• Về đầu trang
Hạnh Tâm
Hạnh Tâm

Bạn có mắc hội chứng Misophonia: Sợ hãi khi nghe tiếng nhai kẹo cao su, bẻ tay và cả… tiếng thở?

Cuộc sống

Bạn cảm thấy thế nào khi đứa bạn ngồi bên đang nhai kẹo cao su chóp chép? Bạn có thấy bực bội, khó chịu, nổi da ga và chỉ muốn nó nhả kẹo cao su ra ngay lập tức?

Thậm chí tiếng nhai nhồm nhoàm, ăn uống xì xụp hay tiếng ngáy như bò rống cũng làm bạn phát rồ, ghê tởm, rùng mình, cảm giác não đang bị khoan và rất muốn lao vào đánh người? Nếu bạn có những biểu hiện như vậy, khả năng cao là bạn bị misophonia rồi đó.

Misophonia là hội chứng mô tả những người có phản ứng tâm lý quá mức như giận dữ, rùng mình, sợ hãi với một số âm thanh đặc biệt như tiếng nhai đồ ăn, tiếng uống nước, bẻ tay, tiếng thở,… Đối với một số người, phản ứng đó có thể gồm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nhiệt độ cơ thể, đổ mồ hôi, run rẩy, co cứng cơ.

di ung am thanh dac biet2

Margot Noel dị ứng với một số âm thanh như tiếng nhai đồ ăn giòn, tiếng bẻ tay, bấm bút, tặc lưỡi, thì thầm. Cô chia sẻ:

“Mỗi lần nghe thấy những tiếng này, tôi chỉ muốn nhảy ra khỏi ghế và phải làm gì đó để ngừng chúng lại. Nó không chỉ đơn thuần là những âm thanh bạn không thích nghe, nó còn kinh khủng hơn thế.

Tôi cảm giác như nó đang vật lộn trong dạ dày của mình và nó làm tôi sợ chết đi được. Nó làm tôi cảm thấy không thể chịu nổi và tôi không thể nghĩ được gì vì bị nó lấn át. Cảm giác như là có ai đó cầm súng chĩa vào mình vậy”.

Margot thấy khó xử khi giải thích cho mọi người, kể cả là người nhà và bạn bè, về tình trạng của mình cũng như để họ hiểu rằng họ không cần cảm thấy tội lỗi vì gây ra những âm thanh làm Margot khó chịu. Mỗi lần đi ăn tối, Margot thường cố chịu đựng tiếng nhai đồ ăn và lờ đi suy nghĩ “Này, ngừng lại đi!”.

“Nếu tôi nói thế, họ sẽ cảm thấy đó là một lời chỉ trích hoặc phê bình, trong khi sự thật không phải như vậy. Chính bản thân tôi mới là vấn đề, nhưng mà thật sự khó khăn khi bảo mọi người nhai nhỏ đi vì họ sẽ cảm thấy mỗi khi ở cạnh tôi, họ chẳng thoải mái chút nào”.

di ung am thanh dac biet1

Khi Margot còn nhỏ, mỗi lần cô trêu cậu em trai, cậu ta sẽ tặc lưỡi để chọc lại chị mình. Cậu ta biết bà chị không thể chịu nổi những tiếng tặc lưỡi. Một lần Margot đi xem kịch, cô bất chợt để ý đến tiếng thở của người ngồi bên cạnh. Margot không thể tập trung xem tiếp vở kịch chỉ vì tiếng thở đó. Khi về nhà và tìm hiểu trên Google, Margot thấy mình có triệu chứng của bệnh misophonia.

Margot đã liên hệ với bác sĩ để thực hiện bài kiểm tra phản ứng 6 bước nhưng Margot chỉ dừng đến bước 2.

“Không phải tôi bỏ cuộc, tôi bảo với bác sĩ là tôi muốn làm tiếp bài kiểm tra nhưng họ nói tôi phải dừng lại, bởi vì tôi quá căng thẳng và nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả”.

di ung am thanh dac biet3

9 đến 12 là độ tuổi dễ bắt đầu mắc hội chứng misophonia.

Để bảo vê bản thân khỏi những âm thanh gây khó chịu, Margot thường đeo tai nghe nhạc hoặc nút bịt tai chống tiếng ồn. Khi xem phim, Margot cũng sẽ đeo nút bịt tai nếu cô nghe thấy những tiếng rùng mình, ví dụ như tiếng hôn nhau đắm đuối, thắm thiết.

Margot chia sẻ thêm:

“Tôi hy vọng càng có thêm nhiều người biết đến hội chứng misophonia để nếu như ngồi trong rạp chiếu phim, tôi có thể nói với người bên cạnh ‘Xin lỗi, bạn có thể không phát ra tiếng ồn vữa nãy không? Mình bị misophonia’ và họ sẽ không nhìn tôi như thể tôi vừa đến từ hành tinh khác”.

Theo: odditycentral
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.