• Về đầu trang
Vương Châu
Vương Châu

Đau đớn nhìn những đứa trẻ sinh ra trong căn phòng ngập tràn khói lửa từ trận cháy rừng ở Úc

Cuộc sống

Chỉ mới vài ngày đầu của năm 2020 nhưng thế giới đã chứng kiến một cảnh tượng không thể đau lòng hơn trước trận cháy rừng được ví như một "quả bom nguyên tử" ở xứ sở Kangaroo. Sau khi đón giao thừa, bác sĩ người Úc tên Steve Robson đã lái xe xuyên qua màn khói để hoàn thành nhiệm vụ đón một em bé mới chào đời.

"Tôi chỉ có một chút ánh sáng đủ để có thể nhìn mọi thứ trong ca đỡ đẻ này. Và trong một giây phút nào đó, chúng tôi nhận rằng căn phòng này ngập tràn khói và đứa trẻ này được sinh ra trong khói lửa."

"Cặp đôi đó tỏ rõ sự lo lắng và họ nói với tôi 'Chúng tôi thật sự lo lắng cho tương lai của con mình, bác sĩ hãy thử nghĩ xem liệu có đứa trẻ nào bình thường khi được sinh ra trong căn phòng đầy khói này chứ'."

Vào ngày 1 tháng 1, Sydney - thủ đô nước Úc - đã ghi nhận chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, với chỉ số chất lượng không khí ở một vùng ngoại ô 4.650 - gấp 23 lần so với mức nguy hiểm 200. Chỉ ngay hôm sau, một phụ nữ lớn tuổi đã chết vì nghẹt đường hô hấp sau khi xuống máy bay ở Canberra. Điều tồi tệ là bệnh viện Canberra cho biết một số máy MRI đã bị ảnh hưởng bởi khói và không thể sử dụng được.

Vào sáng ngày thứ 6 tuần trước, khi số người chết trong vụ cháy rừng đã tăng lên số lượng 20, bác sĩ sản khoa Robson đã thực hiện một ca sinh mổ ngay trong tình cảnh này.

Tạm dịch: "Tôi vừa có một ca đỡ đẻ vào sáng nay (trong tình căn phòng đầy khói) và hoàn thành một tá các buổi khám trước khi sinh. Rạng sáng của một thập kỉ mới thường sẽ chứa đầy niềm lạc quan và hy vọng. Hôm nay, những cha mẹ tương lai bày tỏ sự lo sợ của họ về môi trường tương lai của con cái họ."

"Mẹ của đứa trẻ có thể ngửi thấy mùi khói. Có ấy nói: 'Tôi không nghĩ đây là thời điểm tốt và tôi cảm thấy không ổn về mọi thứ'. Lúc này tôi chỉ biết đáp lại là tôi cũng vậy."

Được biết, Robson là cựu chủ tịch của Đại học phụ sản và bác sĩ Phụ khoa Hoàng gia Úc và New Zealand. Sau cuộc đỡ đẻ ngàn năm có một kia, ông tự hỏi bản thân liệu sinh linh bé nhỏ ấy có gặp những vấn đề gì khác những đứa trẻ bình thường không.

"Tôi cảm thấy những suy nghĩ như kiểu 'Wow, đó không phải là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc đời của cả cha mẹ lẫn đứa bé đó hay sao?' chỉ là thoáng chốc. Điều tôi thật sự e ngại đó chính là thứ mà đứa trẻ đó sẽ phải đối mặt trong tương lai."

Robson cho biết các lịch hẹn khám trước khi sinh của mọi người cũng dày đặc như những cuộc đỡ đẻ trong thời gian gần đây.

"Đặc biệt là trong buổi sáng nay, sau khi nhìn ảnh những đứa trẻ đeo mặt nạ chống độc trên những chiếc thuyền thoát khỏi ngọn lửa tận thế, tôi càng lo lắng hơn cho những em nhỏ chuẩn bị ra đời."

Một trong những bệnh nhân đang mang thai của ông cho biết rằng nhà của cha mẹ cô đã bị "xóa sổ" toàn bộ ở bờ biển phía nam của bang New South Wales. Đây là một địa điểm nghỉ mát nổi tiếng ở Canberra - nơi hàng trăm ngôi nhà đã bị thiêu rụi hoàn toàn trong tuần trước.

"Các bệnh nhân của tôi - những cha mẹ tương lai - đã bày tỏ sự lo lắng đến tột cùng của họ về những điều nguy hiểm mà con cái họ sẽ phải đối mặt nếu được sinh ra trong tình cảnh này."


Theo: buzzfeed
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.