• Về đầu trang
Kiên Nguyễn
Kiên Nguyễn

Những câu hỏi tưởng đơn giản nhưng khoa học lại không trả lời được

Cuộc sống

Dù các nhà khoa học có thể đưa ra những lý thuyết về các hiện tượng này những không ai có thể nói chắc chắn được lý do tại sao chúng lại xảy ra.

Tại sao chúng ta lại ngáp?

Chúng ta ngáp mỗi khi buồn ngủ mệt mỏi và thậm chí cái ngáp xuất hiện không vì lý do gì cả. Mặc dù ngáp là hành động rất đỗi quen thuộc với chúng ta nhưng thật kỳ lạ, các nhà khoa học lại không thể lý giải nổi tại sao chúng ta lại ngáp và ngáp để làm gì.

20190608 114728 978729 tai xuong max 800x800

Thực tế đã có hẳn một cuộc nghiên cứu để lý giải những câu hỏi trên. Nghiên cứu chỉ ra rằng con người ngáp để điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và bộ não nhưng chức năng thực sự vẫn chưa rõ ràng.

Có thể dễ dàng hình dung rằng, sau một ngày làm việc mệt mỏi, cơ thể cũng như bộ não sẽ bị đốt nóng bởi quá trình vận hành. Do đó, những cái ngáp sẽ xuất hiện để làm mát “bộ máy sinh học” của chúng ta.

Bên cạnh đó ngáp không chỉ là một hành động vô thức khi mệt mỏi mà nó còn có tính chất lan truyền. Các chuyên gia có giả thiết cho rằng đây là một sự tự phỏng đoán của bộ não, bởi khi thấy người khác có nhu cầu làm mát cơ thể bằng việc ngáp, trung ương thần kinh của chúng ta sẽ nghĩ rằng bản thân cũng cần hạ nhiệt và ngáp theo.

Cá voi lưng gù từ sinh vật đơn độc trở thành sinh vật bầy đàn.

shutterstock3045155211 15476328463912090336875

Năm 2017 Đại học Pretoria đã tiến hành một cuộc nghiên cứu liên quan đến tập tính của cá voi lưng gù. Chúng thường đi săn đơn độc nhưng nay đã bắt đầu tụ tập thành một bầy đàn từ 20 đến 200 con đi kiếm ăn ngoài khơi bờ biển Nam Phi trong nhiều năm qua.

humpback whale underwater shot

Sự thay đổi tập tính tự nhiên của sinh vật cổ đại này khiến các nhà khoa học biển phải đau đầu. Một số giả thuyết được đưa ra là do sự gia tăng nhanh về mặt số lượng đã khiến tập tính của cá voi lưng gù thay đổi.

“Thật bất thường khi nhìn thấy chúng trong một nhóm lớn đến như vậy” – Gisli Vikingsson, người đứng đầu nghiên cứu cá voi tại Viện nghiên cứu biển và nước ngọt Iceland cho biết

Khu rừng biết nhảy ở Nga.

Rừng thông Dancing Forest là một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Nga nhờ vào những hình thù kì dị của cây cối. Có những cây phần gốc cong vênh cuộn tròn rồi lại mọc thẳng tắp, có những cây ngả ra đường như sắp đổ.

5c33ca04aebf42247f6d8006

Nhờ vào những dáng cây kì lạ này mà khu rừng còn được biết đến là “Khu rừng say” . Người quản lý nơi đây đã mời sinh viên đến từ các trường đại học địa phương để tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhằm khám phá ra bí mật ẩn sâu dưới lòng đất của rừng cây này khiến chúng mọc cong vênh, xoắn tròn đến vậy.

nhung cay thong nhay mua trong rung nga2

Thậm chí họ còn mời cả một nhà ngoại cảm về để nói chuyện với cây. Nhà ngoại cảm cho rằng khu rừng tọa lạc tại nơi hội tụ của các năng lượng tích cực và tiêu cực. Đó cũng là lý do khiến các thân cây có hình thù kỳ dị.

Một số nhà khoa học lại cho rằng nguyên nhân khiến cây không mọc thẳng là địa chất, có thể do đất cát ở đây không ổn định. Tuy vậy giả thiết phổ biến và được nhiều người lan truyền nhiều nhất chính là khu rừng gặp nhiều cơn gió mạnh thổi, tạo nên hình hài như hiện tại.

Những tín hiệu khó hiểu từ không gian, liệu người ngoài hành tinh có thực sự tồn tại?

53e3dde4ecad046b4a10adc6

Suốt thập kỷ vừa qua, các nhà thiên văn học đã xác nhận được sự tồn tại và thu thập được một số tín hiệu cực mạnh từ vũ trụ, được gọi là sự bùng nổ sóng radio nhanh (fast radio burst – FRB).

phat hien song radar bi an co the phat ra tu nen van minh ngoai vu tru 0

Kính thiên văn Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experimen (CHIME)

Các tín hiệu FRB lặp đi lặp lại được phát hiện bởi Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến tại Canada. CHIME đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh. Mỗi cụm tín hiệu được phát đi từ một nguồn, phát nhiều lần lặp đi lặp lại. 6 trong số 8 cụm tín hiệu chỉ lặp lại 1 lần sau lần phát đầu tiên, 1 cụm lặp lại 2 lần, cái còn lại lặp lại 3 lần. 8 cụm tín hiệu mới này đã nâng tổng số cụm tín hiệu lặp đi lặp lại mà người trái đất bắt được lên 11.

Tất cả các FRB đều ngắn, sắc nét, và sự thật về chúng hiện vẫn còn gây tranh cãi. FRB rất mạnh, có khi chỉ kéo dài vài mili giây, nhưng đủ phát ra nguồn năng lượng hơn cả năng lượng từ 500 triệu mặt trời trong khoảnh khắc đó.

Nhiều nhà khoa học cho rằng FRB có thể sinh ra từ một sự kiện vũ trụ lớn, ví dụ sự va chạm của 2 sao neutron mang nguồn năng lượng khổng lồ, nhưng cũng có thể là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài trái đất.

Loài nấm chỉ mọc 2 nơi trên thế giới

Loài nấm này có tên là Chorioactis geaster. Chúng là một trong những loại nấm quý hiếm chỉ mọc ở vùng trung tâm Texas, một số nơi ở Nhật Bản

5c33cb372a5b7407a4662a2e

Hai địa điểm trên nằm cùng một vĩ độ nhưng điều này chưa đủ để giải thích vì sao chúng chỉ mọc cố định ở 2 địa điểm, mà không ở nơi khác. Một nghiên cứu năm 2004 về DNA của loại nấm này được đưa ra bởi Đại học Harvard Herbaria cho thấy loài nấm này đã tách ra làm 2 quần thể từ 19 triệu năm trước.

Bí ẩn về tiếng rên của mèo

5aa10ca0d877e618008b4678

Ai nuôi mèo cũng biết, boss thường có hành động rất đỗi tinh nghịch là cọ đầu mình vào chúng ta và kêu “rừ rừ”. Đây là một trong những tiếng kêu phổ biến nhất của loài mèo, chỉ sau tiếng kêu meo meo mà mèo thường hay kêu.

lots of cats gif wallpaper pertaining to cats gif 728x546

Vậy tiếng kêu này của loài mèo có ý nghĩa gì? Hiện nay vẫn tồn tại nhiều luồng ý kiến về vấn đề này, một số thì cho rằng những chú mèo hay kêu gừ gừ vì chúng cảm thấy thoải mái khi được vuốt ve, ôm ấp, là một cách biểu hiện niềm vui và niềm hạnh phúc của mèo. Nhưng một số khác không nghĩ vậy, họ cho rằng tiếng gừ gừ là khi những chú mèo thấy khó chịu nhất.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu phát hiện ra cơ chế mèo phát ra tiếng kêu bằng cách sử dụng cơ thanh quản và cơ hoành. Tần số của âm thanh khi mèo kêu gừ gừ nằm trong khoảng 25-150 Hz, theo các nhà khoa học thì các tần số âm thanh trong dải này có thể cải thiện mật độ xương và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Theo: businessinsider
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.