• Về đầu trang
Hieu Duong
Hieu Duong

Điều gì xảy ra khi bạn nhịn xì hơi?

Cuộc sống

Không điều gì có thể phá hủy ngay lập tức một buổi ăn tối hẹn hò lãng mạn hay thậm chí là một buổi phỏng vấn như những cú xì hơi. Nhưng chúng ta không nhận được nhiều cảnh báo của cơ thể trước khi "đánh bom". Trong thực tế, ta sẽ cảm nhận được một áp lực đột ngột, ngay sau đó là những tiếng ùng ục bên trong bụng. Và sau đó thì... một chút khí được thải ra qua đường hậu môn và thế là hoàn tất một cú đánh rắm gây ra nhiều hậu họa!

nhin-xi-hoi-hau-qua

Nhưng nhiều người lại không giữ những cú đánh rắm kinh điển như vậy làm "của riêng".

Một nghiên cứu thú vị đã chỉ ra rằng, trung bình mỗi người (cả đàn ông và phụ nữ) đóng góp 15 cú xì hơi mỗi ngày vào bầu khí quyển của trái đất.

Hãy thử tưởng tượng về công việc của "ông già Noel" trong một trung tâm mua sắm. Chẳng đời nào sếp của anh ta lại cho phép anh ta có 15 đến 20 giờ giải lao mỗi ngày. Vậy nên anh ta không được phép đánh rắm đều đặn như bình thường, anh buộc phải nhịn. Nhưng chỉ cần một sự tác động bất ngờ, cơn lũ khí thải sẽ ồ ạt thải ra. Và nghĩ về lũ trẻ luôn vây quanh "ông già Noel" mà xem...

Cơ thể ta không thoải mái chút nào khi ta nhịn xì hơi. Có một vài điều không ổn xảy ra khi ta cứ cố gắng kìm nén cơn xả của dạ dày.

Trước khi tìm hiểu về những tác hại của việc nhịn đánh rắm, chúng ta cần phải hiểu về quá trình hình thành những "cú nổ" này.

Sự hình thành rắm

Các khí được sinh ra trong ruột là sản phẩm từ việc tiêu hóa và các quá trình chuyển hóa khác trong ruột. Thức ăn sau khi trải qua các quá trình biến đổi cơ học và hóa học, các chất dinh dưỡng sẽ được ruột non hấp thụ tối đa nhưng những phần nhỏ còn lại bị đẩy xuống ruột già chính là thứ để tạo thành phân và một lượng khí thừa.

nhin-xi-hoi-hau-qua

Lượng khí thừa (nhân vật chính của việc trung tiện) thường được tích tụ qua ba nguyên nhân sau. Một là lượng khí đi vào cơ thể khi chúng ta nhai và nói chuyện. Hai là do quá trình phân hủy thức ăn trong dạ dày tạo ra một số loại khí. Cuối cùng, khí cũng là sản phẩm phụ của một vài phản ứng hóa học trong cơ thể.

Khoảng 60% lượng khí thải đó là Nitơ, 20% tiếp theo là Hidro. CO2, khí metan (CH4)oxi (O2) cũng góp mặt trong bảng thành phần của khí thừa. Nhưng nhân vật không mấy được yêu thích dù chỉ chiếm số phần trăm rất nhỏ chính là khí Hidro Sunfua H2S vì đây chính là nhân tố gây ra mùi hôi thối đặc trưng của những cú rắm.

fart

Thành phần phần trăm trung bình của rắm.

Sau khi các bộ phận bộ máy tiêu hóa của chúng ta hoạt động và gom góp tất cả những gì thừa thải để tống ra ngoài, chúng sẽ được đưa đến điểm cuối cùng: hậu môn. Hỗn hợp khí nêu trên sẽ bị đẩy ra ngoài và thông thường sẽ kèm theo tiếng động và cả mùi hôi thối. Đó chính xác là đánh rắm (hay người miền Nam thường gọi là địt).

Mặc dù đánh rắm sẽ gây ra sự khó chịu cho những người xung quanh bạn, nhưng đối với cơ thể bạn, đó là một hoạt động sinh lí hoàn toàn bình thường.

Thậm chí, nhịn xì hơi gây hại nhiều hơn bạn tưởng!

Đầu tiên, hãy nhớ lại cảm giác khó chịu, tức tối khi bạn nhịn xì hơi. Cảm giác đó được gây ra bởi sự căng lên thường xuyên và kéo dài của vùng bụng nói chung và dạ dày nói riêng.

Chuyên gia dinh dưỡng tại trường đại học Newcastle - bà Claire Collins - đã khẳng định rằng dù ta có nhịn bao lâu thì các khí thừa trong cơ thể cũng sẽ tìm cách để thoát ra. Một vài khí trong hỗn hợp thậm chí sẽ được tái hấp thụ, điều này gây hại cho sức khỏe của chúng ta vì hệ thống mầm bệnh sẽ có điều kiện sinh sôi.

Một số trường hợp tệ hơn có thể xảy ra là tăng nguy cơ mắc các bệnh về đại tràng và các bộ phận hệ tiêu hóa khác. Ngoài ra, xì hơi còn có thể là dấu hiệu của cơ thể về các chứng bệnh hay ngộ độc.

Cho nên, dù bạn có sợ hãi chuyện trung tiện thì cơ thể vẫn sẽ khiến bạn phải chịu những cơn co thắt, áp lực lên vùng bụng và hậu môn, thậm chí quằn quại hay cau có. Điều này chắc chắn không tốt chút nào.

nhin-xi-hoi-hau-qua

Do vậy, đừng nhịn xì hơi quá lâu. Nếu bạn thực sự ở trong hoàn cảnh không được phép "giải tỏa" thì hãy vào nhà vệ sinh ngay khi có dấu hiệu. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy tần suất trung tiện của bạn nhiều một cách bất thường thì hãy nhờ đến sự thăm khám và chẩn đoán của các bác sĩ!

Theo: Tổng hợp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.