• Về đầu trang
Chim Mỏ Rộng
Chim Mỏ Rộng

Năm 2050, miền Nam Việt Nam sẽ chìm trong nước biển, có thể biến mất hoàn toàn

Cuộc sống

Theo các nghiên cứu mới, nước biển dâng cao có thể ảnh hưởng đến con người nhiều hơn gấp 3 lần so với các nghiên cứu từng công bố trước đây, đe doạ đến nhiều thành phố ven biển trên thế giới.

Các tác giả của một bài báo đã phát triển một cách tính toán độ cao của đất chính xác dựa trên chỉ số vệ tinh. Cách tính này sẽ giải thích về các tác động của mực nước dâng trên các khu vực rộng lớn. Nghiên cứu cũng đang chứng minh có khoảng 150 triệu người hiện đang sống ven biển phải đứng trước nguy cơ mất nhà cửa.

Phía Nam Việt Nam có thể biến mất hoàn toàn

Trong dự tính về mực nước dâng trong tương lai, phía Nam Việt Nam sẽ sớm bị ngập lụt trong nước biển. Hơn 20 triệu người Việt Nam (gần 1/4 dân số) hiện đang phải đối mặt với các vấn đề mất nhà cửa, điều kiện mưu sinh.

So với nghiên cứu từng công bố trước đây, kết quả của lần nghiên cứu này cho thấy đến năm 2050, phía Nam nước ta sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn trong nước.

Climate Central, một tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications, rằng những dự đoán này vẫn chưa tính đến tăng trưởng dân số và hiện tượng đất gần bờ biển bị xói mòn.

Tại Thái Lan, có hơn 10% công dân hiện đang sống trên những vùng đất có khả năng bị ngập lụt vào năm 2050. Con số này cao gấp 10 lần so với những dự đoán trước đó. Thủ đô Bangkok là nơi đặc biệt không an toàn nếu Thái Lan thật sự bị nước biển tấn công.

Thượng Hải cũng có thể gặp phải tình trạng tượng tự, một trong những vùng kinh tế quan trọng nhất châu Á có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm nếu băng vẫn tiếp tục tan tại 2 đầu cực Trái Đất.

Dữ liệu mới cũng cho thấy 110 triệu người đã sống ở những nơi có thể bị nước biển nhấn chìm. Các chuyên gia cho rằng những biện pháp bảo vệ bờ biển như đê điều đều không khả thi, trong trường hợp này các thành phố phải đầu tư một khoản tiền lớn hơn để đối phó với thuỷ triều mỗi lúc một cao hơn. Quan trọng hơn hết là chúng ta cần phải làm điều đó thật nhanh chóng.

Nhưng kể cả khi những khoản đầu tư đó thật sự đi vào hoạt động, các biện pháp này cũng chỉ là tạm thời. Giám đốc điều hành Climate Central, ông Benjamin Strauss, đưa ra ví dụ về New Orleans, một thành phố cũng đối mặt với tình trạng ngập lụt vào năm 2005, nhưng đê điều và các biện pháp khắc phục khác đều đã thất bại trong cơn bão Katrina, mọi nỗ lực của con người gần như là không bao giờ đủ.

Các dự báo mới này cũng chỉ rõ thành phố Mumbai, Ấn Độ cũng có nguy cơ bị xoá sổ vì được xây dựng trên vùng đất trước đây từng là loạt các hòn đảo, trung tâm thành phố lịch sử này đặc biệt dễ bị tổn thương.

Quan trọng nhất trong lúc này, nghiên cứu đã chỉ rõ các quốc gia nên bắt đầu chuẩn bị cho công tác di dời cư dân ở những vùng ven biển đến nơi cao hơn. Đê điều chỉ là biện pháp ngăn chặn tạm thời nên không thể chủ quan trước tình hình mực nước càng ngày càng dâng cao như hiện nay.

Mực nước biển dâng cao có thể khiến những di sản văn hoá biến mất mãi mãi. Thành phố lâu đời Alexandria, Ai Cập có thể sẽ biến mất hoàn toàn, điều khiến cả thế giới lo lắng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng hiểu rằng bị di cư để tránh thiệt hại về người khi mực nước biển dâng cao có thể làm trầm trọng thêm các cuộc xung đột khu vực.

Basra, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, cũng nằm trong dự đoán sẽ bị nhấn chìm trong năm 2050. Nếu điều đó thật sự xảy ra, các tác động di dân có thể khiến sự bất ổn chính trị xã hội trong khu vực trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, thế giới cần thật sự tập trung trong công tác đối phó với tình trạng mực nước biển gia tăng. Không chỉ là những chính sách di dời nhà cửa, xây dựng đê điều, kể cả tinh thần bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu kính cũng góp phần làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu.

Theo: New York Times
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.