• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Bajau - Bộ tộc du mục biển cuối cùng trên thế giới

Cuộc sống

Các phương phát đánh bắt cá hủy diệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến quần thể sinh sống ven biển ở Tam giác San Hô. Khoảng 80–90% cá cảnh được xuất khẩu từ Philippines được bắt bằng xyanua natri, chất hóa học này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của cá, làm rạn san hô ở khu vực sinh học biển đa dạng và lớn nhất thế giới mà còn tiêu diệt vô số con đường sống của dân du mục biển.

bajau laut 1

Tam giác San Hô là một đại dương rộng lớn, khoảng 6 triệu km2 chứa các vùng biển nhiệt đới thuộc Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Quần đảo Solomon và Timor-Leste. Đây được xem là một "khu rừng Amazon" phiên bản đại dương, 75% các loài san hô trên thế giới đều xuất hiện tại đây.

Trong cộng đồng dân du mục biển có lẽ người Bajau Laut đã phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Nhưng may mắn rằng, người Bajau lại trở thành những người du mục biển cuối cùng trên thế giới. Họ là một nhóm người gốc Malaysia, từng sống nhiều thế kỷ trên biển, lênh đênh giữa các vùng biển của Malaysia, Philippines và Indonesia. Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều người đã bị buộc phải định cư vĩnh viễn trên đất liền, nhưng một số ít người vẫn xem đại dương là nhà, họ sống trên những chiếc thuyền dài được gọi là lepa lepa. Họ đánh cá bằng lưới, dây và những kỹ thuật lặn chuyên nghiệp, họ còn có thể đi sâu xuống dưới biển để tìm kiếm ngọc trai, hải sâm, hoặc thậm chí có thể đánh bắt cá bằng súng phóng xiên thủ công.

bajau laut 3

Bức hình chụp lại những con thuyền lepa lepa trên biển Pulau Bangko. Ngày nay, vì môi trường đánh bắt cá bị phá hoại cũng như nơi sống trên thuyền của họ bị đe dọa nên dân du mục biển buộc phải rời thuyền để lên đất liền sinh sống. Một số người vẫn gắn bó với căn nhà đại dương của mình.

bajau laut 4

Ibu Diana Botutihe là một trong số ít những người đã sống cả đời trên biển, cô chỉ thỉnh thoảng ghé vào đất liền để bán cá, đổi lấy gạo, nước và các mặt hàng chủ lực khác. Cô Ibu được chụp trên chiếc thuyền của mình tại biển Sulawesi, Indonesia.

bajau laut 5

Anh Amja Kasim Derise đang nấu ăn trên con thuyền lepa lepa truyền thống của dân du mục biển. Đuôi thuyền là gian bếp dùng để nấu ăn, thân thuyền là nơi để ngả lưng nằm ngủ, mũi thuyền là nơi để anh đánh bắt cá.

bajau laut 2

Trẻ em được sinh ra trên biển, chúng trở thành thợ lặn chuyên nghiệp và sống "hòa thuận" với dòng nước biển. Đây là Enal, cậu bé đang chơi đùa với chú cá mập thú cưng của mình tại Wangi Wangi, Indonesia.

bajau laut 6

Moen Lanke đang cố gắng bắt một con trai trên rạn san hô. Anh ấy đã nhịn thở vài phút đồng hồ để thực hiện cho xong nhiệm vụ này. Bức ảnh được chụp tại Sulawesi, Indonesia.

bajau laut 7

Người dân Bajau dùng tay không và "súng bắn xiên" tự chế để bắt cá. Pulau Papan, đảo Togian.

Nhưng đó là những gì bộ tộc Bajau đã làm trong quá khứ, ngày nay, những kỹ thuật đánh bắt cá truyền thống đó chuyển sang dùng cyanide (một loại bom phóng hỗn hợp natri cyanide để làm cá bất tỉnh rồi bắt sống), dùng thuốc nổ và vô số những cách thức hiện đại để đánh bắt cá sống. Đây là hậu quả của sự thao túng cũng như thương mại hóa thị trường buôn bán cá sống ước tính khoảng 1 tỷ đô la. Nơi tập trung cá biển tươi sống nhiều nhất trong khu vực là Hong Kong, 50% số cá nhập khẩu Hong Kong đều được đánh bắt tại Indonesia. Các loài cá thường được bắt như cá mú, cá bơn Napoleon, rạn san hô - chiếc chìa khóa để bảo tồn hệ sinh thái.

bajau laut 10

Chính phủ Indonesia đã thực hiện một nỗ lực phối hợp với bộ tộc Bajau để giúp họ chuyển lên đất liền sinh sống. Ở Torosiaje, nhiều người dân Bajau đã rời bỏ những ngôi nhà do chính phủ cung cấp và xây dựng ngôi làng nhà sàn cách biển 1km.

bajau laut 9

Bà Ibu Hanisa bị mất hoàn toàn 2 bàn tay và mù một mắt trong một lần vì một quả bom đánh cá tự chế đã nổ ngay tại thuyền của bà. Sinh vật, con người, cũng như môi trường là những cái giá phải trả khi sử dụng phương pháp đánh bắt cá bằng cách hủy diệt.

bajau laut 11

Đối với những cụ già, việc quay trở lại đại dương là một điều quá xa xôi...

bajau laut 12

Cá mú, cùng với cá bơn Napoleon là hai loài cá bán có giá nhất trong thị trường cá sống. Nhưng không may là 2 loài cá này cũng được xem là những loài cá quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái san hô. Wakatobi, Indonesia.

bajau laut 18

Anh Pak Lapoli đang sử dụng cyanide để bắt cá mú nhằm cung cấp cho thị trường cá sống màu mỡ ở Hong Kong. Kali cyanide hủy hoại cả quần thể san hô, bởi dòng hải lưu sẽ đưa hợp chất độc hại này lan tràn rộng khắp. Nghiên cứu còn cho thấy dùng cynide về lâu dài còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn cả việc đánh bắt cá bằng chất nổ.

bajau laut 8

Những con cá bị đánh bắt bằng xyanua natri thường được tiêm tetracycline để giảm tỷ lệ tử vong. Loại thuốc kháng sinh này sẽ đọng lại trong con cá trong vòng 1 tuần. Wakatobi, Indonesia.

bajau laut 13

Cá mú được vận chuyển đến một cơ sở nuôi ở Bali, chúng được nuôi trong các bể cá lớn và chờ ngày được đưa đến Hong Kong và Trung Quốc đại lục.

bajau laut 14

Chợ cá Hong Kong. Hong Kong được xem là một trung tâm thương mại buôn bán cá sống lớn của thế giới, ước tính trị giá lên đến 1 tỷ đô la.

Người dân Bajau có sứ mệnh sống gắn liền với biển, họ có những mối liên kết đặt biệt với đại dương, đối với họ, biển là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú và cũng là một ngôi nhà chung. Họ tin rằng có những linh hồn trong dòng chảy của sóng biển và thủy triều, trong các rạn san hô và cả những cánh rừng ngập mặn. Thi thoảng cư dân Bajau cũng vào đất liền để bán hải sản và mua sắm những vật dụng cần thiết, hoặc sửa thuyền. Tuy nhiên, cuộc sống của những người dân nơi đây bị đeo dọa từng ngày bởi chính họ và thị trường cá sống đã thao túng và khiến họ dùng những hình thức đánh bắt cá nguy hiểm.

bajau laut 15

Cá mú vừa nhâp cảng tới Hong Kong, nó được bày bán tại một nhà hàng nhìn ra biển ở thị trấn Sai Kung.

bajau laut 17

Trải qua hàng ngàn dặm, những con cá mú kết thúc hành trình của mình trên bàn ăn tại nhà hàng Jumbo nổi tiếng ở Hong Kong, với giá khoảng 1000 đô HK (130 đô la)/trên 500g. Nó có thể đã được đánh bắt bằng những phương thức nguy hiểm, phá hoại môi trường, nhưng hiện tại chẳng có cách nào để nhà hàng hoặc thực khách biết rõ con cá mình ăn có nguồn gốc từ đâu và quan trọng hơn là biết được người ta đánh bắt chúng ra sao.

Theo: jamesmorgan
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.