những bệnh thông thường thường như cúm hay bệnh lây nhiễm khác, họ còn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa từ con người".

Sau đây là 5 cái tên tiêu biểu bên cạnh Sentinel:

1. Awá (Brazil)

awa

Awá được xem là bộ lạc có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất thế giới. Theo báo cáo năm 2017 của National Geographic, khoảng 100 trong tổng số 600 thành viên Awá sinh sống du mục trong phạm vi rừng Amazon - nơi biên giới giữa Brazil và Peru.

Họ thường xuyên đối mặt với nhiều mối nguy hiểm cận kề từ nạn chặt phá rừng trái phép hay cháy rừng đe dọa nơi cư ngụ thậm chí là bị cướp đi mạng sống. Nhưng bộ lạc này không "đứng im chờ chết" mà sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bản thân. Vì lẽ đó, họ được mệnh danh là "Người bảo vệ rừng".

2. Mashco Piro (Peru)

2

Mashco Piro là một trong 15 bộ lạc Peru sống biệt lập với bên ngoài và phải đối mặt không ít mối đe dọa từ ngành công nghiệp khai thác gỗ và dầu.

Bộ lạc gần 800 người này có truyền thống tìm kiếm và thu lượm trứng rùa để làm nguồn thức ăn. Những năm gần đây dân địa phương trình báo việc trông thấy vài thành viên bộ tộc này xuất hiện và xin đồ ăn. Có lẽ cơn đói đã làm họ dám bước ra liên lạc, tìm kiếm viện trợ từ bên ngoài,

3. Kawahiva (Brazil)

3

Những bộ lạc "hàng xóm" trong rừng mưa nhiệt đới Amazon đặt cho Kawahiva các biệt danh như "người lùn", "đầu đỏ". Tổ chức Survival International từng nhận định: "Thông tin về bộ lạc này rất ít ỏi vì họ không có thiện chí liên lạc thế giới bên ngoài". Đáng tiếc, bộ lạc hiện chỉ còn chưa đến 30 thành viên.

Lối sống săn bắt, hái lượm như thời nguyên thủy vẫn được các thế hệ con cháu Kawahiva duy trì. Đặc biệt họ còn làm thủ công những chiếc thang tre độc đáo phục vụ việc thu thập mật ong trên cây.

4. Ayoreo (Paraguay)

4

Bộ lạc này sống tách biệt bên ngoài trong rừng Chaco - khu rừng Nam Mỹ rộng lớn chỉ sau Amazon. Trong một bài báo vào tháng 8 năm nay, Reuters cho rằng Ayoreo có thể là bộ lạc biệt lập cuối cùng bên ngoài lưu vực Amazon. Không rõ dân số hiện tại của Ayoreo.

Bộ lạc từng gặp khủng hoảng khi bị những chiếc xe ủi đất - mà họ gọi là "con thú bị điên" tấn công nhằm tranh chiếm lãnh thổ. Một số nhà truyền giáo từng tiếp cận với nhóm thổ dân này, nhưng rất tiếc mọi chuyện kết thúc không như kỳ vọng: nhiều người Ayoreo thương vong do xung đột, hay chết vì bệnh truyền nhiễm lây lan từ nhà truyền đạo (như đã nói ở trên, họ không có khả năng miễn dịch với các bệnh thông thường, bệnh truyền nhiễm).

5. Yanomami (Venezuela)

braz yano fw 2010 248 article column

Ảnh: Survival International

Cuối cùng trong danh sách là bộ lạc Yanomami có lịch sử hàng ngàn năm, sinh sống trong khu vực rừng mưa nhiệt đới trải dài từ nam Venezuela đến bắc Brazil. Năm 2014, tờ Washington Post ước lượng bộ lạc gồm khoảng 40.000 thành viên.

Davi Kopenawa - một pháp sư của bộ tộc chia sẻ với Survival International rằng những người Yanomami đang sống ẩn mình được gọi là Moxateteu - đây là bộ phận cũng dễ bị tổn thương, đe dọa.

Bên cạnh nguy hiểm rình rập từ hoạt động khai thác vàng, bộ lạc này còn phải đương đầu với những hạn chế về y tế, chăm sóc sức khỏe tại Venezuela. Dịch sởi đã cướp đi sinh mạng gần 500 cư dân của Yanomami trong năm nay. Lần gần đây nhất bộ lạc bí ẩn Venezuela này mắc sởi là vào những năm 1960.

Theo: South China Morning Post
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.