• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

CEO bị 'ném đá ngập mặt' khi phàn nàn nhân viên rời khỏi công ty ngay sau khi hết giờ làm việc

Cuộc sống

Trên trang Quora, website cho phép người dùng tạo lập topic để hỏi đáp về các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hằng ngày, vị CEO của một công ty nọ đã đặt câu hỏi như sau:

question 5c0780926148f 700

Tạm dịch:

Tôi có 2 thuộc cấp thường xuyên ra về lúc 6 giờ tối. Họ làm việc tốt đấy, nhưng tôi không hài lòng khi họ bỏ về ngay sau khi hết giờ hành chính như vậy. Tôi phải làm gì với tư cách là một CEO đây?

Câu hỏi thể hiện sự không hài lòng, có lẽ vị CEO nọ hy vọng nhân viên của ông ta sẽ ở lại làm thêm giờ chứ không phải thu dọn đồ đạc rồi ra về ngay sau khi tiếng chuông tan ca reo lên.

Trớ trêu thay, chẳng những câu hỏi không thu nhận được câu trả lời nào tích cực mà còn mang về hàng loạt ý kiến trái chiều khiến người đặt câu hỏi không còn nói thêm được một lời nào nữa.

postoft1

Hình minh họa

Một bình luận chỉ trích cách quản lý của ông ta:

capture

Là một CEO, ông cũng nên biết tận hưởng cuộc sống của chính mình đi. Họ là người lao động. Họ có trách nhiệm làm thật tốt trong giờ làm việc. Khá chắc là ông không trả thù lao một cách xứng đáng cho họ. Thậm chí nếu ông làm được điều đó thì ngay khi hết giờ làm việc, họ phải có nghĩa vụ với gia đình, lo cho bản thân, thú cưng, thậm chí là làm thêm một công việc ngoài giờ. Người duy nhất mà họ không còn phải vướng bận trách nhiệm chính là ông.

Bên cạnh đó một nhà quản lý khác lại giải thích:

1 5c078b04f41ec 700

Thời lượng làm việc mỗi ngày mà người sử dụng lao động mong muốn đang thay đổi tùy theo sự đồng thuận của người lao động.

Một điều mà Thế hệ Y* đã thực hiện được là đặt sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lên hàng đầu. Làm việc 60 - 90* giờ một tuần và hơn 12 giờ mỗi ngày không giúp họ cảm thấy hài lòng trong cuộc sống. Thế hệ X* và Thế hệ Z* cũng có cùng một cách nghĩ.

Tài khoản có tên Paul LaRue tiếp tục diễn giải:

2 5c078b06e36f9 700

Điều đó không đồng nghĩa với việc họ không muốn làm thêm giờ, chỉ là quan điểm này đã trở thành một quy chuẩn rằng họ có thiên hướng thoát khỏi sự ràng buộc để cân bằng cuộc sống và công việc. Trên thực tế, nhiều người thế hệ Y làm việc quá giờ và được ghi nhận là đạt được thành công khi khởi nghiệp trong ngành công nghệ. Tuy nhiên đó là sự kết hợp giữa công việc và đam mê một cách điều độ. Những người khác cũng đồng ý như vậy.

ceo question commitment employees work hours chris mcclinch 5c078f29dc230 700

Đơn giản là nếu có sự lựa chọn giữa việc làm 70 giờ 1 tuần và không còn mấy thời gian trong cuộc đời để làm điều gì khác với làm 50 giờ một tuần và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy người lao động của anh sẽ lựa chọn cách thứ hai.

6 5c078b0d9a2af 700

Lời khuyên của tôi dành cho anh là hãy tự nhìn lại bản thân mình và tự hỏi vì sao anh lại mong muốn nhân viên của mình phải làm thêm giờ. Vấn đề nằm ở chỗ anh là một người sếp như thế nào chứ không phải họ làm việc như thế nào.

Lời khuyên của Paul LaRue cho thấy ông là một người có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Ngoài ra, một số ý kiến khác đến từ những người lao động cũng nói lên sự thật mà vị CEO khó tính trong bài phải chấp nhận:

8extra

Trước đây tôi từng nhận được một lời cảnh cáo vì đã không nghe điện thoại trong ngày nghỉ. Đó chính là lúc tôi bắt đầu tìm một công việc mới.

7komentas 5c078b255acb0 700

Một người phụ nữ mà tôi biết đã nghỉ việc vì cô ta được thuê 7 giờ một ngày nhưng được yêu cầu làm đến 12 giờ, và tất cả những người trong công ty đó đều đồng tình với người chủ với lý do là đang trong thời điểm khủng hoảng kinh tế.

9extra

Trách nhiệm của tôi với công việc bắt đầu khi tôi điểm danh đầu giờ và kết thúc khi hết giờ làm việc. Tôi không bao giờ tự làm khó mình theo kiểu như trên.

4komentas 5c078b1fb8ac3 700

Sếp cũ của tôi cũng y như vầy. Cho rằng mọi thứ mà tôi có là nhờ ông ta. Thực tế là tôi đã làm ''trầy vi tróc vảy'' cho ông ta suốt 5 năm và nhận khoản tiền xứng đáng của tôi. Cuối cùng tôi đã nghỉ việc và tất cả những gì ông ta nói là tôi sẽ không có được gì tốt hơn công việc hiện tại. Không! Tôi đã hạnh phúc hơn bao giờ hết.

10extra

Thưa các quý ông quý bà, đó là lý do chúng ta ký hợp đồng lao động. Cái gì nằm ngoài hợp đồng thì chả phải vấn đề của chúng ta.

1komentas 5c078b1a13f83 700

Có những kẻ điên rồ nghĩ rằng họ sở hữu bạn chỉ vì bạn làm việc cho họ.

6komentas 5c078b2362591 700

Richard Branson* từng nói: ''Hãy biết chăm lo cho nhân viên của mình và họ sẽ trông coi việc làm ăn cho bạn.'' Những lời hay ý đẹp này không phải người chủ nào cũng hiểu được.

*Chú thích:

  1. Thế hệ Y: hay còn gọi là Millenials, hoặc đơn giản là Thế hệ trẻ, những người có năm sinh từ 1980 đến những năm đầu thập niên 90.
  2. Thê hệ X: những người sinh từ năm 1961 đến 1980, tức trước kỷ nguyên của Thế hệ Y.
  3. Thế hệ Z: còn gọi là iGen, thế hệ của kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin, gồm những người sinh năm 1995 trở về sau.
  4. Richard Branson: một hiệp sĩ, doanh nhân thành đạt, nhà nghiên cứu kinh tế, mạnh thường quân người Anh Quốc.
Theo: boredpanda
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.