• Về đầu trang
Raven Le
Raven Le

'Chôn pin trong chai nhựa' để bảo vệ môi trường hay chỉ là giải pháp vô căn cứ?

Cuộc sống

Gần đây, cùng với y học và sức khỏe, chủ đề môi trường đang trở thành phổ biến trên Facebook khi nhiều Fanpage lẫn tài khoản cá nhân đang "bắt trend" và liên tục chia sẻ bài viết về "bảo vệ môi trường" bất chấp tính xác thực của nội dung hoàn toàn không được kiểm chứng.

Hiện tại, trên Facebook có một bài viết về cách xử lý chất thải độc hại, cụ thể là pin cũ bằng cách: "chôn pin trong chai nhựa để bảo vệ môi trường" đang lan truyền rất nhanh chóng. Nội dung bài viết này HOÀN TOÀN SAI LỆCH với kiến thức phổ thông, chứng tỏ nó được "sáng tác" bởi một người không có chuyên môn về hóa học và chuyên ngành khoa học môi trường.

Cụ thể bài viết đó như sau:

thong tin sai lech tai che pin

Không hề có chuyện nước hấp thụ được axit. Hóa học phổ thông được giảng dạy ở nhà trường đều có nói nước dùng pha loãng axit, một số loại axit vẫn tác dụng được với nước.

Nhựa có thời gian phân hủy khoảng 600 - 1000 năm tùy loại, nhưng KHÔNG có nghĩa là trong 1000 năm ấy nó vẫn ở nguyên hình dạng ban đầu mà vẫn xảy ra quá trình phân rã, vỡ vụn ra thành các hạt vi nhựa (microplastic). Trong khi người ta đang cố gắng thu thập và tái chế chai nhựa, những kẻ tuyên truyền thông tin sai lệch lại muốn người ta chôn chai nhựa xuống đất.

Tức là, nếu bạn chôn chai nhựa chứa pin vào đất tức là đã làm ô nhiễm môi trường trầm trọng hơn rồi. Chai nhựa làm chậm quá trình phân hủy của pin, trong khi đó axit và chất độc trong pin vẫn có thể rỉ ra ngoài làm ô nhiễm đất, nước.

ngu 5

Một trang mạng đưa thông tin sai lệch kèm hình ảnh minh họa là những chai nhựa đựng pin đổ đầy cát.

Điều đáng buồn là rất nhiều người dùng Facebook đã tin và chia sẻ ngay lập tức mà không hề kiểm chứng. Có khả năng là do bài viết đánh đúng tâm lý "muốn bảo vệ môi trường" của họ. Một bộ phận người dùng lại hoàn toàn không có (hoặc không nhớ) những kiến thức phổ thông mình đã học để nhận ra cái sai của thông tin nói trên.

Một số trang đã chia sẻ lại thông tin sai lệch:

Nếu xử lý pin dễ dàng như vậy thì các nhà khoa học đã không phải mất thời gian nghiên cứu các giải pháp, chính phủ các nước đã không phải tuyên truyền, vận động người dân tham gia phân loại và thu hồi pin đúng quy trình.

Với một số thao tác tìm kiếm đơn giản bằng một cụm từ hoặc một câu trong bài viết, các bạn có thể tìm ra hàng trăm bài viết tương tự được chia sẻ.

Nếu bạn đọc vô tình nhìn thấy người thân, bạn bè hoặc bất cứ trang mạng nào đăng tải thông tin sai lệch kể trên thì tốt nhất hãy báo cáo với Facebook về vấn đề "tin giả/false news" để ngăn chặn việc thông tin này bị phát tán xa hơn, gây ảnh hưởng trầm trọng hơn cho môi trường vốn đang bị ô nhiễm của chúng ta.

ngu 6

Người dùng thiếu kiến thức vô tư chia sẻ thông tin sai lệch cho bạn bè học theo.

Về địa chỉ và cách thức thu hồi các phế phẩm từ đồ điện gia dụng, pin cũ, chất thải nguy hại các loại bạn đọc có thể tham khảo Fanpage Việt Nam Tái Chế thông qua bài viết sau đây. Việt Nam Tái Chế là một tổ chức được thành lập và vận hành bởi Apple Việt Nam LLC và HP Technology Vietnam Company Ltd. - hai công ty sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu của Mỹ.

https://www.facebook.com/Vietnamtaiche/posts/2191415314223641?__xts__%5B0%5D=68.ARBZtIN9dAqSsbHKyghmJ1YBO6Hv6YhRQXbvOjMLqlXt8c-lRtd_bk_7kSzzMeCVduk_zEWd4L7NhZHOr9Q14IHM8u6FSVQb8Z3yXjwHQhPC2IEd4Ofd5rczVnxNTZhps-SUIMP_3bXSBN0J5ryUmePcksuI68tfh2oYfNHYlD1S-y6sPH8bQ9mrt1P_9qk60hDInLjfhLXmw2ZoN8ChW7oRz4pX3JAIljc5CEzSbRn7weWAxTEyT_7Eg3HS29BxsFS8Og-UHGIWiIfnS9fs2ZXXLT5RXd1H4SXepgxv3MyMVRxG1uICpmDpUi_s-b7X4yxm8vpvDRzViqVcFadc8J7c-Q&__tn__=-R

Trong thời buổi mạng xã hội trở nên ngày càng phổ biến và gần như không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, bạn đọc nên cân nhắc tất cả những thông tin trên Facebook, không vô ý tiếp tay để biến nền tảng mạng xã hội thành lan truyền những thông tin giả mạo.

Theo: Tổng Hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.