• Về đầu trang
Chim Điên
Chim Điên

Con người có thể tột đỉnh tàn nhẫn nếu như họ không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình?

Cuộc sống

Chúng ta đều là con người, đều có học thức, tuân thủ pháp luật, sống đạo đức. Nhưng chúng ta lại sống trong một xã hội dễ dàng vi phạm quyền riêng tư của bất kỳ ai. Một trong những thí nghiệm gây ám ảnh và nổi tiếng nhất về "phép thử lòng tin và sự tàn bạo của con người" được Marina Abramović thực hiện vào năm 1974.

Thí nghiệm của Marina Abramović

1

Năm 1974, nữ nghệ sĩ người Nam Tư, Marina Abramović đã dùng chính cơ thể của mình để thực hiện một thí nghiệm tìm hiểu xem nếu con người có quyền được đối xử với người khác theo cách họ muốn mà không bị phán xét, họ sẽ làm gì?

Ý tưởng rất đơn giản: Marina sẽ để người khác làm bất cứ điều gì họ muốn với cô trong 6 giờ. Thí nghiệm Âm tiết số 0 đã diễn ra tại Naples, 1974.

Marina sẽ đứng yên bất động dù người khác làm bất kỳ điều gì, họ có thể sử dụng 72 vật dụng cô đặt sẵn trên bàn. Chúng bao gồm: hoa hồng, lông vũ, nước hoa, mật ong, bánh mì, rượu vang, kéo, dao găm, đinh, thanh kim loại và một khẩu súng được nạp 1 viên đạn...

2

Hướng dẫn: Có 72 món đồ trên bàn. Bạn có thể sử dụng bất kỳ vật dụng nào bạn muốn. Hãy thực hiện lên người tôi. Tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trong khoảng thời gian 6 tiếng đồng hồ (từ 8 giờ tối tới 2 giờ sáng).

Lúc đầu, mọi người khá tử tế và cẩn thận, họ ôm cô, tặng cô những bông hoa. Sau khi họ thấy người nghệ sĩ này không phản ứng và không phản đối những gì họ làm, họ bắt đầu tiến xa hơn. Họ cắt tóc, cắt nát quần áo, ghim hoa hồng vào cơ thể thậm chí là cắt vào da thịt cô. Mọi người ngày càng trở nên hung tợn hơn. Đỉnh điểm là khi khẩu súng lục được chĩa thẳng vào đầu Marina, ngón tay người kia đặt rất gần chỗ bóp cò, một cuộc xung đột đã xảy ra giữa những người tham gia.

Marina giải thích:

"Tôi muốn cho mọi người thấy rằng con người sẽ thay đổi trạng thái nhanh đến mức nào nếu như bạn tạo điều kiện. Bài học tôi rút ra được là... Nếu bạn để cho khán giả toàn quyền quyết định cơ thể mình, họ sẽ giết chết bạn."

Thí nghiệm của Marina Abramović cho thấy ngay cả những người bình thường, khỏe mạnh không mắc bất kỳ vấn đề nào về tâm lý, họ cũng sẽ làm những điều khủng khiếp và bạo lực nếu họ có cơ hội.

Thời ấu thơ của chúng ta quyết định rất nhiều

3

Ở một số gia đình, trẻ em không có quyền làm gì cả. Một số nhà khác, trẻ em có thể làm mọi thứ chúng muốn. Kết quả cho thấy rằng, khi lớn lên, những đứa trẻ này làm mọi thứ chỉ để vừa lòng chúng, hoặc ngược lại, một số đứa trẻ muốn bù đắp cho khoảng thời gian bị cha mẹ áp chế bằng cách làm như vậy với người khác.

Rất khó để cân bằng và dạy trẻ đúng cách từ khi còn nhỏ, làm thế nào để trẻ vẫn thấy thoải mái, tự do nhưng đồng thời vẫn phải biết cách tôn trọng người khác.

Giáo sư kiêm nhà văn người Scotland Alexander O’Neal đã phải rất khó khăn để giải thích sự tự do và tự do "tuyệt đối" cho nhiều bậc phụ huynh.

Ông nói rằng sự tiết chế bản thân rất quan trọng. Điều đáng lưu ý là làm cho trẻ em cảm thấy tự do nhưng vẫn cho chúng thấy rằng có những giới hạn. Vì nếu chúng không hiểu được, sau này rất có thể là mối đe dọa đối với sự tự do của người khác.

Phạm tội không đáng sợ bằng việc tái phạm

4

Các nhà tâm lý học và pháp y cho biết rằng họ không sợ tội phạm mà họ sợ những người đi lại vết xe cũ. Vấn đề nằm ở chỗ không phải tất cả các tội ác đều được giải quyết. Theo các nhà nghiên cứu người Mỹ, chỉ 75% sát nhân bị bắt giữ. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, 68% trong số 405.000 tù nhân được phóng thích tại 30 tiểu bang vào năm 2005 đã bị bắt trong vòng 3 năm sau bản án đầu tiên của họ. Số liệu này cứ lặp đi lặp lại hàng năm. Những tội nhân này cũng nghĩ rằng họ sẽ khó để bị bắt lần thứ hai nhưng thực tế thì, tái phạm là việc rất dễ xảy ra.

Những thí nghiệm trong phim ảnh

5

Nhiều biên tập, đạo diễn đã xây dựng những chủ đề, tình huống xoay quanh bản chất của con người. Trong phim Dogville của đạo diễn Lars von Trier, nhân vật của Nicole Kidman trốn khỏi cảnh sát tới một thị trấn nhỏ.

Ban đầu, người dân địa phương có thái độ rất tốt với cô ấy, nhưng chẳng mấy chốc họ nhận ra rằng cô gái không được bảo vệ tại thị trấn này và số phận tùy thuộc vào họ nếu như cảnh sát không tìm thấy cô. Vì vậy, họ bắt đầu đối xử với cô ấy như một nô lệ, họ bắt cô làm việc cật lực , làm nhục và cưỡng hiếp cô.

Trong phim An Experiment, 26 tình nguyện viên được đóng vai trò các lính canh và tù nhân. Các tình nguyện viên đóng vai lính gác đã làm tốt vai trò của họ đến mức họ trở thành những kẻ tàn bạo.

Và trong Experimenter, các thí nghiệm thực tế khác nhau được mô tả chứng minh rằng mọi người có thể dễ dàng làm tổn thương người khác nếu họ phải làm vậy.

Khi đạo diễn xây nên những câu chuyện này, họ không phải lúc nào cũng đưa ra câu trả lời tại sao. Họ muốn người xem tự tìm kiếm lời giải.

Sự đố kỵ

6

Tại sao con người lại luôn ganh ghét nhau? Nhà tâm lý học Muzafer Sherif đã cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này. Ông cố tình tạo ra xung đột cho các trẻ em tham gia trại hè. Ông chia học sinh của mình thành hai nhóm: The Rattlers và The Eagles. Ông tạo ra nhiều cuộc thi và chỉ 1 trong 2 đội sẽ giành chiến thắng.

Bọn nhỏ bắt đầu ghét nhau, mối thù hằn trở nên sâu đậm. Các học sinh thậm chí còn đánh đá lẫn nhau, mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn. Sau đó ông tạo ra những tình huống buộc chúng phải cùng nhau giải quyết. Ví dụ như xe buýt chở 2 đội "vô tình" bị thủng lốp buộc tất cả mọi người phải cùng nhau đẩy xe. Kết quả là mối thù hằn của cả hai nhóm được giải quyết nhưng mất rất nhiều thời gian để có thể hàn gắn mọi người.

Có lẽ một trong những lý do tại sao Harry Potter và Draco Malfoy là đối thủ của nhau là vì nhà của cả hai đã từng là đối thủ từ khi Học viện Ma thuật và Pháp thuật Hogwarts mở cửa. Và sự đối đầu là một trong những việc học sinh muốn làm để chứng minh rằng nhà của họ giỏi nhất. Khi những đứa con của Harry và Draco ở cùng một nhà, chúng lại trở thành bạn bè.

Hầu như mỗi ngày chúng ta thấy mọi người tự phân chia thành thành nhóm “chúng ta” và “người khác”. Hãy tự hỏi: Người này khác người kia như thế nào? Có phải vì ai đó nói vậy? Liệu họ có quá khác biệt không hay do chính mình tự cô lập nhau?

Trút đi sự giận dữ

giphy

Mọi người thường có xu hướng thể hiện sự "xâm lăng" với người khác bởi họ sợ thế giới này và cả bản thân họ. Một người tự tin sẽ không bao giờ trở thành mối lo ngại cho người khác. Nỗi sợ hãi khiến mọi người phòng thủ và hung hăng hơn.

Những người có vai trò càng quan trọng trong xã hội họ càng muốn che giấu nhiều thứ. Thật tốt nếu như bạn có những người bạn để chia sẻ nỗi sợ của mình, nhưng phần lớn mọi người đóng cửa tâm hồn, khép kín, họ chỉ thể hiện cảm xúc của mình thông qua sự giận dữ. Đặc biệt là khi họ biết rằng mình sẽ không bị trừng phạt vì những điều đã làm.

Mọi người có thể làm những việc khác nhau nhưng họ phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình.

Theo: B.S
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.