• Về đầu trang
Kiên Nguyễn
Kiên Nguyễn

Ngủ trưa thế nào là 'đúng bài' để thức dậy sảng khoái nhất?

Cuộc sống

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng giấc ngủ trưa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, từ đó đỡ buồn ngủ và tỉnh táo hơn, góp phần cải thiện chức năng nhận thức, phản xạ, trí nhớ ngắn hạn và tâm trạng.

Giấc ngủ trưa của bạn có thể được chia thành 3 loại như sau:

Giấc ngủ được lên kế hoạch trước. Đây là giấc ngủ trưa ngắn thường được bạn thực hiện trước khi thực sự cảm thấy mệt mỏi để tiết kiệm năng lượng. Các nhà khoa học cho rằng đây là một lựa chọn tốt để tránh mệt mỏi, tăng năng suất lao động.

Giấc ngủ không được dự định trước. Nếu cảm thấy quá buồn ngủ trong ngày, bạn có thể chợp mắt trong một khoảng thời gian ngắn, dù không dự định trước. Giấc ngủ này có thể được áp dụng để tránh buồn ngủ khi lái xe, tránh tình trạng mệt mỏi khi vận hành các máy móc quan trọng. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ tai nạn, thương tích do thiếu ngủ khi làm việc.

Ngủ trưa theo thói quen . Giống như giấc ngủ được lên kế hoạch trước, chỉ có điều giấc ngủ này diễn ra gần như cùng thời điểm mỗi ngày. Nó phổ biến nhất ở trẻ em vì nó được thực hiện mỗi ngày vào 1 giờ cố định.

Ngủ trưa trong bao lâu là hợp lý?

Từ 10- 20 phút : Khi bạn cần tỉnh táo vào buổi chiều một giấc ngủ ngắn có thể cung cấp cho bạn sức mạnh để đánh tan sự mệt mỏi và tăng hiệu quả làm việc cho bạn. Theo nghiên cứu của National Sleep Foundation giấc ngủ ngắn khoảng 10-20 phút có thể giúp cải thiện cơn buồn ngủ, mệt mỏi, tăng khả năng nhận thức trong một vài tiếng

30 phút: Giấc ngủ kéo dài 30 phút sẽ đưa bạn tới giai đoạn 2 của giấc ngủ (giai đoạn ngủ sâu). Thức giấc tại thời điểm này sẽ giúp bạn không có cảm giác lơ mơ. Giấc ngủ 30 phút phù hợp với những người hay bị thiếu ngủ.

60 phút: Một giấc ngủ trưa kéo dài 60 phút còn là liệu pháp tốt nhất để có thể cải thiện trí nhớ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 85% người được yêu cầu ghi nhớ bộ thẻ và ngủ trưa đã ghi nhớ chính xác các thẻ trong khi tỷ lệ thành công của nhóm không ngủ trưa là 60 %. Nếu có việc quan trọng vào buổi chiều hoặc cuối ngày, bạn nên dành 60 phút để ngủ trưa.

90 phút: Nếu tinh thần không "khỏe", bạn nên dành cho giấc ngủ trưa khoảng 90 phút, nhớ là không được dài hơn khoảng thời gian này. Bạn sẽ hỏi lại sao lại là 90 phút?

Lí do là khoảng thời gian này cho phép cơ thể bước vào giai đoạn ngủ sâu và sau đó bạn sẽ thức dậy với một tinh thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn. Tuy nhiên, nếu bị đánh thức đột ngột, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt và cần một thời gian để lấy lại sự tỉnh táo.

Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngủ trưa 90 phút nếu thực sự có thời gian.

Nhưng liệu có phải ai cũng nên ngủ trưa?

Không phải tất cả mọi người đều cần phải ngủ trưa.Thật ra nếu bạn không cảm thấy mệt mỏi bạn không cần thiết phải ngủ trưa.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% con người tham gia không nhận được lợi ích gì từ việc ngủ trưa. Vì họ là những đối tượng ngủ 1 pha, nghĩa là họ ngủ 1 giấc dài từ 7 - 9 tiếng đồng hồ mỗi đêm và ít khi ngủ trưa hay ngủ ngày.

Theo: brightside
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.