• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

Bạn ở đâu trong 'thang đo đức tin': Vô thần, hữu thần hay chủ nghĩa hoài nghi?

Cuộc sống

Với tư cách là một người trẻ lớn lên trong thời đại mới, bạn tiếp cận nền giáo dục hiện đại và được thừa hưởng đầy đủ những thành quả công nghệ của nhân loại. Bạn thực hành những hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng ông bà, lễ hội làng xã, cúng kiến đền chùa nhưng không tin tưởng lắm vào sự linh thiêng?

believe it or not 1024x442

Sinh ra trong một gia đình Công giáo, nhưng bạn cảm thấy thực tế và Kinh Thánh đôi khi quá xa vời hoặc kinh kệ của Đạo Phật không đủ thuyết phục để giúp bạn định hình một đức tin? Bạn bảo mình không tin dị đoan, nhưng vẫn thích coi bói, xem tử vi và ngẫm nghĩ về nó. Vậy thì, rốt cuộc bạn đang đứng ở đâu trên thang đo đức tin?

7 mức độ của đức tin theo Richard Dawkins

Năm 2006, trong tác phẩm The God Delusion (Ảo Tưởng Về Chúa), nhà sinh vật học, xã hội học Richard Dawkins đã thành lập một thang đo tương đối đầy đủ và dễ hiểu về mức độ của đức tin tồn tại ở mỗi con người.

dawkin scale s

Theo đó, chúng ta có thể tham khảo và nhận định khá chính xác về đức tin vào một đấng toàn năng, một thế lực siêu nhiên của mình thông qua việc trả lời câu hỏi:

''Bạn có tin rằng Thần thánh/Chúa có tồn tại không?"

Thang đo xếp theo mức độ từ cao xuống thấp theo 7 nhóm:

Nhóm 1: Strong Theist (hoàn toàn công nhận sự hiện diện của Đấng toàn năng)

Còn gọi là Chủ nghĩa hữu thần ''mạnh''.

Những người thuộc nhóm này hoàn toàn công nhận sự tồn tại của một hoặc nhiều vị thần, hoặc Chúa bất chấp việc họ có thể là một nhà khoa học lỗi lạc đi chăng nữa, điều đó không ngăn cản họ đặt vật mệnh của mình vào tay thần thánh.

Câu trả lời của nhóm này:

100% chắc chắn Chúa có tồn tại. Tôi không đơn giản là ''tin'' vào Chúa, tôi biết rằng Người hiện diện.

galileo galilei

Galileo Galilei cùng mô hình Trái Đất tròn.

Rất bất ngờ là nhóm này lại bao gồm một số nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại bao gồm: Galileo Galilei - người khai sinh ra khoa học hiện đại bắt đầu từ việc tái khẳng định Trái Đất quay quanh Mặt Trời (thuyết nhật tâm của Copernicus).

Galileo là một người theo Công giáo cho dù bị Giáo Hội chèn ép vì có phát ngôn đi ngược lại với giáo lý, mặc dù vậy những kiến thức của ông không đi ngược lại đức tin bản thân, ông vẫn là một tín đồ

isaac newton

Hình vẽ minh họa Isaac Newton.

Kế đến là Isaac Newton, cha đẻ của vật lý hiện đại có công phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ông từng nói:

Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri.

Ngoài ra nhóm này còn có: Louis Pasteur nhà vi sinh học lỗi lạc nhất mọi thời đã phát minh ra vắc xin ngừa bệnh dại, ông nói:

Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa.

louis pasteur

Louis Pasteur, viện Pasteur và đường Pasteur ở Việt Nam được đặt tên theo ông.

Không biết có ai dám tự nhận rằng mình ''nhiều khoa học'' hơn Louis Pasteur để phản bác quan điểm của ông hay chăng?

Nhóm 2: De Facto Theist (tin vào Chúa nhưng không chắc chắn 100%)

Đặc trưng của nhóm này là rất tin có thần thánh tồn tại, nhưng không hoàn toàn. Câu trả lời của họ là:

Tôi không biết chắc chắn, nhưng tôi có niềm tin mạnh mẽ vào Chúa và sống một đời với suy nghĩ Chúa đang hiện diện.

Nhóm Chủ nghĩa hữu thần yếu được đại diện bởi một nhà khoa học vĩ đại khác, chính là người đã phát minh ra công thức chế tạo bom nguyên tử: Albert Einstein.

albert einstein

Albert Einstein không chứng minh rõ ràng được là Chúa có tồn tại nhưng ông luôn tin vào Chúa.

Albert Einstein đã có phát ngôn như sau:

Những ai nghiêm túc nghiên cứu khoa học đều chắc một điều là trong tất cả những định luật của vũ trụ đều có bóng dáng của một thần linh siêu phàm vượt lên trên con người và chúng ta phải cảm thấy mình thật thấp kém.

Nhóm 3: Weak Theist (người tin vào thần thánh nhưng không mạnh mẽ, dễ bị động tâm)

Còn gọi là Chủ nghĩa hữu thần ''yếu''.

Nhóm này là những người có xu hướng tin là có thần thánh, tuy nhiên không rõ rệt. Họ tin là có Chúa nhưng đôi khi lại tự đặt câu hỏi về sự việc, hiện tượng mâu thuẫn, dẫn đến trằn trọc không yên. Ranh giới giữa một người theo Chủ nghĩa hữu thần yếu và Chủ nghĩa hoài nghi là rất mong manh, hầu như khó mà xác định một người nào đó nằm trong nhóm này.

is god real experience 1

Họ sẽ thường tự nhận mình thuộc về nhóm 2 hoặc nhóm 1 nhưng lại giấu kín những câu hỏi của mình trong lòng. Câu trả lời của họ là:

Tôi thực sự không chắc chắn lắm, nhưng tôi có ý nghiêng về niềm tin đối với Chúa.

Căn bản, người theo Chủ nghĩa hữu thần yếu không cho rằng thế giới này tự nhiên mà có như vậy được và luôn lờ mờ tin rằng có một bàn tay siêu nhiên đứng sau mọi thứ.

Nhóm 4: Pure Agnostic (người nghi ngờ mọi thứ)

Còn gọi là người theo Chủ nghĩa hoài nghi hoặc theo Thuyết bất khả tri.

Đây là nhóm trung dung, không thiên vị, không ngả về bên nào, không tin nhưng cũng không bác bỏ sự hiện diện của Chúa. Họ trả lời câu hỏi về đức tin như sau:

Việc Chúa tồn tại và không tồn tại có xác xuất ngang nhau. Ai mà biết được? Có thể có Chúa hoặc không. Nói chung mọi thứ đều ''có thể''.

Có một điều thú vị là nhóm này gồm rất nhiều văn nghệ sĩ, nhà văn, diễn viên mà không có những nhà khoa học đáng chú ý. Một số cái tên đáng chú ý như: Keanu Reeves, Brad Pitt, Angelina Jolie, Lý Tiểu Long...

agnostic

Những diễn viên tiêu biểu theo Thuyết bất khả tri.

Một số nhà văn nổi tiếng có thể kể đến như là người theo Chủ nghĩa hoài nghi như: Neil Gaiman - tác giả tiểu thuyết Stardust, Maxim Gorky - nhà văn nổi tiếng thời Soviet, Mark Twain - nhà văn châm biếm đại tài, Sir Arthur Conan Doyle - tác giả tiểu thuyết trinh thám bất hủ Sherlock Holmes và nhiều nghệ sĩ khác không thể kể hết ở đây.

nha van noi tieng

Từ trái qua, trên xuống: Neil Gaiman, Maxim Gorky, Mark Twain, Athur Conan Doyle.

Nhóm 5: Weak Atheist (không tin vào thần thánh nhưng vẫn còn chút vướng mắc)

Còn được gọi là nhóm theo Chủ nghĩa vô thần ''yếu''.

Nhóm này đa phần là không tin chuyện viển vông, nhưng đâu đó vẫn có những chuyện xảy ra mà họ không giải thích được. Lúc đó, họ sẽ cho rằng: ''đó là điều trùng hợp thôi, làm gì có thần thánh!'' Tuy nhiên vẫn là họ đã đặt câu hỏi và nghi ngờ về quan điểm của chính mình. Câu trả lời của họ là:

Tôi không bảo rằng Chúa có tồn tại. Hmmm... tôi nghĩ rằng mình tốt nhất không nên tin vào điều đó.

dr house

Nhân vật bác sĩ House trong bộ phim cùng tên có thể là ví dụ tốt nhất cho nhóm người thuộc Chủ nghĩa vô thần yếu. Ông là con người chỉ tin vào khoa học nhưng đôi khi..."cũng không rõ là cái gì đang xảy ra nữa, thôi kệ đi".

Đặc trưng của nhóm này là khi đối mặt với những việc quá mức hiểu biết của bản thân họ sẽ thấy có chút sợ sệt, nghi kị, không tin vào năng lực của mình và bắt đầu nghĩ ngợi tương tự như những người ở nhóm 3, tất nhiên là ranh giới giữa nhóm này và nhóm 4 cũng rất mong manh khó mà xác định chính xác một người nào đó theo nhóm này, trừ chính bản thân họ.

Nhóm 6: De Facto Atheist (không tin vào Chúa nhưng không hoàn toàn 100%)

Nhóm này không đến mức bác bỏ đức tin của người khác nhưng bản thân họ gần như 99% không tin và 1% còn lại là gần như không quan tâm. Họ sống một cuộc đời do mình làm chủ chứ không có Chúa nào dẫn dắt được cả. Nếu được hỏi, họ sẽ trả lời:

Tôi không bảo Chúa của anh là không tồn tại, tôi có đọc sách về ổng chớ nhưng cho biết thôi vì thấy vô lý lắm.

richard dawkins

Richard Dawkins, người nghiên cứu, am hiểu và tôn trọng đức tin của người khác nhưng không hề tin vào đó.

Và nhân vật tiêu biểu nhất cho nhóm này chính là Richard Dawkins, người sáng tác nên thang đo 7 mức của đức tin mà chúng ta đang tìm hiểu đây. Ông là một người nghiên cứu về văn hóa xã hội, tôn giáo, viết sách về những lĩnh vực này nhưng ông không tin vào thần thánh.

Richard Dawkins được mệnh danh là 1 trong 4 ''Kỵ sĩ khải huyền'' của phong trào vô thần trong thời đại mới, cùng với 3 người khác là Sam Harris, Christopher Hitchens, Daniel Dennett.

Bộ tứ này là đồng tác giả của cuốn sách The Four Horsemen: The Conversation That Sparked an Atheist Revolution (4 Kỵ sĩ khải huyền: Cuộc chuyện trò làm dấy lên cách mạng vô thần).

Nhóm 7: Strong Atheist (hoàn toàn bác bỏ sự hiện diện của đấng toàn năng)

Đây là nhóm có quan điểm rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất và có những lập luận sắc bén nhất để bác bỏ sự hiện diện của Chúa hay bất cứ vị thần thánh nào trên cõi đời này. Họ luôn có cách để giải thích một cách logic tất cả sự vật sự việc theo mệnh đề: nguyên nhân, kết quả.

Câu trả lời của họ cũng rất ngắn:

Làm đ** gì có thần thánh!

Nhân vật tiêu biểu nhất cho nhóm này chính là một tên tuổi lớn nhất trong thời đại của chúng ta, ông mới qua đời tháng 3 năm 2018: Stephen Hawking - nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại Học Cambridge.

stephen hawking

Stephen Hawking trước khi chết để lại cho nhân loại một kho tàng phong phú nghiên cứu khoa học, kể cả những lời tiên tri, dự đoán bí ẩn nhưng hoàn toàn dựa trên kiến thức khoa học.

Khi được hỏi rằng có phải con người được Chúa tạo ra không ông đã trả lời:

Này, hãy nhìn vào vũ trụ vô cùng tận kia, thấy được sự tồn tại ngẫu nhiên và bé nhỏ đến mức tầm thường của con người thì bạn sẽ thấy điều đó thật sự vô lý.

Theo Stephen Hawking, đức tin của ông chỉ ra rằng sự tồn tại của con người chỉ là một biến số ngẫu nhiên, xác suất để tự nhiên tạo ra con người và con kiến cũng như nhau mà thôi.

Một số niềm tin khác

Còn hai khái niệm khác cũng có chút ít tương đồng với 7 nấc thang đức tin kể trên, tuy nhiên không thể xếp chung vào được. Ví dụ thứ nhất là như những người ''phi tín ngưỡng'' (irreligion), tức đơn giản là họ không có khái niệm và không suy nghĩ về vấn đề này. Nếu bàn tới họ sẽ khoát tay mà nói:

Thôi thôi nhức đầu quá, biết chết liền.

Ví dụ thứ hai là những người thuộc chủ nghĩa vô thần phê phán (critical atheism). Những người này coi vậy chứ ''thảo mai'' hơn, quan điểm của họ đại loại như:

Nè tôi biết đối với anh Chúa có tồn tại, tôi cũng công nhận là khái niệm ấy có ý nghĩa đấy. Nhưng tôi không tận tay sờ, không tận mắt thấy được ổng mà anh cũng đâu có làm được. Nên dù rất tiếc tôi vẫn phải xem là ổng không tồn tại.

Vậy, bạn đọc Lost Bird, bạn thuộc nhóm nào trong các nhóm trên?

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.