• Về đầu trang
Blue FH
Blue FH

7 sự thật không ai kể bạn về đường sắt Nhật Bản: Thu phí người nhà nạn nhân tự tử và còn gì nữa?

Cuộc sống

1. Thu phí người nhà nạn nhân tự tử

Mỗi năm, Nhật Bản có hàng chục ngàn người chết vì tự tử, trong đó, không ít người chọn kết liễu cuộc đời bằng cách lao ra khi đoàn tàu tới. Chuyện này xảy ra nhiều đến nỗi, mỗi khi muộn giờ tàu, điều người ta phỏng đoán đầu tiên không phải là thời tiết hay trục trặc kỹ thuật mà đó chính là có người nhảy tự tử.‘Mắt chữ A, miệng chữ 0’ trước 7 sự thật ngỡ ngàng về hệ thống đường sắt Nhật Bản

Đối với các công ty tàu hỏa, sự chậm trễ phải trả giá bằng tiền bạc. Vì vậy, họ buộc người thân của các nạn nhân tự tử phải chi trả cho việc này. Mặc dù các công ty không tiết lộ thông tin về chính sách trên nhưng về cơ bản, tàu trễ càng lâu thì phí tổn càng cao.

Tự tử trên đường sắt cũng có liên quan chặt chẽ đến việc giảm giá tiền thuê nhà ở. Những ngôi nhà dọc đường tàu nơi xảy ra nhiều vụ tự tử sẽ có mức giá rẻ hơn bình thường. Ngay cả chủ nhà cũng sẽ gặp rắc rối, tai ương mỗi khi có người tự tử bên trong căn nhà vì luật pháp Nhật Bản yêu cầu họ phải thông báo cho những người đến sau về các vụ tự tử trước đó. Do đó, không ít gia chủ sẽ buộc người phải “chi trả” cho việc tự tử của thân nhân xấu số.

2. Giấy chứng nhận tàu đến chậm

Tàu ở Nhật “chuẩn chỉnh” y như người xứ Phù Tang về cách đảm bảo giờ giấc chính xác. Các công ty vận hành đường sắt phải gửi lời xin lỗi và đưa giấy xác nhận chậm trễ cho hành khách khi chuyến tàu đến chậm dù chỉ một chút.

‘Mắt chữ A, miệng chữ 0’ trước 7 sự thật ngỡ ngàng về hệ thống đường sắt Nhật Bản

Giáo viên và các sếp ở công ty thường rất khó tin nguyên nhân đi muộn là do chậm tàu vì điều này cũng hiếm khi xảy ra. Vì vậy, nhà ga phải cấp cho hành khách một loại giấy có tên chien shomeisho – giấy chứng nhận chậm trễ tàu để lấy đó làm bằng chứng cung cấp cho nhà trường hoặc nơi làm việc. Giấy sẽ được để ở trong giỏ nhựa cửa soát vé ,gần chỗ phòng nhân viên soát vé , hoặc được phát tay tùy theo mỗi ga.

3. Nhân viên đường sắt luôn chỉ tay và gọi

Các nhân viên đường sắt ở Nhật Bản luôn khéo léo chỉ ngón tay xuống nền sân ga và hô to mỗi khi có tàu đến hoặc rời ga. Những cử chỉ này cũng dễ dàng bắt gặp trên boong tàu, đó là khi người lái tàu thực hiện những hành động trên thường xuyên như việc sử dụng các phím số, nút, màn hình.

Hành động chỉ tay và làm việc dựa trên nguyên tắc liên kết cử động vật lý của taỵ với âm thanh nhằm ngăn ngừa sai sót diễn ra được gọi theo tiếng Nhật là shisa kanko. Khi những người lái xe lửa muốn kiểm tra vận tốc của tàu, họ sẽ chỉ vào đồng hồ đo tốc độ và nói lớn: "kiểm tra vận tốc, 80" để xác nhận tốc độ một cách chính xác nhờ hành động đang diễn ra.

Trong khi đó, nhân viên nhà ga sẽ đi xuống đường và dùng tay quét dọc theo nền đường ray, kiểm tra kĩ lưỡng tới khi mọi thứ sẵn sàng. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho tới khi tàu khởi hành, nhằm đảm bảo không có túi xách hoặc hành khách bị mắc kẹt từ cửa ra vào của tàu. Theo một nghiên cứu vào năm 1996, việc chỉ-và-gọi như như vậy giúp giảm tới 85% lỗi sai tại nơi làm việc.

4. Thuê “nhân viên nhồi khách” để đẩy người vào trong tàu

Các chuyến tàu Nhật Bản thường quá tải vào giờ cao điểm sáng tối do hàng triệu người sử dụng tàu cùng một lúc. Để có thể chở được càng nhiều người càng tốt, các công ty hoạt động đường sắt phải tuyển dụng “người đẩy khách” hay còn gọi là oshiya.

Giống như tên gọi nghề nghiệp, công việc chính của họ là “nhồi” người vào tàu hỏa và chặn lại những hành khách muốn chen lên tàu khi các toa đã chứa đủ. Đẩy khách thực sự là một nghề phức tạp mặc dù công việc nghe có vẻ dễ dàng và quá trình đào tạo công việc này mất chừng sáu tháng. Trước khi đẩy, nhân viên cần thông báo cho hành khách và chỉ đẩy nhẹ bằng lưng hoặc vai. Nhiều khi, họ cũng phải đẩy bằng cả hai tay để đảm bảo chỗ đứng cho người trong toa.

5. Xin lỗi vì tàu rời ga sớm

‘Mắt chữ A, miệng chữ 0’ trước 7 sự thật ngỡ ngàng về hệ thống đường sắt Nhật Bản

Tưởng rằng người ta chỉ xin lỗi vì đi muộn, hóa ra đối với các nhà ga ở Nhật, họ còn xin lỗi vì chót để tàu xuất phát sớm. Vào tháng 11 năm 2017, một công ty đã gửi xin lỗi tới hành khách khi chuyến tàu chạy giữa Tokyo và Tsukuba rời ga sớm trước 20 giây.

Tàu phải xuất phát lúc 9:44:40 sáng nhưng lại rời đi lúc 9:44:20 vì một trong số các nhân viên quên kiểm tra thời gian biểu. Với người Nhật, lời xin lỗi là cần thiết vì chuyện này ảnh hưởng tới độ tin tưởng của hành khách đối với sự chuẩn xác giờ giấc của các chuyến tàu.

20 giây là khoảng thời gian đủ cho những người cuối cùng kịp lên tàu. Vào tháng 5 năm 2018, một công ty xe lửa giấu tên phải xin hành khách khi để tàu rời ga sớm hơn 25 giây so với giờ khởi hành quy định 7:12 AM.

Người điều khiển đã mắc lỗi khi đóng cửa lúc 7:11, anh ta kịp nhận ra lỗi trước khi tàu rời đi nhưng lại không mở cửa vì không thấy bất kỳ hành khách nào trên sân ga. Tuy nhiên thực tế vẫn có vài người đang đi lại sân ga và bị lỡ tàu. Công ty xe lửa sau đó đã phải gửi lời xin lỗi công khai đến hành khách của mình.

6. Toa tàu dành riêng cho nữ giới

Nhật Bản là đất nước có số lượng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng lớn nhất thẽ giới, điều này đồng nghĩa với việc tình trạng quấy rối trên các chuyến tàu đông đúc phát sinh, đặc biệt trong các giờ cao điểm.

Do đó, những toa tàu dành riêng cho phụ nữ đã ra đời mang lại sự an tâm đối với hành khách nữ khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Ngoài các chị em thì trẻ nhỏ, người già và đàn ống khuyết tật là những hành khách duy nhất được phép ngồi trong những toa dành riêng cho phụ nữ.

‘Mắt chữ A, miệng chữ 0’ trước 7 sự thật ngỡ ngàng về hệ thống đường sắt Nhật Bản

Không phải tất cả các công ty tàu hỏa đều có toa dành riêng cho phụ nữ và các toa tàu này cũng không hững công ty không hoạt động cả ngày. Một số công ty chỉ vận hành các toa đặc biệt này trong những ngày cuối tuần hoặc giờ cao điểm.

Nhiều người đã yêu cầu cần có thêm những toa chỉ dành cho nam giới vì họ lo sợ một số phụ nữ trong các toa tàu bình thường có thể giả mạo và cáo buộc họ tội danh quấy rối tình dục. Đàn ông Nhật Bản cũng phàn nàn rằng nhiều người phụ nữ trên tàu cũng thường nhìn họ một cách đáng ngờ và coi họ như kẻ “có nguy cơ sàm sỡ” người khác.

7. Sân ga lắp đèn xanh để… tránh tự tử

Ngày nay, các nhà ga tại Nhật đang cố gắng ngăn chặn nạn tự tử bằng cách lắp đặt đèn xanh tại các sân ga tàu. Vào những năm cuối thập niên 2000, một số công ty đường sắt Nhật Bản lắp đặt cột đèn có ánh sáng xanh trên những sân ga nhằm nỗ lực ngăn chặn người dân tự sát ở đường tàu.

Đây được coi như liệu pháp tác động tới hành vi ứng xử của nhiều người, dù nghe có vẻ khá trừu tượng nhưng chúng lại có mức độ ảnh hưởng lớn đáng ngạc nhiên. Ánh sáng xanh được cho rằng sẽ giúp mọi người bình tĩnh hơn và có thể khiến những người có ý định tự tử xem xét lại quyết định của mình.

mat chu a mieng chu 0 truoc 7 su that ngo ngang ve he thong duong sat nhat ban

Năm 2013, một nghiên cứu khoa học sau được công bố các vụ tự tử do tàu hỏa giảm tới 84% sau khi đèn xanh được lắp đặt tại các sân ga. Tuy nhiên, con số này không thực sự thuyết phục vì đèn không thể “ngăn cản” các trường hợp tự tử vào ban ngày.

Một số trạm thậm chí đã tắt đèn trong ngày. Các nhà nghiên cứu khác tin rằng đèn xanh chỉ làm giảm 14% các vụ tự tử, việc thiết lập rào chắn bảo vệ và cửa chắn an toàn dọc theo các rìa sân ga sẽ hữu ích hơn nhiều

Theo: listverse
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.