• Về đầu trang
Chim Sẻ
Chim Sẻ

Kí túc xá nữ đại học Hàn Quốc gây sốt với cách thể hiện nữ quyền: 'Tôi không có bạn trai. Tôi thích con gái'

Cuộc sống

Mới đây trên mạng xã hội xứ Hàn bỗng lan truyền loạt hình về "tuyên ngôn nữ quyền" được chụp bên ngoài kí túc xá sinh viên trường đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Những con chữ mang thông điệp đanh thép về quyền phụ nữ đã thu hút sự quan tâm của người qua đường, buộc họ phải dừng chân để ngẫm nghĩ.

"Tất cả chúng ta đều nên ủng hộ nữ quyền."

f73a0c2b05880924fd17185543fbcb8e

"Bạn phân biệt giới tính với tôi, tôi sẽ thể hiện nữ quyền với bạn."

1663be9e41e650b431491bb83ddb9088

"Làn sóng nữ quyền: Khái niệm cấp tiến phụ nữ cũng là con người."

66565a4cbf8f8fa9ce8afb687826585c

"Tôi không có bạn trai. Tôi thích con gái."

eb1738ee5c6d38db46193fe7a3f11237

"Cơ thể tôi cũng là lựa chọn của tôi."

01ba06d1683bd39a93b83c5b992f84f8

"Từ trái nghĩa với 'người khuyết tật' không phải là 'người bình thường' mà đơn giản là 'người không khuyết tật' thôi!"

6ebf584e462e4227687d764c9474aa4d

"Mỗi lời nói vô tâm đều trở thành một đòn tấn công."

af1d4f5a1391f49e1b7f5e1e5527f698

"Nữ quyền được nâng cao không có nghĩa là nam quyền sẽ bị giảm xuống."

670cd6dcf9cd2e0b83340e0f3a6cbed4

"Chúng tôi không phải là hoa!"

5cf4fd83b3fa826e0b03bb80d4d34f7b

Loạt hình trên đã thu được hàng chục ngàn lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội xứ Kim chi. Hầu hết bình luận đều ngợi khen các sinh viên "thật ngầu", "không ngại thể hiện quan điểm cá nhân", "không sợ chỉ trích"....

Tuy nhiên vẫn có những người không hài lòng trước sự phô trương này. "Tôi là cựu sinh viên của trường đây, thật xấu hổ khi tư tưởng các hậu bối ngày càng xuống cấp." - một netizen chia sẻ.

Được biết đây là chiến dịch ủng hộ phụ nữ nâng cao nhận thức về quyền lợi của họ, đồng thời chống lại làn sóng chỉ trích nữ cảnh sát trong vụ lùm xùm diễn ra tại phường Daerim, Seoul gần đây.

2019052201634 0 20190522150205046 1

Hình ảnh về nữ cảnh sát trong video ghi lại ở phường Daerim.

Tối ngày 13/3, đội cảnh sát tuần tra phường Daerim gồm 1 nam và 1 đã bắt gặp 2 người đàn ông say xỉn đang gây rối. Vì những kẻ này ra tay tát cảnh sát trước nên đã bị trấn áp.

Ngay khi cảnh sát nam khống chế được một tên, anh đã giao lại cho cảnh sát nữ để truy bắt tên vừa bỏ trốn. Tuy nhiên cảnh sát nữ khá yếu và không thể giữ nổi kẻ say rượu, cô phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh.

Video được tung lên mạng vào ngày 15/4 và tạo ra cuộc tranh cãi dữ dội.

Hình ảnh cảnh sát nữ lóng ngóng, không thể trấn áp tội phạm đã bị netizen Hàn chỉ trích nặng nề sau khi video trên lan truyền trên mạng. Thay vì bảo vệ người dân thì cô gái này lại kéo người xung quanh vào nguy hiểm khi yêu cầu sự giúp đỡ.

naver com 20190519 125834

Không khó để tìm thấy những bình luận miệt thị, phân biệt giới tình đối với nữ cảnh sát trên:

"Cô này nên ở trong nhà đi, đừng ra ngoài đường gây phiền toái nữa"

"Loại phụ nữ mong manh còn chẳng bảo vệ được bản thân, nghĩ sao mà thi làm cảnh sát"

"Lại là đàn bà"

"Cảnh sát tuần tra thì nên để đàn ông làm mới đúng"...

ko

Vụ việc được phản ánh lên đài truyền hình quốc gia, cho thấy sự quan tâm không hề nhỏ của công chúng.

Đỉnh điểm của sự phân biệt giới tính thể hiện ở đơn kiến nghị online gửi lên Nhà Xanh có tên "Xin hãy giảm số lượng cảnh sát nữ lại". Chỉ sau một ngày khởi tạo, lá đơn đã thu hút hơn 1000 chữ kí.

0004384272 002 20190522081002926

Đơn kiến nghị gửi lên nhà Xanh của những người bác bỏ "nữ quyền".

Sự việc như giọt nước tràn ly, buộc những người ủng hộ nữ quyền như những sinh viên tại đại học Ngoại ngữ phải lên tiếng. Nhìn nhận sự việc một cách khách quan, nhiều người cho rằng thay vì chỉ trích nữ cảnh sát thì netizen nên đưa ra những biện pháp hữu ích như tăng độ khó cho bài kiểm tra thể chất đầu vào hoặc đề nghị chính phủ cấp quyền sử dụng súng điện cho cảnh sát tuần tra.

17 index whatisfeminism 1552076366

So với thời cha ông mình, nam giới Hàn Quốc đã không còn nắm được vị thế độc tôn trong xã hội. Nữ giới hiện đại sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ xưa cũ. Đó cũng là lí do chính khiến cụm từ "nữ quyền" ngày càng nhạy cảm đối với đàn ông nước này và trở thành chủ đề gây nhức nhối trong xã hội xứ Kim chi.

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.