• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

'Ký Sinh Trùng' phiên bản đời thực: Cuộc sống dưới tầng đáy xã hội Hàn Quốc

Cuộc sống

Những con người ở trong nhà hầm, toàn thân ướt đẫm, nửa người ngập trong nước bẩn, cố hết sức tìm kiếm khoảng đất khô ráo để trú ngụ, cuối cùng đành ôm chân ngồi trên bồn cầu.

1

Đó là nơi cao nhất, cũng là nơi lắp đặt hệ thống lọc nước của nhà.

Đó là hình cắt trong bộ phim Ký Sinh Trùng vừa giành được giải thưởng Cành Cọ Vàng của đạo diễn Bong Joon-ho – nó cũng là hình chiếu thu nhỏ của một xã hội Hàn Quốc đầy chân thật:

Nơi mà bần cùng xen vào mỗi một khe hở của đô thị phồn hoa, những con người ở tầng dưới chót ấy, như những con côn trùng ký sinh trong những khu vực chật hẹp, âm u, ẩm ướt, và cố gắng coi nó là “nhà”.

Muỗi, nấm mốc và bồn cầu

Đạo diễn Bong Joon-ho từng chia sẻ: “Chỉ có ở Hàn Quốc mới nhìn thấy được những nhà hầm này, nó là một nơi thể hiện rõ sự độc đáo và đặc biệt nhất của Hàn Quốc, là nơi ở “dưới lòng đất” mà người ta phải tự lừa mình rằng đó là “trên mặt đất”. Dù có ánh mặt trời soi rọi, nó vẫn ẩm ướt và mốc meo. Chỉ cần sơ ý một chút thôi, cũng sẽ như rơi vào lòng đất.”

16

Gia đình cựu tài xe Kim Ki-taek trong bộ phim Ký Sinh Trùng đã ở trong một không gian như vậy, vượt qua vô số ngày tháng đen tối không có ánh sáng. Sau khi bộ phim được công chiếu, không ít cư dân mạng ở Hàn Quốc đã đẩy đề tài “Tôi từng ở trong một căn nhà hầm như thế” lên hot search một thời gian dài. Họ chia sẻ:

“Bồn cầu nhà tôi đặt ở vị trí hệt như trong phim”, “Đi vệ sinh phải lên bước lên 3,4 cái bậc thang, lúc tắm phải khom người tắm”, “Nhìn cuộc sống mệt mỏi của mình được tái hiện trên màn ảnh, thật đúng là vô cùng thảm thiết”,...

Vậy, cuộc sống trong những căn nhà hầm này ở Hàn Quốc đáng sợ tới mức nào?

15

Thứ đầu tiên phải đối mặt là bóng tối và ẩm ướt. Bời vì phần lộ ra trên mặt đất rất chật hẹp, nên ánh sáng rất khó len vào những căn nhà dạng này, nó làm người ta không cách nào phân biệt được ban ngày và đêm tối. Môi trường tranh tối tranh sáng này là nơi lý tưởng cho nấm mốc phát triển, không khí thì luôn ẩm thấp, quần áo phơi cả mấy hôm vẫn còn ướt.

Vì thế, cho dù là đang mùa hè chói chang, những gia đình ở đây vẫn phải bật hệ thống sưởi và máy sấy.

1

Tiếp đến là mùi, ở dưới những khu nhà này, mùi nấm mốc và mùi cống thoát nước vẫn luôn quẩn quanh, không cách nào thoát khỏi. “Dù dùng bao nhiêu nước xịt phòng, xịt thơm, thì nhà cửa, quần áo vẫn luôn ám lấy cái mùi kinh tởm đó.”

Chính như trong phim, tài xế Kim dù có mặc vào quần áo ngăn nắp, mang vào giày da, nói chuyện, giao thiệp lành nghề tới đâu, thì cái mùi ám trên người vẫn làm người ta biết ông là người thuộc tầng đáy xã hội.

2

Ngoài ra, những căn nhà thế này cách âm cực tệ, chỉ một tiếng xả nước của phòng bên trên, hay thậm chí là tiếng “sinh hoạt vợ chồng”, người xung quanh cũng có thể nghe rõ mồn một. Càng huống chi là vô số ruồi bọ không cách nào đuổi hết. Đang ăn cơm cũng có thể nhìn thấy gián bò qua.

3

Âm u, ẩm ướt, dơ bẩn, ruồi bọ, đây vẫn còn là những chuyện nhỏ, bởi vì chỉ một cơn mưa rào cũng có thể làm những người sống nơi đây hết hồn.

Một cơn mưa rào bất chợt, với những người sống trên mặt đất là chuyện bình thường vô cùng ấy, rất có thể sẽ lập tức nuốt chửng những ngôi nhà trong hầm ngầm bên dưới.

3

Cô Kim 46 tuổi sống trong một căn nhà dưới hầm này cho biết, mỗi lần nghe thấy tiếng mưa là tim cô lại đập như trống đánh. Bởi vì mùa hè tám năm trước, một cơn mưa mùa hạ đã nhấn chìm ngôi nhà chỉ rộng khoản 23 mét vuông ở khu Sillim-dong, Seoul của cô.

Cô Kim kể lại, đó vào khoảng 8 giờ sáng, khi cô đang làm cơm hộp định mang đến công ty ăn, con gái cô được nghỉ thì đang ngủ trong phòng. Đột nhiên một tiếng rào vang lên, cửa kính nhà cô vỡ nát, nước mưa ồ ạt chảy vào không khác gì lũ lụt. Lúc đầu nước chỉ ngập qua mắt cá chân, không lâu sau thì ngập qua đầu gối, rồi cổ.

4

Cô Kim chỉ cao 1m52, cố gắng mở cánh cửa bị áp lực nước ghì chặt, nhưng cô không cách nào mở ra được. Cô chỉ có thể cố gắng kêu cứu. Cô con gái bừng tỉnh, cố gắng chạy đi gọi 119, nhưng không cách nào gọi được. Trong tuyệt vọng, chợt con gái cô hét lên: “Mẹ, vào nhà vệ sinh!”

Đó là nơi duy nhất trong nhà họ không có lưới sắt bảo vệ, cả hai mẹ con đạp trên cái bồn cầu cao 1m3, ra sức chui qua lỗ thông gió chật hẹp, chạy thoát thân.

Tuy cả hai mẹ con thoát nạn trong gang tấc, nhưng nhìn căn nhà như vừa trải qua lũ quét, cô Kim chảy cả nước mắt: “Như thể tôi đã sống uổng một đời vậy.”

Những cơn mưa thế này, năm nào cũng có.

Chỉ cần mưa xuống, cư dân trong các khu nhà hầm ngầm không ai ngủ ngon giấc nổi, “Lúc nào cũng phải sẵn sàng ôm đồ quý giá chạy khỏi nhà.”

4

Dù nước rút đi hết thì nhà cửa cũng ướt nhẹp, tường bong tróc cả ra, nhưng họ không dám sửa, cũng không dám mua đồ điện mới, vì không biết lúc nào trời lại đổ mưa. “Chỉ cầu mong năm nay trời ít mưa”, một cư dân chia sẻ.

Căn nhà hầm bị ghét bỏ, lại là nơi duy nhất để về

Dù tính mạng bị đe doạ và phải chịu đựng đủ những thứ khó chịu nhất, thì có những gia đình vẫn chọn thuê những căn nhà hầm thế này, nguyên nhân suy cho cùng cũng chỉ là vì tiền.

Theo quy định pháp luật ở Hàn Quốc, nếu độ cao của một toà nhà chỉ đạt được một nửa độ cao của trung bình mặt đất ở khu vực đó thì thuộc về nhà nửa hầm, nếu thấp hơn một nửa thì là nhà hầm.

2

Nhà thuộc loại hầm hay nửa hầm, có cửa sổ hay không có cửa sổ, có bao nhiêu bậc thang,… tất cả đều ảnh hưởng tới tiền thuê nhà.

Nếu trả tiền ký quỹ khoảng 5 triệu Won, thì mỗi tháng cần ít nhất 200 ngàn Won mới thuê được một hầm ngầm 13-33 mét vuông. Một căn nhà không có cửa sổ, chỉ có hơn 10 mét vuông, cần khoảng 1 triệu Won tiền ký quỹ và 220 ngàn Won tiền thuê.

Cũng có những căn nhà chỉ có khoảng 2-3 tầng cầu thang, rộng rãi sạch sẽ thuộc loại nhà nửa hầm giá cao, cần tiền kí quỹ lên đến khoản 100 triệu.

(Ở Hàn Quốc, muốn thuê nhà cần phải đóng một số tiền ký quỹ rất lớn, bù lại khi hết hợp đồng, số tiền ký quỹ sẽ được trả lại.)

Theo điều tra, vào năm 2015, có khoảng hơn 360 ngàn hộ gia đình ở trong những căn nhà nửa hầm hoặc nhà hầm, số cư dân ở đây lên đến con số 860 ngàn người. Trong đó hơn 90% các khu nhà này đều ở trong các thành phố trung tâm như Seoul, Incheon và những vùng lân cạnh.

5

Nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này là cuộc đại bùng nổ dân số ở các đô thị vào những năm 60-70. Khi ấy kinh tế Hàn Quốc đang trên đà phát triển, dân nhập cư vào các vùng đô thị lên đến con số chóng mặt. Đến năm 1990, nhân khẩu ở Seoul đạt đến đỉnh điểm, khi nó tập trung ¼ dân số cả nước.

Dân khẩu tăng nhanh dẫn đến nhà ở thiếu thốn, giao thông tắc nghẽn, giá nhà ở tăng lên đến con số đáng sợ, vật giá cũng theo đó leo thang, tất cả những thứ chèn đều chèn ép không gian sinh tồn của những cư dân tầng dưới đáy xã hội Hàn Quốc.

Vì thế những căn nhà được cải tạo từ hầm trú ẩn xuất hiện. Với giá thuê rẻ mạt, nhưng căn nhà dạng này nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của những người nghèo.

6

Những khu nhà thế này tuy có giá thuê khá rẻ, nhưng không có riêng tư, quấy nhiễu tình dục, trộm cướp,… là những chuyện thường thấy ở các khu vực nhà nửa hầm thế này. Các cư dân sống nơi này chia sẻ:

“Chỉ cần mở cửa thông gió, thì phải canh chừng, sợ có trộm lẻn vào cuỗm hết mọi thứ”, “Mỗi lần ra cửa đều lo có trộm lẻn vào nhà, ngoại trừ việc lắp thêm khoá và cửa chống trộm thì không còn cách nào khác”, “Ở trong nhà có thể nghe rõ tiếng bước chân bên ngoài.”

Chốn an thân cuối cùng của người nghèo

Ngoại trừ những căn nhà nửa hầm và nhà hầm, ở Hàn Quốc còn có một không gian cư trú càng chật chội và khó tin hơn.

Hầu hết các ngôi nhà trong xóm nghèo Guryong ở Seoul, đều là những căn nhà lều, được lắp ghép từ các mảnh nhựa, gỗ bị vứt đi. Vì thường đắp dựa vào dây điện, lại không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, nên khu vực này thường xuyên xảy ra hoả hoạn.

9

Chính phủ Hàn Quốc quy định, một căn nhà dành cho một người ở, phải có diện tích 14m2 vuông, chưa tính nhà bếp và nhà vệ sinh. Nếu không đạt được tiêu chuẩn này thì đều bị xếp vào loại hộ nghèo.

Theo thống kê thì có khoảng 1 triệu 390 ngàn người Hàn Quốc ở độ tuổi từ 16-34 thuộc dạng này. Cũng theo bảng thống kê này thì những người mua nhà lần đầu tiên ở Hàn Quốc đều có độ tuổi trung bình là 43, nếu là với những người có thu nhập thấp thì sẽ là 56 -57 tuổi. Nói cách khác, người nghèo ở Hàn Quốc phải đến tuổi trung niên mới mua được nhà cho mình.

11

Để giảm bớt vấn đề khan hiếm nhà ở, vào năm 2012, chính phủ Hàn Quốc đã ban bố hàng loạt chính sách phúc lợi, nhằm giúp đỡ người dân có nhà để ở, nhưng vì số lượng hộ nghèo không nhà quá đông, nên khác khu xóm nghèo vẫn mọc lên như nấm và các căn nhà nửa hầm, nhà hầm vẫn tồn tại ngay trong những thành phố xa hoa, giàu có của đất nước này.

13

Bàn cùng, tuyệt vọng được che giấu dưới ánh đèn huy hoàng và phồn hoa của đô thị, giàu và nghèo, nhà hầm, xóm nghèo vẫn xen lẫn giữa các chung cư cao cấp và toà nhà chọc trời ở nơi này.

Theo: Sohu
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.