• Về đầu trang
Thanh Yên
Thanh Yên

Nhìn lại vụ Bạch Hiểu Yến - kì án đáng sợ hơn cả phim kinh dị, chấn động Đài Loan đến tận bây giờ (P1)

Cuộc sống

Ngày 28/04/1997, trong một đường mương ở gần của khu công nghiệp Ngũ Cổ, Đài Bắc, người ta tìm thấy một thi thể nữ trần trụi, với tử trạng vô cùng thê thảm. Sau quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện, thi thể nữ này chính là Bạch Hiểu Yến con gái của nữ diễn viên nổi tiếng thời đó của Đài Loan – Bạch Băng Băng. Khi qua đời cô bé còn chưa tròn 17 tuổi.

Bạch Hiểu Yến bị bắt cóc vào ngày 14 tháng 04 cùng năm, khi đang trên đường đi học. Ngày 18/04, bé bị cưỡng hiếp và tra tấn, ngày 19/04 thì qua đời trong đau đớn. Rạng sáng ngày 21/04 thi thể Bạch Hiểu Yến bị vứt vào đường cống, ngày 28/04 xác cô bé được người dân phát hiện.

Trong suốt quá trình này Bạch Băng Băng đã mấy lần khóc ngất trong sở cảnh sát. Bà luôn tự hỏi rằng: “Rốt cuộc tôi đã làm ra tội ác gì mà gặp phải báo ứng như bây giờ.”

Cuộc đời thăng trầm của nữ diễn viên nổi tiếng.

1

Bạch Băng Băng xuất thân từ một gia đình nghèo khó. Nhà bà nghèo tới mức ba đứa em gái bị đưa cho người ta, khi lớn lên chút, bà tận mắt nhìn em trai mình khóc lóc thảm thiết bị người ta ôm đi.

Bạch Băng Băng chỉ có thể bất lực nhìn, vì nhà bà lúc ấy quá nghèo không cách nào nuôi nổi đàn con đông đúc. Đó chưa phải là tận cũng nỗi đau, bởi vì lúc này cha bà lại mắc bệnh nặng, cô gái bé nhỏ buộc phải bỏ học, gánh lên vai gánh nặng gia đình.

Trong cuốn truyện ký của mình, Bạch Băng Băng từng viết, có người hỏi: “Tại sao cô không nhờ bạn bè giúp đỡ?” Bà nghe là biết người này chưa từng trải qua nghèo khổ, nên chỉ bình tĩnh trả lời: “Người nghèo, làm gì có bạn bè.”

1 1

Vì kiếm tiền, bà bắt đầu tham gia các chương trình thi đấu ca nhạc, với hy vọng phần thưởng có thể giúp mình cải thiện sinh hoạt của gia đình. Sau này Bạch Băng Băng dần dần len lỏi vào giới giải trí, tiếc rằng đời gian truân, chẳng có mấy ngày an bình.

Năm 1975, bà đi đến Nhật Bản phát triển và gặp gỡ Ikki Kajiwara. Đó là một người đàn ông Nhật Bản cao to, vẻ ngoài điển trai, sự nghiệp vững vàng, ông là một mangaka cũng là ông chủ một công ty điện ảnh, có danh tiếng không nhỏ ở Nhật.

2 1

Khi hai người quen nhau, ông đã là một người đàn ông trung niên còn Bạch Băng Băng chỉ mới là một ngôi sao nhỏ trẻ tuổi ở Đài Loan. Ông từng ly hôn, có ba đứa con, Bạch Băng Băng thì vẫn còn chưa rõ thói đời đục trong, sâu cạn thế nào.

Nhưng họ vẫn đến với nhau, tổ chức một hôn lễ rình rang.

Đáng tiếc, Ikki Kajiwara đã quen thói phong lưu, cho dù vừa mới cưới về một người vợ xinh đẹp, ông ta vẫn thường xuyên ra ngoài thâu đêm suốt sáng, chung quanh là yến oanh không ngừng. Chưa dừng lại ở đây, mẹ chồng của Bạch Băng Băng – một phụ nữ Nhật Bản truyền thống, không ưa gì cô con dâu ngoại quốc của mình, luôn tìm mọi cách gây khó dễ cho bà.

Sau này khi Bạch Băng Băng mang thai, mọi chuyện vẫn chẳng khá hơn chút nào, mẹ chồng vẫn khó khăn đủ điều, chồng vẫn đi thâu đêm suốt sáng.

Một ngày nọ, bà đang mang thai, ngồi nghỉ bên cửa sổ, ngoài trời tuyết rơi lất phất, bà chợt nảy ra ý định nấu một nồi canh gà hầm nấm, rồi gọi xe đi tới văn phòng của chồng.

Văn phòng không một bóng người, bà định đi về thì vừa hay xe chồng bà chạy lướt qua, bà vội vàng gọi taxi đuổi theo. Cứ thế bà theo đuôi chồng mình tới tận khách sạn, nhìn thấy chồng mình đang ôm một ả đàn bà khác, lăn lộn trên giường…

2

Quá ngạc nhiên và đau lòng, Bạch Băng Băng không biết nên dùng thái độ thế nào để đối mặt với chuyện này, vừa mở miệng, nước mắt đã chảy dài, bao lời nói đều nghẹn lại trong cổ họng. Bà cố bình tĩnh lại rồi hỏi: “Anh sắp làm cha rồi, sao lại đối xử với em như vậy.” Ikki Kajiwara chỉ lạnh lùng đáp trả: “Cô mau về đi.”

Còn người phụ nữ đang nằm trên giường thì kéo chăn che thân thể trần truồng của mình lại, lạnh lùng nhìn bà, bỡn cợt hỏi Ikki Kajiwara: “Không phải anh muốn ly hôn với cô ta à? Sao lại lằng nhằng như vậy!”.

Trái tim cô gái trẻ tan nát, Bạch Băng Băng một mình ra khỏi khách sạn, đi bộ giữa trời tuyết rơi trở về nhà, thu dọn hành lý, ôm cái bụng bầu trở về Đài Loan. Từ đó về sau bà chưa một lần quay về Nhật.

Sau khi về Đài Loan, bà ở nhờ trong căn nhà rách nát của cha mẹ. Nhà bà vẫn nghèo như xưa. Bà muốn ra ngoài tìm việc làm, nhưng người ta vừa thấy bà ôm bụng bầu thì từ chối ngay.

2 2

Bạch Băng Băng từng nghĩ hôn nhân của bà đã đổ vỡ, cuộc sống quá khó khăn, chi bằng bỏ đứa trẻ này đi. Bà ra sức đánh vào người mình, ra sức chạy nhảy hoạt động mạnh muốn cái thai trôi đi. Nhưng không thành công. Cuối cùng bà quyết định vào bệnh viện sinh non, khi ấy cái thai đã được 7 tháng tuổi.

Bác sĩ hỏi Bạch Băng Băng có muốn suy nghĩ kỹ lại không, có muốn nghe tiếng tim thai không, bà vừa khóc vừa trả lời không. Nhưng dưới lời khuyên của bác sĩ bà vẫn nghe tiếng tim đập mong manh của thai nhi, giây phút đó bà thay đổi suy nghĩ, bà muốn sinh đứa trẻ này ra, cho dù trời đất sụp đổ, cho dù tận thế giáng lâm. Ngày chuẩn bị sinh chỉ có một mình bà cô đơn vào bệnh viện. Bác sĩ hỏi bà ai ký giấy đảm bảo, bà trả lời: “Tôi tự ký.”

Ngay 23/06/1980, Bạch Băng Băng ký giấy đảm bảo nằm lên bàn mổ, sau mấy tiếng vất vả, Bạch Hiểu Yến ra đời, nặng 2,8 kg. Thời gian nằm lại bệnh viện cũng là những ngày dài đầy đau khổ của bà, không chỉ có thân thể mà còn là tinh thần.

3

Mỗi sản phụ trong bệnh viện đều có người nhà chăm sóc, chỉ có Bạch Băng Băng không có ai. Cha bà đang nhặt phế liệu trong các khu nhà xưởng, mẹ thì không thấy đâu, anh chị em thì đang bận rộn làm việc.

Ba ngày trong bệnh viện Bạch Băng Băng sống một ngày bằng một năm, tự nuốt nước mắt ngược vào trong bụng. Trong túi không có tiền, đói bụng không có cơm ăn, con nhỏ không có sữa uống, người chung quanh thấy bà đáng thương, người góp chén cháo kẻ góp chén cơm, bà vừa ăn mà vừa khóc.

10 ngày sau khi Bạch Hiểu Yến, Bạch Băng Băng đã bắt đầu đi làm. Bà chạy làm việc khắp nơi chỉ mong kiếm đủ tiền sữa cho con. Vừa sinh ra đã yếu kém, Hiểu Yến thường xuyên sinh bệnh, Bạch Băng Băng có bao nhiêu tiền đều dùng để chữa bệnh cho con. Cứ thế trải qua hai năm dài đằng đẵng.

3 1

Năm 1982, Bạch Băng Băng gặp được một cơ hội, bà giành được một cơ hội, cho dù đó chỉ là một cơ hội nhỏ.

Lần đó có một nhạc hội ở Đài Loan mời Akira Kobayashi đến biểu diễn trong hơn 10 ngày. Bạch Băng Băng đi theo làm phiên dịch, có cơ hội xuất hiện trong tiết mục của Akira Kobayashi. Sau tiết mục này, bà được nhiều người biết tới hơn.

Nhưng bà không bao giờ ngờ rằng, từ đây tai hoạ cũng bắt đầu giáng xuống đầu bà và gia đình.

10h tối ngày 18/07/1982, bà vừa ra khỏi nhà hát, đi ngang qua một công trường vắng bóng, một gã đàn ông cản đường bà lại, đấm thẳng vào mặt bà một cú. Bà ngã xuống đất, đầu choáng mắt hoa. Ngay sau đó một đám công nhân lại chạy ùa về phía bà, bà tưởng họ tới giúp bà, nhưng không, họ chỉ vây lại đánh bà chí tử. Trong hỗn loạn bà bị chém một dao vào đầu, hông cũng bị đâm một nhát.

Bà nhập viện 2 tháng mới có thể quay về làm việc. Bà không biết mình đã làm sai chuyện gì, mà gặp phải chuyện này. Nhưng nỗi đau thật sự của đời bà vẫn còn chưa bắt đầu.

8 năm sau, năm 1990, lúc này Bạch Băng Băng đã có chút danh tiếng, cũng gom góp được một số tiền nhỏ, mua căn nhà và một chiếc xe, bà nghĩ từ đây đời mình sẽ không lo áo cơm, hạnh phúc viên mãn. Nhưng ngờ đâu, vào một buổi tối, cả nhà bà bị trộm ghé thăm, cả nhà đều bị bắt làm con tin.

4

Lúc ấy Bạch Băng Băng vừa tắm xong, người quấn khăn tắm, đắp mặt nạ gọi điện cho một nhà sản xuất. Bỗng nhiên dưới lầu truyền tới tiếng thét và khóc to, rồi có tiếng kim loại va chạm, bà nhanh chóng chạy lên lầu ba gọi lái xe của mình dậy, cầm chổi và cây lau nhà mở cửa đi ra ngoài.

Chỉ vừa đi được nửa đường, một con dao đã chém xuống trước mặt, bà giơ cây lau nhà lên che lại, cây lau nhà bị chém đứt đôi. Ba kẻ trộm cầm đao bửa cũi và súng, bao vây bà với lái xe ép họ phải quay về nhà. Vừa vào phòng khách, đám cướp đã trói tài xế, cha mẹ và con gái bà lại.

Khi ấy cha Bạch Băng Băng đã 70 tuổi, hai tay ông bị trói tới tụ máu, mẹ bà sợ tới mức không nói nổi câu nào. Bạch Hiểu Yến mới 10 tuổi, chỉ biết sợ run lui vào một góc.

4 1

Đám cướp thì lục tung nhà bà lên, ép Bạch Băng Băng giao hết tiền bạc trong nhà ra, sau khi lục soát phát hiện bà chỉ có hơn 10 ngàn Đài tệ, chưa thoả mãn với số tiền kiếm được, chúng ra sức mắng chửi đấm đá con tin, lúc này tiếng còi xe cảnh sát vang lên, hơn hai trăm cảnh sát bao vây căn nhà. Đám cướp tức giận trách cứ Bạch Băng Băng dám báo cảnh sát. Nhưng thật ra người báo cảnh sát lại là người sản xuất vô tình biết được câu chuyện ba điện thoại. Bà sợ bọn cướp làm bị thương người nhà mình, chủ động yêu cầu làm con tin lái xe chở chúng thoát đi.

Nhưng đám cướp lại bắt theo Bạch Hiểu Yến và cha bà lên xe. Bạch Băng Băng nghĩ cứu được ai thì hay người ấy, vì vậy ra hiệu cho mẹ và lái xe chạy ra còn mình thì chuẩn bị lái xe.

Ngay lúc này cảnh sát đã ùa vào, đám cướp lập tức tóm lấy Bạch Hiểu Yến mới 10 tuổi làm con tin. Cảnh sát không dám làm bừa, cứ thế hai phe giằng co hơn 6-7 tiếng đồng hồ. Lúc trời sắp sáng, một cảnh sát tìm được cơ hội, phá cửa, cảnh sát ùa vào khống chế ba tên cướp, vụ án này mới xem như kết thúc.

5

Vì chuyện này, Bạch Băng Băng xây một bức tường cao quanh biệt thự của mình, còn dựng thêm một lớp rào điện. Bình thường khi ra ngoài bà cũng rất chú ý tới vấn đề an toàn. Ngoài ra bà thường xuyên làm từ thiện, quen biết càng nhiều người hơn với mong muốn hai mẹ con có thể bình yên sống qua ngày.

Nhưng số kiếp thảm khốc nhất vẫn chưa buông tha cuộc đời bà.

(Còn tiếp...)

Theo: Sohu

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.