• Về đầu trang
Nghĩaa Nghĩa
Nghĩaa Nghĩa

Những người phụ nữ Việt đi qua biên giới và 'biến mất' (P1)

Cuộc sống

Hôm đó là 8 giờ tối một buổi mùa hè nóng như thiêu đốt, cô bé nhút nhát Tien lặng lẽ rời khỏi nhà ở một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Cô bé 16 tuổi lúc đó đã nói với gia đình sẽ qua đêm ở nhà một người họ hàng. Nhưng thực ra cô đang lên kế hoạch bỏ trốn khỏi áp lực cưới xin từ gia đình. Cô bước ra khỏi cánh cửa nhà mình với hi vọng người anh trai họ sẽ giúp cô tìm một công việc.

Nhưng gần 2 năm sau đó cô đã không thể quay trở lại nhà của mình, bởi vì Tien đã phải chịu đựng một nỗi sợ hãi kinh hoàng vượt qua sức tưởng tượng của những đứa trẻ trạc tuổi cô. Người anh họ mà Tien tin tưởng thay vì giúp cô tìm kiếm công việc đã bán cô cho một kẻ môi giới buôn bán người. Sau đó kẻ môi giới đã bán lại cô sang Trung Quốc để làm cô dâu. Tien trở thành nạn nhân của nạn buôn người và là một trong số những đứa trẻ nghèo khổ tại Việt Nam rơi vào các cuộc hôn nhân cưỡng ép tại Trung Quốc.

tien nan buon ban nguoi

Tien bị bán năm 17 tuổi, cô mong muốn trở thành một nhà hoạt động xã hội để giúp những người gặp phải hoàn cảnh của mình. Ảnh: Yen Duong

Tien đã sớm nhận ra có điều gì đó không ổn "Tôi đã đưa hết tiền và các loại giấy tờ cho họ. Họ nói rằng sẽ giúp tôi rời khỏi ngôi làng này và tìm việc cho tôi". Tien nhớ lại.

Anh họ đã hứa sẽ đưa cô vào các thành phố lớn trong miền Nam để tìm việc. Nhưng họ lại đưa cô ra ngoài Bắc, đến thủ đô Hà Nội họ chuyển xe và Tiên ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy cô đã ở Trung Quốc. Anh họ bỏ rơi cô lại sau khi giao dịch xong với bọn buôn người.

Tien biết là mình không thể thoát khỏi bọn buôn bán người. Sau đó cô đã gặp được một người Việt Nam và người đó nói với cô cách duy nhất để thoát khỏi Trung Quốc là học tiếng Trung.

nan buon ban nguoi

Những người phụ nữ Hmông ở Sapa do phải chịu bạo hành gia đình, thường trốn khỏi gia đình và là đối tượng mà bọn buôn người nhắm tới đầu tiên. Ảnh: Yen Duong

Trường hợp của Tien không quá hy hữu, vì những việc như vậy xảy ra quá thường xuyên tại một số vùng nông thôn ở Việt Nam. Thậm chí trong suy nghĩ của người dân, nếu có một cô gái nào đó mất tích một vài ngày thì chắc chắn họ đã ở bên kia biên giới.

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Cảnh sát Việt Nam, từ năm 2011 đến năm 2017 đã có 2700 vụ buôn bán người, con số nạn nhân lên tới 6000 người chủ yếu là con em các gia đình nghèo khó ở nông thôn ít có cơ hội tiếp cận với giáo dục. Số liệu kể trên vẫn chưa phải là con số chính xác, vì hằng năm vẫn có rất nhiều vụ mất tích không được gia đình nạn nhân trình báo. Cảnh sát cho biết số lượng trẻ em bị bán qua biên giới làm vợ ở các vùng nông thôn Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.

Ở Trung Quốc, nơi mà đàn ông nhiều hơn phụ nữ đến 34 triệu người (nhiều hơn cả dân số của Malaysia), các trang web cung cấp dịch vụ cô dâu nước ngoài xuất hiện tràn lan. Giá của dịch vụ này cũng khá bình dân khoảng 10 nghìn Nhân Dân Tệ (1500USD).

Những câu chuyện về các cô dâu bị lừa bán sang biên giới hết sức đáng thương. Họ bị những lời hứa hẹn về một công việc, hay một cuộc sống tốt đẹp hơn cám dỗ, nhưng kết cục lại bị bán sang biên giới để làm cô dâu xứ người, không may mắn sẽ bị bán vào các ổ mại dâm. Một trong số họ bị lừa bởi chính những người họ hàng, thậm chí là chính người yêu của mình, một số lại bị đánh thuốc mê và bị dắt qua biên giới.

Một vài cô gái khác lại tự nguyện sang biên giới vì gia đình họ tin tưởng rằng sẽ nhận được một khoản hồi môn lớn (thường là ngang giá của một con trâu, khoảng 600 - 2200USD). Nhưng sau đó, họ mới ngớ người phát hiện con gái mình bị bắt cóc và đem đi bán.

Một khi những người phụ nữ kết hôn, họ sẽ bị giữ chân lại Trung Quốc bởi những "ông chồng" mới của họ. Những người khác thì quá sợ hãi để trở về vì họ sợ rằng sau khi trở về sẽ bị họ hàng kì thị và không thể kết hôn được nữa.

nan buon ban nguoi1

Mai bị người bạn trai hờ của mình lừa sang Trung Quốc và bị đem bán đi bán lại ít nhất 5 lần. Ảnh: Yen Duong

Ma Thi Mai một người phụ nữ Hmong 30 tuổi sống tại một ngôi làng nghèo khó ở Sapa. Cô bị chính người bạn trai của mình lừa bán sang Trung Quốc.

"Sau khi chồng đầu tiên của tôi qua đời, một người đàn ông đã lấy số của tôi từ người quen và cố gắng tiếp cận tôi". Ma Thi Mai kể lại. Họ nhanh chóng say đắm nhau hoặc chỉ là do Mai nghĩ vậy. Sau hai tuần quen biết, cô đồng ý đến thăm nhà người bạn trai mới của mình tại Lào Cai. Nơi đây chỉ cách Trung Quốc đúng một con sông và là địa điểm quen thuộc của các vụ buôn bán người.

"Tôi đã không biết mình đang ở Trung Quốc cho đến khi nhìn thấy biển hiệu ghi các con chữ khác lạ và người dân ở đây cũng nói một ngôn ngữ khác". Mai kể tiếp: "Anh ta bán tôi cho một người phụ nữ Trung Quốc, sau đó bà ta lại bán tôi cho một người đàn ông khác".

Cô trở thành nô lệ và bị đem đi bán ít nhất 5 lần. Gã đàn ông dọa sẽ giết cô nếu cô có ý phản kháng hay khóc lóc. "Họ coi tôi như con vật", Mai nói.

Dang Thi Thanh Thuy, quản lí của một tổ chức bảo vệ phụ nữ và trẻ em được giải thoát khỏi nạn buôn bán người và nô lệ tình dục cho biết các nạn nhân gặp phải chấn thương tâm lí vô cùng nặng nề và vết sẹo đó có thể sẽ theo họ suốt cả cuộc đời.

Phản ứng ban đầu của những người phụ nữ được giải thoát có lẽ là hoảng loạn. Nếu họ cảm thấy sợ hãi và kích động, họ thậm chí có thể tự tử. Nhưng nếu họ đã tê liệt về cảm xúc, họ sẽ cảm thấy chán nản và không có động lực để làm bất cứ việc gì.

sa pa

Sa Pa là một trong những thị trấn nghèo nhất miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Yen Duong

Những phản ứng này bắt nguồn từ cảm giác bất an của họ. Họ không còn cảm thấy được an toàn và được bảo vệ nữa.

Theo một báo cáo của UNICEF năm 2016, Lào Cai là một địa điểm nổi tiếng của nạn buôn bán người. Người dân tộc thiểu số và trẻ em là mục tiêu chính mà những kẻ buôn người nhắm tới.

Bạo lực gia đình vẫn xảy ra như cơm bữa tại Lào Cai, mặc dù ở đây phụ nữ là lao động chính và là trụ cột của gia đình. Lào Cai cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách trong nước và ngoài nước. Nhiều phụ nữ Hmông ở đây kiếm sống bằng cách hướng dẫn khách du lịch đi rừng và bán đồ lưu niệm. Những người không biết tiếng Anh sẽ làm việc tại các nông trại. Một số khác lại hướng về phía Bắc để kiếm kế sinh nhai thoát khỏi cuộc sống nghèo nàn.

Mai kết hôn với người chồng đầu tiên của mình vào năm 14 tuổi. Khi cô bị đem đi bán và lấy ông chồng thứ hai là khoảng 20 tuổi, lúc đó cô đã có hai đứa con.

Cô đã trốn thoát khỏi Trung Quốc và trở về với quê hương. Nhưng cô không hề được hỗ trợ về tâm lí hay thể chất mặc dù đã trình báo lại sự việc với chính quyền địa phương.

Bây giờ cô dành phần lớn thời gian để chăm sóc các con của mình. Trong khi đó, mặc dù đã bị tố cáo về hành vi tội ác của mình, thế nhưng tên "bạn trai hờ" của Mai vẫn ung dung đi lại ngoài kia. Gần đây Mai nhìn thấy hắn đi lại ở khu vực nhà thờ và còn đeo chiếc vòng cổ Hmông mà hắn lấy của cô.

"Bố của hắn làm việc cho chính quyền địa phương. Và tôi chắc chắn rằng nếu hắn có thể bán được tôi, thì chắc hắn đã bán rất nhiều phụ nữ khác. Hắn ta rất có kinh nghiệm và có thể lách luật".

"Tôi mong rằng hắn sẽ phải vào tù, vì những gì hắn gây ra cho tôi giống như đã giết tôi vậy. Hắn bán tôi, lấy đồ của tôi,... những việc đó làm tôi đau đớn khi nghĩ lại".

*Tên các nạn nhân đã được thay đổi

Theo: scmp
  • Bình luận
  • Lưu tin xem sau
  • Bình luận
  • Copy link
  • Chia sẻ facebook

Bình luận (0)

Trở thành người đầu tiên bình luận trong bài viết này.